Niềm tin và triết lý Galile

06:38 CH @ Thứ Bảy - 20 Tháng Chín, 2014

Ông dậy rất sớm, như mỗi ngày từ khi còn rất trẻ. Mảnh vườn nhỏ của ngôi nhà ông hướng về phía chính Đông, ông ngồi đó trên một chiếc ghế bành rộng, chăm chú và đắm đuối nhìn lên bầu trời trước mặt. Điều khiến ông như thế, hấp dẫn ông không phải là hình ảnh người vợ đẹp tần tảo chu đáo, đã thành thói quen còn dậy sớm hơn để chuẩn bị cho ông chút gì ăn sáng trước khi ông đến với học trò của mình.

Ông ngắm nhìn Mặt Trời luôn lẩm bẩm một câu gì đó, nhưng tí nữa thôi đám học trò của ông sẽ được ông tâm sự với họ bằng những câu hỏi, mà thực ra họ như cái cây mà ông vẫn tự ngạc nhiên thì thầm hỏi chúng: tại sao sáng ra chúng lại vươn những tán lá về hướng Mặt Trời:

- Này các con, tại sao khi Bình Minh, hình ảnh Mặt Trời ngang tầm mắt, to tròn, hồng rực, như rất gần ta mà mặt đất vẫn lạnh? Khi Hoàng hôn về, Mặt Trời cũng thế thôi, nhưng ở phía Tây? Nhưng giữa trưa, Mặt Trời lại thấy xa tít tắp trên đỉnh đầu, trắng bé như chiếc đĩa sup, như hun mặt đất nóng hầm hập?

Đó là chưa kể đã nhiều lần ông tâp trung học sinh, kẻ thì trèo lên đỉnh tháp Pisa mang theo đủ cục hòn gỗ, đá, sắt kích cỡ khác nhau thả xuống đất, kẻ thì đợi dưới chân tháp đếm thời gian chúng rơi xuống…. Ông nói:

- Tháp không tự nghiêng các con ạ. Phải là một lý do nào đó ngoài nó. Nhưng bây giờ ta chưa biết được là gì, thì hãy sử dụng nó để hiểu chân thực và thừa nhận chắc chắn, khách quan rằng tất cả các vật thể dù thế nào về kích cỡ, nặng nhẹ thì có một lực gì đó làm chúng rơi, và rơi với một gia tốc như nhau. Tiền bối đã làm ra cái tháp này, nó đã nghiêng, và chúng ta hãy qua nó tìm thấy một sự thật : cái đã xảy ra là cái có thể kiểm chứng một điều khác không chỉ là nó mà ngoài nó

Có học sinh thấy kì quái, lại nghe thầy nói mãi thế, về ta thán với cha mẹ. Người mẹ anh ta một hôm đánh bạo dắt con đến trường mà thẳng thắn nói : Thày à, chúng tôi trả tiền ông cũng không ít cho con mình đến học tí chữ của ông hòng mong nó sau này có thêm chút trí khôn mà kiếm ăn trong cái đời khó nhọc này. Thế mà ông cứ rủ chúng lêu têu ném đá với thả gạch lại còn hay lẩm bẩm cái điều mà đến bọn trẻ con cũng thấy dở hơi là sao ? Ông hãy chuyên chú dạy chúng nó kiến thức như bao ông thày tử tế khác có được không ?

Ông ngồi nghe, ngước nhìn bà phụ huynh ấy tuôn ra một thôi một hồi những điều bức xúc như thế, rồi chậm rãi nói:

- Kiến thức mà tôi có thể dạy cho chúng chỉ là những câu hỏi về thế giới xung quanh mà thôi, và dạy chúng cách phải tự đi tìm câu trả lời. Tôi thấy đó là điều tử tế nhất với quan niệm của mình. Không có ai là kho kiến thức như bà nghĩ, nếu người ta khônghọc cách đặt ra câu hỏi và tự tìm cách trả lời nó

- Ôi Chúa lòng lành ơi ! Người phụ nữ giơ hai tay lên trời mà kêu lên. Tôi không hiểu với những thứ vớ vẩn ấy thì bọn trẻ nó làm nên cơm cháo gì đây ? Không khéo thành tâm thần hết cả thôi…
Bà ấy rút con khỏi lớp ông dạy và nhiều người khác cũng thấy có lý bắt chước như thế mà làm theo

Rồi vợ ông cũng biết chuyện, nhân một bữa tối rủ rỉ với ông bằng cái giọng đôn hậu nhưng không dấu được vẻ lo lắng và buồn rầu :

- Ôi, ông cứ hàng ngày nghĩ mãi đến cái lý gì khiến Mặt trời nó như ông vẫn hỏi. Mà ông không thấy, không hiểu được cái lý của việc người ta không gửi con đến cho ông dạy nữa, dẫn đến cái lý cái bàn ăn nhà ông cũng nguy cơ trống trơn. Ôi ông đã nhận ra chưa hả lão gàn dở đáng thương của tôi !?

Ông ngồi đối diện bà bên cái bằn ăn quả thật đã đạm bạc lắm rồi, mắt và tai như để đi đâu, một lúc sau mới khẽ khàng đáp lại bà : Bà lão ạ, Trái đất quay quanh mình, không những thế lại quay xung quanh Mặt Trời bà ạ. Thật đơn giản và kỳ diệu quá !

Bà nghe thất đảm, đứng dậy bước lại bên ông, lấy ta sờ trán, trân trối nhìn chằm chằm vào sát mặt ông : Này ông có sao không ? Đến giờ, không phải là nghe họ đồn thổi nữa, tôi cũng đang tin là ông điên và tôi cũng điên theo đấy. Chúa lòng lành bỏ qua được cho ông, nhưng Giáo Hội họ mà biết thì ông nguy hiểm và gia đình tan nát mất thôi! Ôi! Nhưng ở cái thành phố nhỏ này người ta giống tôi mà tin rằng ông điên còn chút hy vọng, nhưng họ vẫn coi ông là Thày giáo, mà không chấp nhận ông là như thế! Người ta sẽ gán cho ông cái tội phỉ báng Đức Chúa Trời, phản nghịch Giáo Hội! Ôi tôi đã thấy trước được tai họa, trước khi ông làm cho ai tin nhưng điều ông nói đấy, ông lão điên của tôi ơi !!!

Ông quay sang bà giọng nhỏ nhẹ, ân cần, nhưng xa xăm vô cùng : Bà ạ. Tôi thương yêu bà lắm, tuyệt đối mãi mãi và duy nhất đấy ! Nhưng cuộc sống của tôi vì chân lý hơn cả chính những điều đó với bà ! Keple cũng vốn kiếm sống như tôi rồi cũng chẳng còn học trò nào mà phải dắt mẹ già đi ăn xin, đói rét quá mà mẹ già chết, còn ông ấy người ta thấy còn thoi thóp phủ trong tuyết lạnh, moi ra mang vào nhà sưởi ấm. Nhưng muộn quá. Trước khi tắt thở ông ấy còn kịp nói : thân tôi sắp đo đất, nhưng tôi đã từng đo cả bầu trời cao. Thể xác tôi sắp vùi trong đất lạnh, nhưng tâm hồn tôi đã bay bổng khắp trời sao !

Ôi, để làm gì với những thứ gây ra bất hạnh đó cơ chứ ! Bà lão thốt lên - Tôi không biết để làm gì bà ạ. Những thế hệ sau có lẽ họ sẽ biết hơn chúng ta. Nhưng tôi phải là người phát biểu lên cái điều tôi đã nhận thấy một cách chân thực, khiến mọi người thừa nhận đó là chân lý đã. Chân lý khi đã có, tự nó sẽ dẫn dắt con người đi đến những đích khác nhau

Bà lặng lẽ, ông trầm ngâm một lúc sau, nói tiếp với bà như một lời tâm sự cứu cánh : Bà ạ. Nếu tôi không còn đem về cho bà những đồng tiền công đi giảng nữa, thậm chí khi tôi bị hiểm nguy bà còn coi tôi là chồng, bà còn vì tôi nữa không ? Thái độ của bà sẽ vì điều gì khi những điều có thể xảy ra đó ?

Bà chậm rãi, cầm lấy bàn tay nhăn nheo của ông từ tốn, ân tình : Dù thế nào ông cũng là người chồng tôi yêu quý, ngưỡng mộ, ngay cả từ xưa ông chưa từng là thày giáo, ngay cả khi ông chưa mang được về cho tôi đồng tiền nào. Ngoài vì ông, tôi còn biết vì điều gì nữa đây ?! Tôi là tôi bởi vì tôi biết vì ông, thế thôi ông lão ạ

Ông đặt tay mình lên tay bà , với ánh nhìn thật ấm áp nhưng như có lửa từ trái tim già nua : Thế đấy bà ạ. Cũng như tôi, dù thế nào thì cũng khẳng định : Trái đất vẫn quay ! Tôi vì điều đó, như bà từng vì tôi vậy. Tôi muốn các học trò của tôi là những nhà khoa học chân chính đi tìm chân lý chứ không phải kí sinh vào khoa học để tìm đồng lương của họ. Chân lý lớn hơn mạng sống, cao hơn cả Tình yêu bà ạ!

Thế rồi, Giáo Hội cũng biết đến tuyên bố của ông. Điều được lan tỏa nhanh bởi sự dị thường hơn là nhận thức đúng sai. Họ kết tội ông là kẻ dị giáo, và phán quyết sẽ bị hỏa thiêu tại quảng trường thành phố. Mọi người , đám học trò ông thương xót ông vô cùng và kéo nhau đến rất đông vào buổi sáng ảm đảm đó. Họ chẳng thực biết cái luận thuyết của ông như thế nào, có ích gì cho hiện tại và tương lai của mình không, có vì thế mà làm đảo ngược được bình minh và hoàng hôn hay không. Nhưng tất cả đều muốn chứng kiến cái đức tin của ông, vì nó mà phải đánh đổi sinh mạng của một người hằng được tôn kính là Thày ở cái thành phố đầy trí tuệ này. Một cách vô thức họ muốn hiểu : cái Đạo của người Thày là cái gì ? Chúa đã chấp nhận bị đóng đinh trên Thập giá để cứu rỗi chúng sinh, còn ông chấp nhận bị hỏa thiêu để khẳng định : chẳng có cái gì đứng im cả, ít nhất là nó tự quay mình và xung quanh một cái vĩ đại khác là Mặt Trời.

Người đại diện của Giáo Hội tuyên bố, khi thể xác ông đã bị trói chắc chắn trên dàn hỏa thiêu : Chúa lòng Lành vẫn có thể tha thứ cho tất cả, kể cả kẻ nghịch Đạo của Người. Vậy cho phép kẻ tội đồ tên là Galile nói câu cuối cùng để tự cứu vãn mình và chứng tỏ được tình nhân ái bao la của Chúa, hắn ta có thể rút lại tuyên bố của mình, do đó có thể được tha thứ mà không chịu hình phạt hỏa thiêu.

Bà vợ ông, khóc không còn ra nước mắt, đau khổ, lết đến bên ông : Nếu ông không tiếc thân mình, thì xin hãy vì tôi và gia đình mà rút lại ời nói đi, dù Trái đất không quay, dù Mặt Trời có tắt tôi vẫn vì ông, muốn ông được sống. Đám học trò kêu than : Thày ơi, trong mắt chúng con Thày là vĩ đại, Thày hãy rút lại lời để tiếp tục dạy chúng con còn nhiều điều khác trong Thế giới này ! Thày chính là Mặt Trời , chúng con trên Trái đất này vẫn quay quanh Thày, hướng về Thày…Thày ơi !!!

Ông run rảy nhìn những bó đuốc rừng rực trên tay những kẻ thi hành của Giáo Hội, sẵn sàng ném nó vào đồng củi tẩm dầu chất đầy dưới dàn giáo. Ông cố ngẩng đầu lên nói thật khó khăn : Vâng, xin vì các bạn, vì gia đình, và chính tôi cũng biết sợ hãi như tất cả mọi người sợ bóng đêm khi Mặt Trời lặn bởi đã có một hành trình nào đó, mà muốn ở trong ngôi nhà yên ấm của mình. Tôi xin rút lại lời tuyên bố của mình !

Tiếng reo hò nổi lên vang dậy : hãy tha thứ, hãy thả ông ấy ra, hãy cho Thày Galile về nhà…Những người có trách nhiệm của Giáo Hội thấy đã đạt được ý chí của mình, và sức ép tình cảm của Giáo Dân, họ không thể cố chấp, không còn lý do nào nên đã ra lệnh cắt dây cho học trò ùa đến đỡ thày bước xuống dàn hỏa thiêu….Ông được Tự Do ! Học trò reo lên: Thày đã được sống, Thày đã được Tự do…Chúng con yêu Thày !!! Những người Giáo dân cũng bị lan tỏa bởi tình cảm đó mà hò reo chúc tụng.

Nhưng ngay sau khi đứng vững trên đôi chân của mình, ông nói vừa đủ, nhưng rành rẽ cho đám học trò của mình nghe được : Nhưng dù sao Trái Đất vẫn quay ! Tự do được cứu rỗi, tình yêu của các con, sự sống của ta, và tất cả lòng tôn kính Đức Chúa Trời, cũng chỉ để ta nói điều ấy mà thôi !

Bà vợ trước đó đã nhào đến bên ông, đỡ dậy dáng hình gầy gò yếu ớt của chồng mình mà nói : Ông còn sống, ông vẫn trở về được với tôi, ông là Mặt Trời của tôi, và tôi vẫn quay quanh mỗi ngày không thiếu một giây, ông lão ạ. Những hòn đá sỏi của ông nó rơi như nhau bất kể khác biệt, thì tôi cùng chết một thời gian với ông bất kể ai bảo tôi và ông chẳng có gì giống nhau cả !

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Triết gia Pháp tự tử cùng vợ vì tình yêu

    16/11/2017Thanh HuyềnCuối tháng trước, thi thể của triết gia nổi tiếng André Gorz và vợ được phát hiện tại nhà riêng. Hai người đã cùng nhau tự vẫn. Lá thư tràn đầy tình yêu và sự tuyệt vọng Gorz viết cho vợ từ năm ngoái nay được tái bản và trở thành best-seller tại Pháp...
  • Khoa học cần tự do

    14/06/2016Đỗ Quốc AnhLúc nhỏ học vật lý, tôi thường ngạc nhiên không hiểu tại sao lại tranh cãi nảy lửa giữa chuyện Trái đất quay quanh Mặt trời, hay Mặt trời quay quanh Trái đất làm gì. Về mặt vật lý, hai điều này tương đương nhau hoàn toàn vì chuyển động là tương đối: Vật thể A quay quanh vật thể B, thì vật thể B cũng quay quanh vật thể A. Sau này mới hiểu thêm là nếu diễn tả cả một hệ vận động, thì việc chọn đúng tâm điểm của cả hệ (ở đây là Mặt trời) sẽ có tác dụng tinh giảm lý thuyết rất nhiều, và tạo ra một lý thuyết đẹp.
  • Cần có anh hùng?

    10/06/2016Bùi Văn Nam Sơn“Đối với người hoạt động tinh thần, lòng say mê chân lý là lòng say mê mạnh mẽ nhất (…) Thế nhưng, hãy thử hình dung cảnh tượng một vị lão trượng đáng kính, lừng danh vì suốt đời đã hiến mình cho việc duy nhất là nghiên cứu tự nhiên, phải quỳ gối thề bỏ những bằng chứng của chính lương tâm mình về chân lý mà mình đã chứng minh một cách thuyết phục” .
  • Cách mạng khoa học - sự thay đổi khuôn mẫu (Paradigm)

    03/02/2015Đặng Mộng LânCuốn sách "The Structure of Scientific Revolutions” của Thomas S. Kuhn ra đời năm 1962 làm rõ bản chất của khái niệm “cách mạng khoa học" mà những cách hiểu trước đó chưa thể xem là thích hợp. Công trình này đã đưa ra một hình ảnh rõ ràng và đơn giản về sự phát triển của khoa học: Một khuôn mẫu (paradigm) (một cấu trúc cơ bản ổn định nảy sinh từ một số khám phá được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học) xuất hiện rồi bị thay thế bởi một khuôn mẫu mới...
  • Khoa học như một động lực thúc đẩy văn minh

    07/04/2014Đỗ Kiên CườngSự đóng góp của khoa học hiện đại đối với nền văn minh đương đại thể hiện rất đa dạng trên nhiều khía cạnh. Bài viết này đề cập tới ba vấn đề: vai trò của toán học và vật lý trong nhận thức luận, vai trò của cơ học lượng tử trong nền kinh tế và vai trò của di truyền học trong bài toán nguồn gốc loài người. Ngoài ra nó cũng đề cập tới một số tranh luận về mối tương quan giữa phương Đông và phương Tây, cũng như nguồn gốc người Hán và người Việt....
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại

    24/09/2012Ngô Tự Lập...việc xây dựng một đội ngũ trí thức, hay nói đúng hơn, việc biến đội ngũ nửa trí thức của chúng ta thành một đội ngũ trí thức thực thụ, đủ khả năng đảm đương vai trò đầu tàu của nó trong sự nghiệp phát triển của dân tộc, cũng chính là chặng đường còn lại của nền giáo dục dân tộc. Ðó là một nhiệm vụ cấp bách và to lớn, không chỉ đòi hỏi nhiều tiền của, thời gian và ý chí, mà còn cả những thay đổi triệt để trong quan niệm và phương pháp giáo dục.
  • Kiến thức cần can đảm

    06/09/2013Trần Đình HoànhKhi nói đến thu thập và phát triển kiến thức, chúng ta nói nhiều đến trải nghiệm, đọc sách, suy tư, trao đổi, thảo luận… Chẳng bao giờ nghe ai nói đến cái thứ nghe ra chẳng ăn nhập gì đến kiến thức như là … can đảm cả. Cái gì? Can đảm? Can đảm mà ăn nhập gì đến kiến thức? Chẳng lẽ cao bồi đấu súng không sợ chết thì có kiến thức cùng mình hay sao?
  • Trái đất đang quay

    04/11/2009GalileGalile (1564 - 1642) là một nhà vật lý người Italia, ông là người đặt nền móng cho ngành vật lý cận đại. Do ông là người tích cực tuyên truyền cho học thuyết “Mặt trời là vũ trụ” của Copecnic nên ông đã bị triều tính giáo hội bức hại. Ông có hai tác phẩm lớn đó là “Cuộc đối thoại giữa hai hệ thống thế giới có liên quan đến Claudius Ptolemeus và Copecnic” và “Đối thoại về động lực học và sự vận động cục bộ”. Đây là bài diễn thuyết rất có sức thuyết phục về thuyết coi “Mặt trời là vũ trụ” của ông được thực hiện vào năm 1632.
  • Cuộc tranh luận giữa những người theo phái Vô thần và phái Đấng sáng tạo

    07/12/2006Nguyễn Tiến VởnTheo tiêu chuẩn truyền thống, đúng hơn là kể từ Galileo và Darwin, những gì thuộc về khoa học thường là đối nghịch với tôn giáo và ngược lại. Tuy nhiên, vẫn không ít ý kiến cho rằng khoa học và tôn giáo không những không đối lập, ngược lại bổ sung và giải thích cho nhau. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều nhà khoa học dùng ngay chính những công trình khoa học của họ và tri thức khoa học của thời đại để bảo vệ niềm tin tôn giáo của mình...
  • Sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo

    04/08/2006Có hay không sự xung đột giữa khoa học và tôn giáo? Tôikhông nghĩ rằng văn bản của Thánh Kinh lại có thể hòa giảiđược với tri thức khoa học hiện đại. Phải chăng những khám phácủa vật lý hiện đại, địa chất học, thiên văn học, và sinh vật họcmâu thuẫn với câu chuyện được kể trong Sáng Thế Ký về sự sángtạo ra trời đất và con người...
  • Tôn giáo và văn hoá ảnh hưởng tới tiến bộ ra sao?

    10/09/2005Stephen EvansLord Tebbit là một bộ trưởng quan trọng trong chính phủ của bà Margaret Thatcher khi xưa, nói: "Hồi giáo không hề cải cách kể từ khi được sinh ra, đến nỗi mà không có nơi nào trong thế giới Hồi giáo thực sự đưa ra được những tiến bộ về khoa học, nghệ thuật, văn chương hay công nghệ trong vòng 500 năm qua"...
  • xem toàn bộ