Suy ngẫm về triết lý quân sự của nước mạnh
Tôi từ thưở thanh niên ( khi còn là sĩ quan trẻ, chỉ huy tiểu đoàn tên lửa ) đã rất thích đọc tìm hiểu về học thuyết và lịch sử quân sự ( những sự kiện và nhân vật điển hình từ thời trước công nguyên đến thế thế kỷ 20 từ Đông Tây Nam Bắc…). Sau này nghiệm thấy rất hữu ích cho việc tri kiến thời thế, hoặc bổ xung thêm những hiểu biết và kích mở tư duy về quản trị các tổ chức trong thời bình. Tôi đã tổng kết 9 triết lý ‘kim chỉ nam’ viết dưới đây.
Khẩu ngôn của Alexandros vĩ đại (vị vua gần như cả đời trên lưng ngựa chiến, kiến tạo Đế Quốc rộng lớn của Hy Lạp): ‘Ta suy nghĩ ! Ta đi đến ! Ta nhận ra ! Ta chinh phục ! Ta ghi danh !’ – tuy ngắn gọn thế, nhưng có thể nói là ‘phương châm quân sự’ của các nước lớn mạnh (rộng ra là tư tưởng quân sự của các nước còn lại khi thực hành chiến tranh một cách chính thống)...
Sau này, hơn thế còn có giá trị như phương châm với sự nghiệp của người lãnh đạo thành danh ngay cả trong thời bình, ở lĩnh vực 'phi quân sự'
1. Muốn hòa bình phải chuẩn bị kỹ cho chiến tranh ! Để tham chiến phải vững chắc hậu phương. Khi chiến tranh thì phòng sách lược ‘luôn còn lại quốc gia’ !
2. Phải xây dựng được tổ chức đến mức mỗi cá nhân chỉ hành động theo mệnh lệnh, vì mục tiêu – Thấy vinh quang phụng sự sứ mệnh với tinh thần sẵn sàng hy sinh
3. Thất bại khởi nguồn là yếu kỷ cương. Thứ hai là hậu cần đoản đứt ! Nghiêm trọng nhất là bị bế tắc, mất chủ động trong môi trường ‘Thiên / Địa / Nhân'
4. Không cốt dấu mình hay lẩn tránh, mà phải tích cực tạo ‘thế trận’ chiến đấu giành được từng ‘trọng điểm’ , khống chế huyết mạch, và tấn công đầu não
5. Không cố giữ sự tồn tại trong thế yếu ! Bên thắng trận là bên ‘Còn Lại’ – CHÍNH HỌ - sau cuộc chiến, được thừa nhận và khiến tuân theo
6. Hành động tận dụng thuận cảnh, nếu không thì phải vượt qua nghịch cảnh. Quy tắc ‘tiến lên’ mạnh hơn cái chết, đẩy lùi mọi sự sợ hãi !
7. Khi cần đánh, nên chủ động, dù thế nào phải tạo được sức mạnh thượng phong, tập trung đánh vào điểm yếu cơ bản của đối phương\
8. Có thể thắng nhất thời bằng những biện pháp ‘tiểu nhân’ hay phi chính thống nhưng đó là cách không xứng đáng, và là nguyên nhân bị thua trong thời bình
9. Khi kết thúc chiến tranh phải xóa bỏ tư duy đối phương là kẻ thù, cần chuyển hóa thành sự tôn trọng của họ suốt lịch sử, nếu không luôn còn kẻ thù cũ !
Nếu chiến tranh là định mệnh của nhân loại, không một quốc gia nào tránh được nó ( ở việc chuẩn bị khi chưa xảy ra, và phải đương đầu khi nó đến ) ! Hiểu thêm rằng các nước có nền quốc phòng mạnh, có tư duy chiến tranh tuyệt đỉnh đều là nước mạnh trong thời bình – suy nghĩ về điều đó, hiểu rằng, dù thời nào thì Nguyên thủ Quốc gia đều là tổng tư lệnh quân đội ! Chúng ta còn thấm được nghĩa rộng nữa là ‘CÓ TƯ DUY ĐÚNG, SÂU SẮC VỀ CHIẾN TRANH, ĐỂ HÀNH ĐỘNG MẠNH MẼ, KHÔNG THUA MÌNH & NGƯỜI NGAY CẢ TRONG THỜI BÌNH’ !
Vì vậy, khái niệm ‘Nước Mạnh’ ở đầu đề, không hẳn là Nước to lớn, cũng không hẳn là Nước thường thắng trong chiến tranh mà‘Mạnh’ ở học hỏi tư duy về chiến tranh vào áp dụng quản trị Đất nước trong mọi thời cuộc!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn