Mùa Xuân và Hy Vọng
Mặc cho những biến cố, bất hạnh hay đau khổ trong năm vừa qua, cứ mỗi độ xuân về, lòng người luôn phơi phới niềm vui, theo đúng nhịp thở của thiên nhiên, để tin rằng một chu kỳ mới sẽ đến, mọi thứ sẽ thay đổi và tất cả vấn nạn đang bao quanh sẽ tự động biến mất nhờ một phép lạ không tên. Đây là tâm trạng không riêng với người Việt hay Á châu mà còn phổ cập khắp nhân loại, giàu hay nghèo, giỏi hay dở, già hay trẻ, khôn hay ngu. Trong tiềm thức chúng ta, “mùa xuân và hy vọng” là một điệp khúc bất diệt và nhen nhúm cho chúng ta một nhóm lửa qua đêm dài và lạnh lẽo.
Mỗi dân tộc đều có những nghi thức cổ truyền hay du nhập để chào mừng sự tái sinh này. Phổ biến trong văn hóa Việt-Hoa là “ngày xuân trẩy lộc”, là “bói quẻ đầu năm”, là “xông đất lấy hên”, là “chúc Tết mọi nhà”... và trăm tục lệ hay lễ hội khác. Ai cũng biết rằng hết rằm tháng Giêng, phần lớn cuộc đời của chúng ta sẽ quay lại đường cũ với những vấn đề cũ, những tư duy cũ và những thói quen cũ. Nhưng với những ngày xuân, hy vọng là tất cả và chúng ta đều mơ về một tương lai đẹp như chuyện cổ tích. Tâm hồn mọi người quay lại tuổi thơ, và ai cũng chắp tay cúng kiếng cầu nguyện sự giúp đỡ của Ơn Trên trong những ngày Tết.
Cho đến Tết này, tôi đã sống qua 68 mùa xuân. Ngoại trừ những năm đầu đời khi trí óc chưa hoạt động đúng mức, mọi ký ức về “mùa xuân và hy vọng” luôn tỏa sáng và làm ấm áp những thời điểm của thử thách, thua lỗ và sai lầm. Cái giá phải trả là những thất vọng sâu đậm hơn sau đó dễ tạo nên trầm cảm và suy sụp. Và nguyên nhân chính của sự thua cuộc thường đến từ những tính toán lạc quan và không thực tế để lại từ “mùa xuân và hy vọng”. Cho nên, đôi khi khi trong suy nghĩ của tôi, hay nhiều người khác, là mong muốn xuân đừng đến để chúng ta yên ổn với số phận hay tìm ra một giải pháp khách quan hơn.
Nhưng thói quen luôn luôn là thói quen. Mỗi độ xuân về, lòng tôi lại rạo rực một niềm tin mới, một tư duy mới, một kế hoạch mới, và một tương lai mới. Nhiều người sẽ bền chí biến ý tưởng thành hành động cụ thể; nhiều người sẽ để mặc cho thời thế đẩy đưa. Sự khác biệt có thể là yếu tố chính để quyết định ai là đại bàng và ai là chim sẻ, trong sự nghiệp kinh doanh lâu dài.
Nhiều khi làm con chim sẻ trong khu vườn yên tĩnh nhỏ có thể là một hạnh phúc. Nhưng lòng tham luôn thúc đẩy con người bay cao như cánh đại bàng dù phải trải qua bao sóng gió. Sau rất nhiều thành bại, mất còn trong cuộc sống, tôi không biết chân lý nằm ở đâu? Thôi thì phải thông cảm với sự lựa chọn cá nhân của mỗi người.
Đầu xuân khai bút, tôi xin nhắc lại vài câu sáo ngữ, như một khách lạ đang xông đất nhà người:
Nhân dịp Tết, Alan kính chúc mọi thân hữu, độc giả và đối tác một mùa xuân đầm ấm bên gia đình, một năm mới nhiều sức khỏe và may mắn và sau những đêm dài, quê hương sẽ hồi sinh trong nắng ấm của bình minh.
Mong mọi người sẽ tìm được một thanh bình nội tại và những niềm vui mỗi ngày trong đời sống và công việc.
(09.02.2013)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchBài 2: Làm rõ khái niệm "Con Người" để thấy sai sót căn bản của luận án
07/02/2023GS. Nguyễn Ngọc Lanh ([email protected])Tết tự quán chiếu
04/02/2023Cameron Shingleton. H.MINH (dịch)