Mùa Xuân trong vòng tay

07:36 SA @ Thứ Hai - 13 Tháng Hai, 2012

Mỗi năm, khi những cơn rét của mùa Đông vẫn còn vương vấn, nấn ná trong đất trời, thì mỗi chúng ta đều náo nức chuẩn bị đón Xuân về. Người ta lên kế hoạch để đón năm mới thật trọng đại, như những ngày hạnh phúc nhất trên đời. Dường như không ít người nghĩ rằng, ngoài những ngày thảnh thơi đó ra, mọi người chỉ có tất bật cày bừa, kham khổ làm ăn quanh năm. Những phút giây hạnh phúc chỉ là những ước mơ xa xỉ…

Ai cũng cho rằng mình tất bật là vì gia đình. Nhiều người Việt chúng ta thường tự tin rằng, mình là những người thương yêu gia đình nhất. Biết bao phụ nữ tự hào mình sống vì chồng, vì con. Có những người lớn tuổi tuy đã dư giả vẫn hy sinh những thú vui bình thường như ăn một bữa ngon, mua cho mình một tấm áo đẹp, một lọ thuốc bổ hay đi du lịch… vì muốn dành dụm, chăm lo cho con cháu cho đáo hơn. Đó là những tình cảm sâu sắc, chân thật, tiềm ẩn trong mỗi trái tim của người Việt Nam. Nhưng lạ một điều, là tình cảm dành cho người thân yêu trong gia đình thì lai láng đến thế, nhưng biểu hiện ra bên ngoài lại cực kỳ kín đáo. Nhiều người còn cố làm ra vẻ khô khan, lãnh lẽo, thậm chí là khắc nghiệt để giữ gìn khuôn phép trong nhà…

Một cô gái từ xứ sở sương mù vốn mang tiếng là dân tộc có tính cách rất “lạnh” đến Việt Nam làm việc một thời gian, quen biết rồi đến chơi nhà một số bạn bè ở đây, đã nhận xét rằng :” Các bạn ít âu yếm người thân trong gia đình quá nhỉ?”. Bạn của chị nghe thế liền phản ứng :” Bạn không thấy sao, tôi làm việc quần quạt, nỗ lực đến từng tế bào để gia đình tôi được đầy đủ, hạnh phúc!”. Cũng chính vì bận rộn để lo cho tổ ấm nên chị cho mình “đặc quyền” là không mấy khi âu yếm những thành viên trong gia đình, ngay cả việc ôm chồng, hôn con những lúc đi xa về…

Một điều dễ thấy ở những cặp vợ chồng phương Tây là mỗi khi rời nhà đi làm hay đi xa, họ thường hôn tạm biệt vợ hoặc chồng. Khi đi dạo, họ ôm vai hay cầm tay nhau. Họ còn tìm cách tỏ tình bằng lời nói trực tiếp, qua tin nhắn điện thoại, qua thư : “ Anh yêu em” hay “Em yêu anh”… Còn những cặp vợ chồng xứ ta, sự biểu lộ điều ấy chỉ có trong thời kỳ yêu nhau hoặc mới cưới.. Còn về sống chung, nhất là khi có con rồi, họ bắt đầu tiết chế sự âu yếm hoặc “chuyển giao” sang đứa con. Có những người vợ tủi thân hoặc ngấm ngầm đau khổ vì thấy chồng không còn hôn mình như trước nữa. Nhiều ông chồng cũng vậy, họ thấy vợ chỉ còn quan tâm đến đứa con mà quên mất mình, không một vòng tay, không một nụ hôn, một cử chỉ vuốt ve…

Nhiều cặp vợ chồng trẻ, rất hiện đại, đẹp đôi, thế mà cùng nhau đi dạo trên đường hay cùng đến dự một tiệc vui, đố họ dám cầm tay nhau. Vì thế, có lần trên đường phố Sài Gòn, thấy một cặp vợ chồng già, cả hai ngoài 80 tuổi, ông bà băng qua đường và nắm chặt tay nhau trông thật tình cảm, ai cũng ngắm nhìn thú vị và thấy cảnh ấy đẹp quá, cảm động quá, tình quá… nhưng chắc rằng ít ai dám bắt chước. Có lần, trên một tờ báo ngày, một người vợ lên tiếng một cách thiết tha : “Hãy cầm tay em, anh nhé!”, và bài báo ấy nhận được nhiều bài viết phản hồi đồng tình. ở xứ ta, vợ chồng trẻ còn nghiêm như thế, nói chi đến vợ chồng già. Nhiều đôi chưa già đã gọi chồng vợ là “ ông bà”, trốn tránh dần những cử chỉ thân mâtj. Theo các nhà tâm lý, với những cặp vợ chồng già, khi khả năng chăn gối giảm sút thì sự âu yếm vẫn mang lại cho họ một nguồn hạnh phúc tương tự.

Người Việt Nam chúng ta nói riêng và người châu Á nói chung thường có quan niệm người cha phải nghiêm khắc thì mới là người cha mẫu mực.

Nghiêm để con sợ, nghiêm mới có uy để dạy con. Nhưng rồi vì nghiêm quá nên họ thành…thần, con cái chẳng dám gần và chính họ cũng thấy trống trải, thèm khát sự âu yếm, thân mật của các con như chúng thường dành cho mẹ. Nhiều bà mẹ cũng vậy, mặc dù họ rất thương yêu con, nhưng thường những lời mắng mỏ nhiều hơn những lời dịu ngọt, nhất là những lúc chúng có vấn đề hay gặp lỗi lầm. Dường như các bậc cha mẹ Việt Nam có vẻ xấu hổ khi biểu lộ sự thân thiện với con, cho nên tốt nhất là giấu, càng kín đáo càng tốt.

Có một bác sĩ nổi tiếng ở TPHCM, khi mất cô con gái đang độ tuổi sinh viên( cô bị tử nạn trên đường đi làm công tác xã hội), quá đau đớn ông đã viết một bài báo rất cảm động. Trong đó, ông khuyên các bậc cha mẹ nên biểu lộ tình cảm với con cái, bằng lời nói, những nụ hôn, vòng tay ôm, chứ đừng để quá muộn như ông.

Âu yếm là ngôn ngữ biểu cảm nhất. Hãy quan sát trẻ em, dù chưa biết đi, biết nói nhưng khi được cha mẹ âu yếm bằng tất cả lòng thương yêu, sẽ khiến khuôn mặt chúng rạng ngời hạnh phúc. Người già cũng vậy, được con cháu ôm hôn chính là truyền cho họ một nguồn năng lượng tích cực. Hơn thế, đó là một nguồn thông tin kỳ diệu mà không ngôn ngữ nào chuyển tải được.

Xã hội hiện đại bận rộn, căng thẳng, nên trào lưu xả stress bằng cách đến các điểm massage hoặc đến các spa để thân thể được thả lỏng bằng những bàn tay đấm bóp điêu nghệ, hay tắm trong bồn nước tẩm hương hoa với nội thất đẹp, khung cảnh đẹp… thì cũng không bằng sự âu yếm giữa những người thân yêu trong gia đình. Đó mới chính là một thứ “massage” cao cấp nhất, hiệu quả nhất…

Một vòng tay ôm, một nụ hôn, một cử chỉ tình tứ, một ánh mắt nồng nàn… có khi hơn cả vạn lời nói. Đó chính là khúc nhạc không lời, không chỉ mang đến hạnh phúc cho người nhận mà còn cả với người cho, được thư giãn cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong ngôn ngữ không lời ấy, ta cảm nhận được sự chia sẻ, an ủi, sự xoa dịu và tâm hồn được thăng hoa khi hương vị ngọt ngào của yêu thương rót đầy tâm hồn.

Đó chính là mùa Xuân vĩnh cửu trong mỗi trái tim.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Vợ chồng phải quyến rũ nhau suốt đời”

    14/08/2016Trịnh Trung HòaĐó là câu nói nổi tiếng của một chuyên gia tâm lý hàng đầu, người Mỹ, Dale Carnegie. Ngày nay, trong quan hệ vợ chồng không thể dùng bạo lực hay sự ghen tuông để giữ được nhau. Thực ra, chỉ có tình cảm mới ràng buộc được tình cảm. Chỉ có tình yêu mới giữ được tình yêu!
  • Điều đáng lo ngại trong nhiều gia đình hiện nay ở thành thị

    07/12/2015Trường GiangTrong sự phát triển mạnh mẽ phong trào hiện đại hóa cuộc sống muôn mặt, toàn đất nước, nhất là khu vực thành phố, có nhiều biến đổi tích cực. Đó là một sự thật lớn ai cũng thấy rõ. Xong cũng lại có một sự thật khác xuất hiện làm không ít người lo ngại; đó là một số nhân tố truyền thống vốn có trong dân ta đang bị phá vỡ hoặc bào mòn nghiêm trọng...
  • Việc nhà: chìa khóa chất lượng sống của phụ nữ

    21/09/2013Lan Anh thực hiệnLàm sao cân bằng gia đình, sự nghiệp, chăm sóc bản thân, giải trí, thực hiện ước mơ... Đó là những giằng xé không hồi kết của giới nữ. Nhưng xem ra chìa khóa cho những điều trên chính là... việc nhà! Điều này được phản ánh khá rõ qua những nghiên cứu rất quy mô, được thực hiện căn cứ theo tuổi tác, nghề nghiệp, tầng lớp, nền tảng gia đình, trình độ văn hóa, học vấn của đối tượng.
  • Ngán “chuyện ấy” khi còn trẻ

    13/11/2010Một số bạn trẻ đầu 8X, có người trải qua nhiều thăng trầm, có người thành danh trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, có những trường hợp cá biệt chưa từng nếm trái cấm nơi vườn yêu... đang tỏ vẻ thờ ơ với chuyện yêu đương và cả hôn nhân...
  • Xung đột là tất yếu để phát triển

    04/10/2009Lê Thanh Huyền
    Không ai khẳng định rằng, từ khi tôi sinh ra cho đến khi chết đi cuộc sống của tôi không có xung đột. Xung đột với bạn bè, xung đột với gia đình, xung đột với chồng con, xung đột với đồng nghiệp và xung đột với chính mình....
  • Tình dục đẹp... phong phú hơn những gì ta thường nghĩ

    20/06/2009BS. Đào Xuân DũngTình dục bao giờ cũng tồn tại ở bản thân nó 2 mặt đối lập, vừa say đắm, lãng mạn nhưng cũng vừa mang dấu vết động vật một cách đáng ngờ.
  • Cuộc sống tươi đẹp

    29/05/2009Khi một ngày trôi qua không màu sắc, sự buồn chán làm cuộc sống của bạn trở nên vô vị. Bạn rơi vào trạng thái ủ rũ, không còn hứng thú đối với tất cả mọi việc. Hãy tìm cách tô điểm sắc màu cho cuộc sống thêm tươi vui.
  • Tết tây – tình ta

    19/01/2009Lê Minh HàÐêm, xuống xe sau một ngày tự hành mình trên xa lộ để có một buổi ăn tết cùng bè bạn, tê người trước cơn gió lạnh thốc thẳng mặt, cái lạnh khô, buốt, không có ở quê mình. Quê mình ngày này chắc đã rét đậm rồi.
  • Phải học để biết yêu

    16/10/2008Trịnh Trung HòaCó cô gái yêu rất chân thành, vô tư, dâng hiến không hề vụ lợi mà chẳng mối tình nào được lâu bền. Đúng như câu hát “Từng người tình cứ bỏ ta đi như dòng sông nhỏ”. Giải thích hiện tượng này thế nào? Phần lớn họ đổ cho số mệnh. Nhưng nữ chuyên gia tâm lý người Pháp, Catherrie Roig, không cho là thế. Bà khẳng định những cô gái ấy không biết yêu.
  • Chữ “Nhẫn” thời nay

    08/09/2008Trịnh Trung HòaCa dao trước có câu: “Chồng giận thì vợ làm lành. Miệng cười hớn hở rằng anh giận gì”? Nếu người đàn ông nào may mắn lấy được người vợ ấy có lẽ khó mà giận được. Thế nhưng trong thực tế chẳng mấy khi tìm được người đàn bà như thế. Nhất là thời nay, nam nữ bình đẳng chẳng ai chịu nhường ai. Trái lại, phụ nữ có khi còn nóng tính hơn cả đàn ông...
  • xem toàn bộ