Niềm hy vọng của một dân tộc

09:39 CH @ Thứ Tư - 04 Tháng Ba, 2020

1. Một Dân Tộc Không Đọc Sách là Một Dân Tộc Không Có Hy Vọng

Đây là bài viết của một cô gái người Ấn Độ sau khi quan sát thói quen của nhiều người Trung Quốc. Bài viết chỉ ra thói quen không chỉ của người Trung Quốc, nhìn người mà ngẫm đến ta, đây cũng là căn bệnh chung của cả người Việt Nam chúng ta. Hy vọng những ai sau khi đọc sẽ thay đổi!

“Người Trung Quốc không đọc sách”

Đang trên máy bay đến Thượng Hải, hiện tại là giờ ngủ, khoang máy bay đã tắt đèn, tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện những ánh đèn còn thức chơi Ipad đều là người Trung Quốc, hơn nữa phần lớn bọn họ đều đang chơi điện tử, hoặc xem phim, không có ai có vẻ gì là đang dùng Ipad để đọc sách hoặc làm việc. Hình ảnh này cứ in mãi trong trí óc tôi. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt tôi đã chú ý thấy, khách người Đức phần lớn hoặc yên tĩnh đọc sách hoặc làm việc, còn khách Trung Quốc phần lớn hoặc là đi lại mua sắm, hoặc là cười nói so sánh giá cả.

Người Trung Quốc bây giờ hình như không thể ngồi yên để đọc một quyển sách. Có một lần tôi và một bạn người Pháp – người lần đầu đến Trung Quốc đứng đợi xe ở bến tàu hỏa HongQiao, người bạn đó đột nhiên hỏi: “Tại sao người Trung Quốc đều gọi điện thoại hoặc nghịch điện thoại, mà không thấy ai đọc sách vậy?” Tôi nhìn quanh, quả thật là như vậy. Mọi người đang gọi điện thoại (lớn tiếng nói chuyện), cúi đầu đọc tin nhắn, lướt weixin, weibo (mạng xã hội của người Trung Quốc, tương tự facebook) hoặc chơi điện tử hoặc đang bận cùng nhau ẩm ỹ, hoặc tự mình tỏ ra bận rộn.

Theo như báo chí đưa tin, trung bình một năm người Trung Quốc đọc 0,7 quyển sách, người Hàn Quốc đọc 7 quyển, người Nhật Bản đọc 40 quyển, người Nga là 55 quyển, so với họ người Trung Quốc đọc ít đến đáng thương. Ở Trung Quốc loại hình kinh doanh giải trí phát đạt nhất chắc có lẽ là quán mạt chược và các quán net, một vùng thị trấn hơn 10.000 người có đến hàng chục quán mạt chược, năm sáu cửa hàng nét là chuyện thường. Người cao trung tuổi tham gia chơi mạt chược, thanh niên lên mạng, trẻ con xem tivi.

Đời sống tình thần giải trí của người Trung Quốc gần như cô đọng lại với mạt chược, lên mạng, xem tivi, hiện tại có thêm weixin điện thoại. Dù là ở cửa hàng net, hay là phòng máy tính của trường học, chúng ta đều có thể nhìn thấy, phần lớn sinh viên đang chơi điện tử, số ít còn lại thì nói chuyện. Số bộ phận sinh viên lên mạng hoặc đi thư viện tìm kiếm tài liệu ít đến không thể ít hơn được nữa.

Rồi nhìn xem các vị lãnh đạo, cả ngày bận rộn đối phó với các loại kiểm điểm, tiếp khách, ăn uống…Đọc sách giờ đã biến thành đặc quyền riêng của giới học giả, có lẽ rất nhiều các học giả hiện giờ cũng đã bớt đọc sách đi rồi. Đây thật sự là điều đáng lo ngại.

Trong tác phẩm nổi tiếng “低智商社会” (tạm dịch: xã hội IQ thấp) của bậc thầy quản lý người Nhật Kenichi Ohmae, bất ngờ động đến thần kinh nhạy cảm của người Trung Quốc. Trong sách ông có nói: Khi đi du lịch ở Trung Quốc ông phát hiện trên đường phố đâu đâu cũng thấy cửa tiệm mát – xa, còn cửa hàng sách thì lác đác trên đầu ngón tay, mỗi ngày người Trung Quốc dành không đến 15 phút đọc sách, bình quân lượng đọc sách chỉ bằng 1/10 người Nhật Bản, Trung Quốc chính là quốc gia IQ thấp điển hình, tương lai khó trở thành một đất nước hiện đại! Trên thế giới có hai quốc gia nghiện đọc sách nhất chính là Israel và Hungary. Ở Isreal, trung bình mỗi năm người dân đọc đến 64 quyển sách.

Ngay từ khi trẻ mới hình thành nhận thức, gần như mỗi bà mẹ đều nghiêm khắc dạy bảo con: sách là nơi cất giữa trí tuệ, còn quý hơn tiền tài, châu báu, trí tuệ là thứ mà không kẻ nào có thể cướp đi được. Người Do thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ, đến ăn mày Do thái cũng kè kè quyển sách bên cạnh. Trong mắt người Do thái đọc sách báo không chỉ là một thói quen mà có là một phẩm chất tốt.

Có một ví dụ nổi bật như này, trong ngày lễ Sabbath (ngày lễ nghỉ ngơi), tất cả người Do thái đều dừng tất cả mọi hoạt động buôn bán, vui chơi, tất cả các công sở, cửa hàng, khu vui chơi đều đóng cửa, các phương tiện giao thông công cộng ngừng hoạt động, cả ngành hàng không cũng ngừng bay, người dân chỉ có thể ở nhà “nghỉ ngơi”. Nhưng có một việc là ngoại lệ, đó chính là tất cả các cửa tiệm sách trên toàn quốc vẫn được mở cửa hoạt động. Trong ngày này lượng khách đến đây cũng đông nhất, mọi người đều đến đây yên lặng đọc sách.

Đất nước Hungary tuy diện tích và số dân đều không đến 1/100 của Trung Quốc, nhưng lại có gần 20.000 thư viện quốc gia, bình quân cứ 500 người sẽ có một thư viện, còn Trung Quốc bình quân 4.590.000 người mới có một thư viện. Hungary cũng là đất nước thị hiếu đọc sách rất cao, có hơn 5.000.000 người dân thường xuyên đọc sách, chiếm ¼ dân số, một con số không tồi. Tri thức là sức mạnh, tri thức là tài sản. Một đất nước ủng hộ giáo dục đương nhiên sẽ được hậu đãi.

Dân số Isreal ít, nhưng nhân tài có rất nhiều. Lịch sử xây dựng đấy nước tuy chưa dài, nhưng có đến 8 người được nhận giải Nobel. Đất nước Isreal không được được thiên nhiên ưu đãi, phần lớn đất đai đều là sa mạc, nhưng họ lại có thể biến đất nước Isreal trở thành một ốc đảo xanh tươi, lương thực sản xuất ra không chỉ đủ cung cấp trong nước mà còn không ngừng xuất khẩu đi các nước trên thế giới. Các giải thưởng Nobel mà Hungary nhận được đều thuộc về các lĩnh vực vật lý, hóa học, y học, kinh tế, văn học, hòa bình. Nếu như so với dân số, Hungary hoàn toàn xứng đáng là đất nước của giải thưởng Nobel. Hơn nữa họ cũng có rất nhiều phát minh, có lẽ là nhiều không kể hết, có những thứ nhỏ bé, cũng có những sản phẩm tiên tiến. Một đất nước nhỏ bé nhưng nhờ tình yêu sách từ đó có được tri thức và sức mạnh, dựa vào điều này kiến thiết đất nước trở thành một “Đại quốc” khiến thế giới không thể không ngưỡng mộ.

Từng có một vị học giả nói: lịch sử phát triển tư tưởng của một con người, có lẽ là lịch sử đọc của họ, cũng như vậy trình độ tư tưởng của một dân tộc, quyết định lớn ở trình độ giáo dục của họ; một xã hộ rốt cục sẽ tiến lên hay đi xuống, hãy nhìn vào gốc rễ của cái cây đọc sách có sâu có bền không, một quốc gia có bao nhiều người đang đọc sách, đọc sách gì, sẽ quyết định tương lai đất nước đó. Sách không chỉ ảnh hướng đến một cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến dân tộc, đến cả xã hội.

Hãy nhớ: Một dân tộc không đọc sách là một dân tộc đáng sợ; một dân tộc không đọc sách là một dân tộc không có hy vọng.


2. Một Dân Tộc Không Đọc Sách là Một Dân Tộc Không Có Hy Vọng

(Facebooker Dung Tran sưu tầm và biên tập)

Từ lâu mình đã quan sát điều này ...


Ngày xưa ở miền Bắc, có lẽ do không có cái gì khác ngoài sách, nên những đứa trẻ (phần lớn ở thành thị) cũng hay đọc sách, nhưng sách không nhiều và phong phú... Sau năm 75, lần đầu tiên đến chợ sách cũ Đặng Thị Nhu, thật sự ngạc nhiên và thích thú vì sự đa dạng về chủng loại, phong phú về đề tài ... nên rất thích tới đó la cà, lang thang.
Sau này, nó bị dẹp, tiếc ngẩn ngơ ...

.

.

Nhưng tại sao giới trẻ Việt hôm nay không còn thích đọc sách, dù sách hay, sách có giá trị ... không còn hiếm nữa.

.
- Tâm lý nông cạn, ăn xổi.

Sách văn học chỉ mang lại những giá trị tinh thần gián tiếp, chẳng những qua ngữ văn mà còn mở rộng kiến thức, tầm nhìn, tầm nghĩ, do đó nó buộc người đọc phải "chậm lại" mới thẩm thấu.

Sách khoa học, chỉ phục vụ cho một nhóm đối tượng, nhưng ngay cả nhóm "đối tượng" đó, cũng bị chi phối và phân tán vì những vấn đề khác.

- Tâm lý hình thức, chỉ học, đọc những gì có thể giúp kiếm tiền.

Biến tướng của lối học tầm chương ngày xưa, có dùi mài kinh sử cũng chỉ để ra làm quan, hoàn toàn không phải để nghiên cứu, phát minh điểu gì.
.
Trong các hiệu sách, loại sách dạy làm giàu, làm người ... nhiều chi chít, mà thực chất là vô bổ. Không ai có thể dạy nguời khác làm giàu theo cách của mình, kinh nghiệm của mình, vì mỗi con người là một số phận có hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau, điểm xuất phát khác nhau, nhận thức và quan niệm khác nhau. Với tâm thức nông cạn, người ta ngỡ rằng có thể nương theo đó mà tiến thân (!).

.

- Tâm lý thích se sua, chưng diện.

Đây là nhóm đông nhất, nếu không có xe máy, xe hơi xịn thì cũng phải có điện thoại xịn, hay ít nhất cũng quần áo hợp mốt, thì với họ, sách là thứ vô dụng nhất, thậm chí hành vi đọc sách có thể làm gai mắt.


- Trên tất cả là một xã hội bát nháo, coi đồng tiền "là tiên là Phật".

Trong xã hội như thế, tĩnh tâm để đọc sách là việc khó.

Lấy ví dụ ngay trong giới hội họa, cái việc người ta quan tâm nhất là bán tranh, mà rất ít người chịu khó đọc sách văn học, nghệ thuật một cách nghiêm túc, thấu đáo, có thể hiểu và phân tích bất cứ tác phẩm nghệ thuật nào, từ hội họa đến văn học, âm nhạc ... vì thế mà ít người hiểu bản chất của việc tranh bán được, đồng thanh gán cho nó cái mác "thị trường".!

Một "dân tộc không đọc sách là dân tộc không có tương lai" là một định đề chính xác, vì ai cũng hiểu rằng sách là tri thức, mà tri thức thì mênh mông, rộng mở như chân trời, trong khi đó, người ta thả nổi tính khôn lỏi, láu cá vặt, kiếm tiền bằng mọi giá ... thì người ta đi Lexus hạ kiếng xuống, quăng bịch rác, thậm chí khạc nhổ là bình thường, sách là cái đinh gì?!


Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan