Lời mùa xuân

11:33 SA @ Thứ Ba - 02 Tháng Giêng, 2018

Mùa xuân là khởi đầu, là hy vọng. Lời chúc đầu xuân bay đến bạn vào những thời khắc chuyển giao một năm mới đều là những lời tốt đẹp. Chúc thành công, may mắn. Chúc mọi sự an lành, chúc ước mơ thành hiện thực. Chúc phú quý đại lợi. Chúc an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc "vạn sự như ý".

Dễ thương bởi vì nó nói lên đúng bản chất con người.

Tham!

Vâng, không tham sao mong đến cả vạn sự như ý.

Mà nếu vạn sự chẳng ngờ đều như ý cả thì ai đó cũng sẽ rơi vào cảnh tịch mịch cô liêu như kiếm khách Độc Cô Cầu Bại của Kim Dung, bởi lẽ cuộc đời không còn gì để tranh đấu.

Dễ thương bởi vì nó giả.

Biết đây trong số vạn sự con người kia khát khao không có một ước muốn muốn tiêu diệt, thôn tính người buông lời chúc đây!

Thôi thì hãy chúc "vạn sự gần gần như ý" để còn mang cảm giác thật.

Mà nếu thực tế hơn thì một sự (lớn nhất) như ý!

Bởi lẽ một sự như ý đã đủ khiến nhiều người sướng không bút nào tả xiết.

"Như ý" - là hai từ màu nhiệm để ai cũng mỉm cười. Nó là cấp thấp hơn (hình như thế) của hai từ Hạnh phúc.

Hạnh phúc là một cái - gì - đó thật khó nắm bắt. Con người dường như không ai đạt tới tột đỉnh hạnh phúc cả.

Có hạnh phúc nhỏ và hạnh phúc lớn.

Hạnh phúc nhỏ là khi bạn khát có nước uống - nó là sự đáp ứng nhu cầu tức thì. Còn hạnh phúc lớn mà bạn đạt được ước mơ lớn.

Nhưng thế nào là ước mơ lớn?

Có cần phải chinh phục vũ trụ mới là ước mơ lớn không? Hay chỉ là một vị trí trong công ty khi bạn mới là nhân viên tập việc.

Và liệu có công bằng không khi bạn chỉ nhăm nhăm vào công danh bạn mà không biết đến tình yêu.

Hạnh phúc lớn và hạnh phúc nhỏ.

Đấy là nói cho vui chứ hạnh phúc làm gì có lớn, nhỏ. Hạnh phúc là hạnh phúc. Vậy thôi. Nhưng nó thật vô cùng. Bởi có người cả đời tìm hạnh phúc mà nó như một kẻ chơi trò trốn tìm quá ác cứ lẩn tránh hoài. Để rồi bạn cứ phải đợi đến... mùa xuân.

Vì mùa xuân hình như hạnh phúc dễ tìm đến hơn.

Khi nhìn cảnh sắc thiên nhiên khi thấy vạn vật như cùng chung khúc ca của ánh sáng và nụ cười, mọi người ai cũng nên tươi tắn và giàu sinh khí hơn. Nhưng cố nhà thơ Xuân Diệu lại thốt lên:

"Xuân đang tới nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Mà xuân hết nghĩa là tôi đã mất"

Mùa xuân trần thế với Xuân Diệu thật gấp gáp, hối hả. Trái tim mong manh nhạy cảm của nghệ sỹ như không chịu đựng nổi. Vì hạnh phúc đến rồi đi, mà dường như không có hạnh phúc nào trọn vẹn.

Làm sao níu giữ được mùa xuân?

Bậc hiền triết Osho không dạy ai đó níu giữ mùa xuân vì ông cho rằng: thật kỳ lạ nếu mọi người cả năm trời khốn khổ và tự nhiên mùa xuân đến là có quyền nhảy múa, ca hát. Vậy hoặc khốn khổ là giả hoặc mùa xuân là giả, cả hai không thể là thật được. Và như thế hết mùa xuân là mọi người lại quay về với những khốn khổ của mình. Không, cuộc sống phải là lễ hội liên tục, liên hoan ánh sáng. Hãy biến những điều nhỏ bé thành lễ hội.

Mãn Giác thiền sư như vén mây mù cho chúng ta:

"Xuân đi trăm hoa rụng.
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đi rồi
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một nhành mai"
(Mãn Giác thiền sư)

Mùa xuân Phật giáo là sự an lạc trong tỉnh thức của từng phút giây. Không quá mong đợi mùa xuân đến, không vội âu lo khi mùa xuân đi. Bởi đó là quy luật của tự nhiên.

Bạn có thể vui cười khi đang nhảy múa trong công viên và trận mưa ào đến làm bạn ướt như chuột. Bạn cần nắng nhưng nơi khác cần mưa và liệu bạn có rộng lòng để vui với những người cần mưa hơn không? "Không ai tắm hai lần trên một dòng sông" - vì thế mỗi khoảnh khắc của thiên nhiên - cũng là khoảnh khắc của chính bạn - không thể lặp lại lần thứ hai. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc đó thay vì lên án nó, vì thật ra bạn đâu làm gì nổi nó!

Nhưng đó vẫn là lý thuyết mà cây đời thì mãi xanh tươi như Goethe nói. Vì thế mỗi độ xuân sang, lòng bạn vẫn như trảy hội. Mùa hạ có vẻ nồng nàn, cuồng nhiệt, mùa thu mang sắc thái hoài niệm, vương vấn, mùa đông với vẻ ảm đạm như trút bỏ những gì tàn úa để xuân về lại bừng lên sự sinh sôi.

Xuân là xanh là màu của hy vọng. Mà hạnh phúc thực ra cũng nằm ở ngay chính niềm hy vọng đó.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Nhàn nhã như Tết

    31/12/2008Nguyễn Vĩnh NguyênGiật mình vốn là cảm trạng có thật khi một năm đi qua. Giật mình là để được trở về. Trở về với góc sống, không gian và trạng thái thanh thản của mình. Giật mình là cái buốt nhói trống rỗng hoang lạnh tâm thức sau tháng ngày bươn bả rồi nhận ra cái vô nghĩa của thời gian nhân sinh thường nhật.
  • Ước mơ xuân

    17/06/2008PGS. TS. Phạm Duy NghĩaĐảng lái, Nhà nước đẩy, thị trường kéo và xã hội dân sự canh chừng có thể sẽ là một công thức giúp nước Việt Nam nghèo biến thành một quốc giá mới trẻ trung và năng động hơn...
  • Cảm nghĩ thời đại lúc vào xuân

    29/03/2007Nguyễn Khắc MaiTôi không thể không làm một việc cần thiết: gửi một lời chúc xuân tới quý bạn đọc, những tri kỷ của mình. Thật may mắn, tôi đã tìm được lời chúc xuân rất có ý nghĩa trong một bài thơ của Ngô Thì Nhậm "Nhập Xuân đa giai thụy" (Vào xuân với nhiều điều Đẹp giai, Lành - thụy).
  • Mùa xuân mới lại về

    01/03/2007Vũ Hoàng TiếnTôi đi và cứ nghĩ miên man như thế, mưa xuân phủ một lớp mỏng lên mái tóc và chiếc áo choàng… Có hạt mưa xuân nào chui vào cổ áo – rùng mình, người tôi mát lạnh, tim tôi rung lên, đập nhịp: Mùa xuân ơi, Mùa xuân đã về!
  • Mùa xuân là cả một mùa xanh

    26/02/2007Nhà Phê bình VH Phạm Xuân NguyênĐối với Nguyễn Bính, nhà thơ yêu mến của bao người dân Việt, trong muôn lý do của con tim để yêu, có một lý do cứ mỗi độ xuân về nhìn ra quan cảnh đất trời đổi sắc, người người dọn mình để thương nhớ chờ mong trong niềm vui đón chào một năm mới ai trong chúng ta mà chẳng có lần thốt lên như nhà thơ:

    Mùa xuân là cả một mùa xanh

  • Tết đến

    19/02/2007Chử Văn LongNhắm mắt lại, giờ tôi như vẫn được nghe những tiếng xột xoạt của thứ vải “trúc bâu” hồ cứng nơi cánh tay mình ngày ấy vuốt ve nhìn ngắm. Tôi thấy mình bỗng thành đứa trẻ, hay đứa trẻ vừa biến thành tôi khi năm mới vừa sang...
  • Tết trong mỗi người

    16/02/2007Phan Triều HảiMùa xuân tuyết tan, cây đâm chồi nảy lộc. Chim hót líu lo. Mặt trời sáng bừng, và trời xanh. Câu này nghe quen, nhưng đó là mùa xuân ở đâu, chứ tôi nay thật sự đã được tận hưởng mùa xuân ở mọi miền đất nước rồi nên mới biết điều lẽ ra không cần đến gần bốn mươi năm để biết, rằng cả nước vào xuân nghĩa là miền Bắc đón những đợt rét tái tê người, miền Trung là những cơn mưa sụt sùi bất tận, còn miền Nam thì nắng như đổ lửa...
  • Lễ, Hội, và Tết

    16/02/2007Nguyễn Tiến VănLễ – Hội – Tết lấy tự nhiên, vũ trụ làm trục dọc, và nhân sinh làm trục ngang, hòa hợp cả với trời đất và con người. Và đương nhiên, trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, nhất là cuộc sống hiện đại ngày nay, có những lễ-hội-tết bị làm cho phai mờ đi, và cũng có những lễ-hội-tết được làm cho đậm nét hơn...
  • Hoa xuân

    07/02/2007Trần ĐìnhKhoảnh khắc khi xuân đến, đắm mình trong phiên chợ hoa xuân, giữa những khuôn mặt náo nức tràn trề hạnh phúc. Hãy chọn đi, chọn cho gia đình, cho người thân yêu một nhành hoa. Cò thể là cành đào mang hơi thở mùa xuân, một nhành mai tinh khiết, một đóa hoa hồng cho tình yêu bất diệt, hay một bình gốm vỗ về mềm vui xuân...
  • Xuân thu nhã tập bàn về người trí thức

    04/06/2006GS. Nguyễn Đình ChúTôi muốn chúng ta chú ý nhiều đến bài viết bàn về “trí thức” của bộ ba tác giả: Phạm Văn Hạnh, Đoàn Phú Tứ, Nguyễn Lương Ngọc. Riêng tôi, xin được nói ngay đấy là một luận văn xuất sắc, hiếm thấy trong việc bàn về trí thức. Bản luận văn đặt ra các câu hỏi: Trí thức là gì? Thế nào là kẻ trí thức? Làm sao tới được trí thức?
  • Ngày Tết nói chuyện về nguồn

    29/01/2006Vũ HạnhNếu nhiều loài sinh vật quay quắt về nguồn như một thôi thúc từ trong sâu thẳm bản năng, thì người về nguồn là biết đi quanh về nẻo tương lai, bởi với con người không chỉ có mỗi nhu cầu tìm về quá khứ như nhiều loài vật, mà quay về ấy là tìm những chất liệu bồi dưỡng cho những chặng đường dài đi tới.
  • xem toàn bộ