Nói về tình yêu và hạnh phúc là nói về khởi nguồn và khát vọng trong cuộc sống của con người: Nói về cuộc sống của con người trước hết là nói về các cộng đồng quan hệ xã hội. Vì bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội. Những giá trị cống hiến của con người là phục vụ cho mọi người và được mọi người ghi nhận. Điều kiện để cuộc sống con người có tình yêu hạnh phúc phụ thuộc rất nhiều vào cộng đồng xã hội, vào mọi người.
Cho nên nói về cuộc sống phải bắt đầu từ mọi người, từ cộng đồng xã hội, nơi chung sống gắn bó cố kết, nơi xuất phát nguồn gốc và quyết định cuộc sống của con người. Lịch sử loài người đã trải qua các cộng đồng chế độ xã hội: nguyên thuỷ nô lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa. Sống trong các xã hội đó, con người không thể thoát khỏi các mối quan hệ quy định của nó. Song xu thế là tiến lên, xã hội sau tiến bộ tốt đẹp hơn xã hội trước, tính chất xã hội của con người ngày càng cao, vai trò của mọi người của cộng đồng ngày càng cao.
Mỗi bước tiến của con người trong lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên, thường cũng là bước tiến về cộng đồng xã hội, về giải phóng con người, về quyền tự do, dân chủ và bình đẳng của con người. Vậy ai là người quyết định các bước tiến đó? Nhìn lại các mốc son của lịch sử ta thường thấy tên tuổi các bậc vĩ nhân, anh hùng, các nhà khoa học. Họ là những ngôi sao sáng trong từng thời gian, trên bầu trời của quần chúng nhân dân bất tận. Chính quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử tiến hoá của xã hội loài người, mà họ là những đại biểu ưu tú nhất của quần chúng nhân dân. Dân là bầu trời, không có bầu trời thì cũng không có ngôi sao sáng, ý dân là ý trời, quan nhất thời dân vạn đại. Dân là gốc, không có gốc thì cũng không có cây có cành có hoa có trái. Nhân dân là đông đảo những người, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong một khu vực địa lý trên trái đất này, làm nền tảng cho một nước, một cộng đồng xã hội. Từ lâu cha ông chúng ta đã khẳng định dân là gốc của đất nước, người đẩy thuyền là dân, người lật thuyền cũng là dân, khoan sức cho dân là kế giữ nước bền vững nhất. Trong tuyên ngôn nhân quyền nước Mỹ cũng đã khẳng định: "Chính quyền phải do nhân dân lập ra quyền lực của chính quyền ấy phải do nhân dân quyết định". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: Trên bầu trời này không có gì quý bằng nhân dân; bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân; dễ ngàn lần dân không cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Nhà nước của chúng ta là nhà nước của dân, vì dân, do dân. Đó là sự kế tục phát triển ngày càng hoàn thiện quyền lực đích thực của nhân dân. Đó cũng là điều kiện để bảo đảm cho các quyền lợi và hạnh phúc của mọi người.
26/11/2019Nguyễn Vĩnh NguyênĐơn giản, nếu được hỏi sẽ mang gì khi đến một hòn đảo, câu trả lời của thanh niên Đức là: đĩa CD mà tôi thích! Cuộc triển lãm Jung:de do viện Goethe tổ chức tại TP.HCM “dọn ra” 17 cái mặt CD, mỗi CD là một vấn đề thuộc đời sống người trẻ Đức. Thanh niên Đức đang thực sự quan tâm đến vấn đề gì trong cuộc sống của họ? Họ sẽ “định diện” nền văn hoá mà họ đang làm chủ như thế nào?
24/02/2016Quách Tuấn KhanhMột cuốn sách có giá trị luôn được tác giả, có khi không phải là một mà là nhiều người "vắt tim, vắt óc" viết ra. Vì vậy, có thể nói không quá là những điều đúc kết từ sách là cả một đời người, hoặc cả thế hệ của nhiều người đã sống và chiêm nghiệm...
22/10/2015Xuân Anh…“Đừng cho rằng người Việt do hội nhập chậm mà chúng ta hạn chế, chúng ta tiếp nhận thông tin ồ ạt, không chọn lọc. Chúng ta bắt mỗi một người phải chọn lọc là chúng ta trao cho con người một gánh nặng không cần thiết. Chính thực tế cuộc sống chọn lọc chứ không phải mỗi một người chọn lọc”…
01/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cho rằng, trình độ của mỗi Quốc gia phụ thuộc vào Ba yếu tố cơ bản : ( Dân Trí + Chính trị + Giá trị văn hóa Dân tộc ) đạt đến đâu trong mặt bằng Văn minh Nhân loại và có khả năng mạnh hay yếu để đưa con Tàu Quốc Gia tiếp tục phát triển như thế nào.
12/04/2014GS, TS Phạm Đức DươngTrong sự vươn lên của các Quốc gia Châu Á cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ 21, nhiều người đã đi tìm câu hỏi: Phải chăng nền văn hóa Châu Á đang trở lại thời kỳ phát triển rực rỡ, thậm chí có xu hướng vượt trội so với các nền văn hóa khác...
19/11/2008Phan Chí ThànhTrong văn hoá Việt Nam, “Tâm” không phải là khái niệm thuần Việt mà là thứ vay mượn của Trung Quốc. Xét về mặt chữ, về ngôn từ có thể nói là chỉ mượn chữ, tức là mượn vỏ khái niệm, còn hàm nghĩa thì người Việt tự đưa vào. Chuyện nó phải là thế như một cái lẽ tất nhiên, vì giá trị tinh thần bao giờ cũng được khái quát từ thực tế đời sống. Mà đời sống Việt Nam thoạt nhìn canh tàu thu nhỏ kích cỡ, đến khi thấm vào trong thì lại khác nhau rất nhiều, khác về cơ bản...
03/04/2008Thục Linh - Quốc KhánhNói đến tính cách, phải nói đến phương thức sống của xã hội vào thời kỳ đó. Phương thức sống ở đây hiểu theo nghĩa là sự thể hiện trên quy mô xã hội và mang tính chất tổng hợp của các phương thức tồn tại vật chất, sản xuất tinh thần, giao tiếp xã hội và quản lý xã hội...
18/03/2008Hồng Thanh QuangTrong cách ứng xử và trình bày quan điểm của con người này luôn có một cái gì đó tinh tế, nhẹ nhàng, thậm chí gượng nhẹ, như thể không muốn "làm đau dẫu chỉ một chiếc lá trên cành", mặc dầu những vấn đề mà tôi từng được nghe ông nói trên truyền hình hoặc trình bày trong các bài báo đều nóng bỏng...
13/02/2008GS. Trần Hữu Dũngchúng ta cũng bị bao phủ bởi bao nhiêu chuyện hàng ngày: từ những vụ tham nhũng khủng khiếp, những vấn đề bức xúc trong giáo dục, y tế, giao thông, những tệ nạn xã hội, cho đến những sự cố trọng đại về chủ quyền, về lãnh thổ... làm tâm thức chúng ta khó thể không chao đảo. Phải nghĩ sao? Bắt đầu từ đâu? Nhìn từ một góc cạnh căn bản thì dường như có sự căng thẳng giữa “cái bây giờ” – tạm gọi là tính hiện đại – và “cái của ta”, nói gọn là dân tộc tính. Phải nghĩ về liên hệ giữa hai phạm trù này như thế nào? Có thể chăng một sự hòa hợp giữa hai phạm trù ấy?
04/12/2007Phạm NgọcCuộc sống xung quanh có rất nhiều vẻ đẹp, làm cho chúng sáng bừng lên là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Làm đẹp môi trường sống của chính mình là góp phần làm đẹp xã hội. Những thái độ ứng xử trong giao tiếp, rèn luyện nhân cách cá nhân ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan chung của xã hội...
05/07/2007Nguyễn Ngọc ĐiệnTrật tự xã hội, được coi là mục tiêu khách quan của pháp luật, được bảo đảm không chỉ bằng cách áp dụng pháp luật, mà còn có thể dựa vào các chuẩn mực khác. Chẳng hạn, cả mua vé và xếp hàng để mua vé nghe ca nhạc đều là những hành vi cần được thực hiện trong khuôn khổ trật tự xã hội. Nhưng mua vé là một giao tiếp được pháp luật ràng buộc; còn xếp hàng lại là một giao tiếp thuần tuý xã hội, chỉ chịu sự chi phối của những quy ước mặc nhiên hình thành trong cuộc sống dân sự...
18/10/2005Xuân DungĐồng hành với sự thay đổi về vai trò của bằng cấp (chứ không phải sự thay đổi nhận thức về vai trò của học vấn) là hàng loạt vấn đề mới về giáo dục - đào tạo: Chương trình quá nặng nhưng lại bất cập so với nhu cầu thực tiễn cải cách và tính hiệu quả của cải cách, lạm thu và tận thu tới mức chi phí giáo dục trở thành một gánh nặng mà người nghèo khó kham, dạy thêm và học thêm tràn lan, thể lực và trí lực của học sinh suy giảm…