Phát triển xã hội tự quản
Trật tự xã hội, được coi là mục tiêu khách quan của pháp luật, được bảo đảm không chỉ bằng cách áp dụng pháp luật, mà còn có thể dựa vào các chuẩn mực khác. Chẳng hạn, cả mua vé và xếp hàng để mua vé nghe ca nhạc đều là những hành vi cần được thực hiện trong khuôn khổ trật tự xã hội. Nhưng mua vé là một giao tiếp được pháp luật ràng buộc, còn xếp hàng lại là một giao tiếp thuần tuý xã hội, chỉ chịu sự chi phối của những quy ước mặc nhiên hình thành trong cuộc sống dân sự.
Luật và quy ước mặc nhiên đều là các chuẩn mực xử sự khách quan mà mọi thành viên xã hội đều phải biết và phải tuân
Sự tồn tại của các chuẩn mực xử sự không mang tính pháp lý cho phép thừa nhận rằng có một phần của đời sống xã hội không chịu (đúng hơn, không cần) sự can thiệp của Nhà nước bằng các công cụ đặc trưng cho quyền lực công. Trong khuôn khổ phần đời sống ấy, xã hội tự quản bằng cách dựa vào các công cụ của mình, đặc biệt là các thiết chế tập thể (gia đình, hội, đoàn) và nhất là ý thức xã hội đúng đắn của cá nhân thành viên.
Xã hội tự quản, một hình thức thể hiện của xã hội dân sự, không cần đến vai trò của các thiết chế công, nhất là các cơ quan trấn áp, do đó, sự phát triển của nó có tác dụng làm giảm nhẹ gánh nặng quản lý của Nhà nước đối với xã hội, đồng thời cũng là dấu hiệu của một xã hội được tổ chức tốt. Suy cho cùng, kích thích và tạo điều kiện cho xã hội tự quản phát triển là một phần trong sứ mạng của Nhà nước.
Tế bào của xã hội tự quản chính là cá nhân công dân. Được trao tư cách chủ thể đầy đủ của quyền và nghĩa vụ, công dân, trong quá trình thực hiện những điều mà bản thân mong muốn hoặc đòi hỏi, chủ động xác định cách ứng xử trong giao tiếp nhân văn.
Sự xung đột giữa những đòi hỏi trái ngược có tác dụng tạo ra khoảng sai biệt giữa điều được dự tính và điều có thể được thực hiện. Nó giúp cá nhân tỉnh táo nhận biết những đòi hỏi, toan tính ngông cuồng cần phải từ bỏ, cũng như sự cần thiết của việc thực hiện các điều chỉnh thích hợp để những đòi hỏi của cá nhân, từ chỗ quá đáng, trở nên hợp lý, có chừng mực và có tính hiện thực. Người bán hàng luôn mong muốn bán được hàng với giá cao, trong khi người mua chỉ muốn mua với giá thấp, quá trình mặc cả giúp đi đến chỗ thống nhất về giá hợp lý đối với cả hai bên.
Sự va đập giữa những cung cách giao tiếp khác biệt làm bật ra yêu cầu xây dựng các chuẩn mực xử sự
Xã hội Việt
Nguyên tắc chủ đạo của xã hội
Dẫu sao, cá nhân trước hết là những cá thể, nghĩa là có cuộc sống riêng và lợi ích riêng gắn với cuộc sống đó. Dù xã hội chủ trương ứng xử rập khuôn, các lợi ích trái ngược vẫn tồn tại và vẫn xung đột. Các ứng xử nằm ngoài dự kiến của người tạo ra khuôn mẫu vẫn cứ xuất hiện như hệ quả tất nhiên của những nỗ lực mưu cầu các lợi ích khác biệt. Thế là, nhà chức trách phải can thiệp phải dùng pháp luật để chấn chỉnh các ứng xử bị coi là không tương thích với khuôn mẫu
Cần phải nhìn nhận rằng sáng tạo và chủ động tổ chức việc vận hành xã hội tự quản là thiên hướng tự nhiên của công dân trong xã hội có tổ chức. Không tôn trọng và tạo điều kiện phát triển thiên hướng đó, Nhà nước có nguy cơ phải gồng gánh một khối lượng công việc quản lý vượt quá sức mình. Mà một khi Nhà nước quản lý không nổi mọi thứ ôm đồm, thì trong điều kiện xã hội tự quản không phát triển, không thể có trật tự xã hội ổn định, bền vững.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường