Vẻ đẹp quanh ta

07:52 SA @ Thứ Ba - 04 Tháng Mười Hai, 2007

Cuộc sống xung quanh có rất nhiều vẻ đẹp, làm cho chúng sáng bừng lên là trách nhiệm của mỗi chúng ta.

Làm đẹp môi trường sống của chính mình là góp phần làm đẹp xã hội. Những thái độ ứng xử trong giao tiếp, rèn luyện nhân cách cá nhân ảnh hưởng rất nhiều đến mỹ quan chung của xã hội.

Buổi trưa chủ nhật, tôi đi ăn đám giỗ ở nhà một người bạn. Cô con gái lớn củachị ra mở cửa, bế cháu bé khoảng tám tháng tuổi. Cô chào tôi: "Cháu chào cô ạ mời cô vào. Mẹ cháu đang ở dưới bếp". Quay sang cháu bé, cô bảo: "Ạ đi con. Ạ bà đi nào".

Nhìn cái miệng xinh xinh bập bẹ, mái đầu non tơ cúi xuống theo tiếng "ạ", lòng tôi rộn lên niềm vui xen lẫn yêu thương.

Tôi chắc rằng bài học khoanh tay, cúi đầu, gọi dạ, bảo vâng, đều được tất cả gia đình trong xã hội áp dụng.

Thường thì đứa trẻ nào ngoan ngoãn, vâng lời biết thưa gửi lễ phép đều nhận lợi từ người đại diện nụ cười hài lòng hoặc cái xoa đầu khen ngợi.

Những bài học làm người ấy không chỉ được dạy trong gia đình mà còn ở trường lớp, nơi định hình nhân cách một đứa trẻ.

Bài học về nhân cách và ý thức của mỗi người

Cha tôi là một người trọng sách. Từ thuở bé, tôi đã được ông luyện cho thói quen đọc và phân tích xem cuốn sách mình đã đọc nói gì. Tâm hồn cao thượng do dịch giả Hà Mai Anh dịch từ nguyên tác nước ngoài là cuốn cha yêu cầu tôi đọc kỹ nhất. Trái tim non nớt của tôi lúc ấy cảm thụ tác phẩm theo kiểu trẻ con: yêu và ghét nhân vật trong truyện một cách rõ ràng. Khi nghe tôi phân tích, cha chỉ mỉm cười tán đồng. Thế nhưng, mỗi khi dắt tôi đi đâu gặp một người, một hoàn cảnh nào đó giống trong truyện, cha luôn nhắc cho tôi nhớ.

Chẳng hạn, một lần cha trông thấy tôi bịt mũi khi có người vào nhà lấy rác. Thế là ông ra tận cửa, phụ người ấy bưng thùng rác. Sau đó, ông bảo tôi: "Con đã đọc truyện về cậu bé con ông bán than roi mà còn có thái độ như thế thật đáng trách. Con phải biết ơn người ta mới phải. Không có chú ấy đổ rác, nhà mình sẽ bẩn và hôi đến thế nào”?

Sau rất nhiều năm, một lần đi nhà sách, thấy cuốn Tâm hồn cao thượngnằm trang trọng trên kệ gỗ, lòng tôi bồi hồi xúc động. Không ít bậc phụ huynh mua cuốn sách này cho con em mình đọc. Hắn cũng như bố mẹ tôi ngày xưa, họ muốn rèn luyện cho con mình một nhân cách tốt, cách ứng xử sao cho đẹp với chính bản thôn và những người xung quanh. Thái độ sống đẹp ở thời nào cũng vậy đều cần thiết cho con người.

Nhắc lại câu chuyện người đổ rác xưa, không phải là không có ý. Một hôm, đi trên đường Phạm Ngũ Lão, TP. Hồ Chí Minh, tôi thấy một tốp người nước ngoài vừa đi vừa nhìn bản đồ. Có lẽ họ tìm địa chỉ nào đó. Thình lình, hai, ba chiếc Dylan phóng tới, trên mỗi xe là một cặp thanh niên, thiếu nữ ăn mặc sang trọng, cười nói ồn ào.

Một cô trên xe uống nước trong chiếc ly giấy to, đột nhiên quăng xuống đường, ngay trước mặt đoàn khách. Nước trong ly văng tung tóe, bắn lên quần áo một vài người. Trước những cặp mắt sửng sốt của du khách, cô gái và cả nhóm cười phá lên, phóng xe vụt đi. Thật không thể tả nổi cảm giác xấu hổ của tôi khi bắt gặp ánh nhìn chê trách của tốp người đó tình cờ hướng vào mình.

Hành động mất văn hóa của nhóm thanh niên ấy khiến tôi nhớ lại thuở còn là hướng dẫn viên du lịch. Có lần, tôi ngượng cứng người trước phản ứng của một vi khách trong đoàn. Lúc đó, chúng tôi đang ăn sáng tại một quán nhỏ ờ Dầu Giây,Đồng Nai. Đoàn gồm một số nhà báo, phóng viên truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ đến làm phim về đất nước và con người Việt Nam. Không đi theo chương trình dành cho tham quan, du lịch, họ tự vạch tour riêngvà yêu cầu chúng tôi hỗ trợ.

Theo ý của họ, chúng tôi ăn sáng ở một quán nhỏ nhếch nhác tồi tàn. Tôi thật ái ngại vì đám ruồi nhặng cứ bay lởn vởn trước mặt. Nhẫn nại và nhanh chóng ăn xong tô cháo, tôi lấy khăn giấy lau miệng, sau đó vo tròn, quăng xuống đất.

Lát sau, khi lên xe, Nahan Robinson, cô phóng viên truyền hình, kín đáo đưa chiếc túinylon cho tôi, khẽ nói: "Lát nữa, có rác thì bỏ vào đó, đừng vất trên sàn xe hoặc xuống đường". Cô mỉm cười một cách tế nhị, hướng về phía quán, thì thồm tiếp: "Tại sao các bạnkhông giữ gìn môi trường sống của chính mình nhỉ?Giá như quán đó có thùng đựng rác ở mỗi bàn...”

Mặt tôi đỏ bừng, tay chân tê cứng và nước mắt trào ra vìxấu hổ. Hai chữ "giá như" của Nahan còn gom cả tôi vào đó nữa. Giá như tôi không quăng chiếckhăn giấy xuống đất. Tại sao tôi lại làm thế? Vì đám rác có sẵn dưới đất ư? Vì quán tính? Thói quen? Hay vi ý thức của tôi kém?

Tóm lại, vì bất cứ ly do gì thì tôi đã gây ấn tượng xấu cho đoàn khách nước ngoài.

Lần khác, tôi và nhóm đồng nghiệp đi nghỉ mát ở Nha Trang. Hôm ấy, chúng tôi ra tham quan Hòn Tằm trên chuyến tàu du lịch khá đông người.

Buổi trưa, tàu neo giữa một vùng biển lặng để ăn trưa và cho du khách câu cá. Trong khoang tàu sạch sẽ, có thùng rác để sẵn nhưng một vài người đã vui tay vứt vỏ lon nước ngọt, bánh trái xuống biển.

"Để dụ cá đến", họ nói vậy và cười đùa ầm ĩ. Đứng trên boong, tôi nhìn thấy một thanh niên và người thiếu nữ sải tay bơi theo đám rác của nhóm người nọ. Họ vớt hết đám rác ấy và bơi ngược về tàu, leo lên, bỏ vào thùng rác. Xong, họ lại nhảy xuống, vẫy vùng trong làn nước mát. Hành động của họ khiến nhóm người kia hơi sững sờ, bẽn lẽn.

Một người trong nhóm đột nhiên nhảy xuống biển, bơi theo đôi thanh niên, thiếu nữ kia. Tôi và mọi người trên tàu e ngại, sợ rằng sẽ có chuyện không hay xảy ra.

Mọi người chăm chú nhìn theo, chuẩn bị can thiệp. Nhưng kìa, anh thanh niên bơi theo, khi đuổi kịp đôi bạn ấy, đã cười. Có lẽ ba người đang cảm ơn nhau vì tôi thấy ba bàn tay của họ đưa lên, đập vào nhau theo kiểu đồng tình. Một cách hành xử đẹp. Nhiều con người trên tàu thở phào nhẹ nhõm.

Phải chăng vẻ đẹp của tâm hồn tùy thuộc vào môi trường sống

Bài học về giữ gìn sạch đẹp môi trường đang sống, đồng thời tôn thêm vẻ đẹp nhân cách của chính mình đã theo tôi đi mọi ngả đường từ trong nước ra nước ngoài.

Có lần, ở Sân bay Incheon, Hàn Quốc, tôi những thấy một cặp vợ chồng người Mỹ đang ăn sáng trong một nhà hàng nhỏ. Đứa con nhỏ khoảng ba tuổi đang giãy giụa, không chịu ta có uống sữa.Bé đưa tay gạt ra khiến cái ly đổ ụp xuống đất.

Người phục vụ vội cầm khăn lau chạy ra. Ông chồng đưa tay ngăn lại. Cầm chiếc khăn trên tay người phục vụ, ông ngồi xuống lau chỗ sữa đổ trên nền nhà. Sau đó, vì khách còn mang chiếc khăn lau vào tận bên trong rồi mới trở lại chỗ ngồi. Một thái độ cư xử thật đẹp.

Lần khác, tại khu vui chơi Disneyland ở California (Mỹ), tôi đang bỏ que kem vào thùng rác thì có bàn tay nhỏ xíu khều khều tay tôi. Đó là một bé gái khoảng bốn tuổi, tay cầm vỏ kẹo.

Em đề nghị tôi bế lên để tự tay bỏ vỏ kẹo vào thùng rác. Xong, em vui vẻ cảm ơn tôi rồi chạy về phía bố mẹ đang đứng gần đó. Họ đang quan sát em và tôi với nụ cười thân thiện. Suốt ngày hôm ấy, tôi đi chơi trong khu Disneyland với cảm giác thật thư thái, yêu đời.

Sao việc giữ gìn sạch đẹp môi trường lại liên quan đến nhân cách của con người. Trong một xã hội nhiều thành phần, nhiều giai cấp, đòi hỏi phải có ứng xử đồng bộ là điều rất khó.

Bạn không thể yêu cầu người lao động nghèo khó phải có chung cảm nghĩ, cách ứng xử như những ai dư dả, sống trong ngôi nhà khang trang.

Môi trường sống ảnh hưởng rất nhiều đến cách ghi nhận sự việc của mỗi người. Có những Nhà hàng, Khách sạn sang trọng, nơi mọi người đi nhẹ, bước khẽ, nói thầm. Cũng có những quán lẩu vệ đường, nơi người ta có thể hò hẹn cụng ly chan chát, trả lời điện thoại ầm ĩ thâm chí khạc nhổ ngay dưới chân. Vấn đề là bạn có hò hét theo họ không? Có to tiếng, chửi thề như họ không?

Tôi cho rằng với những người trình độ văn hóa thấp, môi trường sống thiếu thốn đủ điều, tiếng chửi thề giống như cách biểu lộ cảm xúc. Bạn có thể nhìn, nghe mấy người khuân vác, các chị bán tôm cá, những người quét dọn chợ... chửi nhau ầm ĩ bằng những ngôn từ sống sượng mà không có cảm giác khó chịu, e dè gì lắm.

Trình độ như thế, cảm nhận như thế thì hành xứ phải như thế, không có gì lạ. Thế nhưng, với những người có trình độ văn hóa cao, cuộc sống tương đối đầy đủ, tiếng chửi thề nói lên điều gì?

Trong một lần ngồi cùng bạn bè ở nơi được mệnh danh là dành cho giới văn nghè sĩ ở đường Trần Quốc Thảo, TP. Hồ Chí Minh, tôi chứng kiến nhiều thái độ hành xử không đẹp của một số người trong giới này.

Một anh nhà thơ luôn vỗ ngực tự xưng mình là thiên tài, khen mình là cao cấp, văn chương trên đỉnh, nhưng hễ mở miệng được mười từ thì câu chửi thề lại nhảy tọt ra.

Một anh họa sĩ bình phẩm về đồng nghiệp bằng những ngôn từ dè bỉu, thò tục.

Một nhạc sĩ đàn anh chửi tác phẩm của đờn em là rác, phế thải.

Một cô ca sĩ gọi đối thủ của mình là con này, con kia...

Tóm lại, những ngôn ngữ, hành động này thật một trời một vực với những gì họ đã phổ biến trong xã hội. Tòi tự hỏi, nếu độc giả, khán giả chứng kiến, nghe được những gì thần tượng cua mình "phun" ra trong bàn nhậu, họ sẽ thất vọng đến mức nào?

Đến đây, tôi chợt nhớ tới chuyện của một đôi vợ chồng nhà báo. Cả hai đều khá nổi tiếng trong ngành nghề và xã hội. Nhìn họ, không ai có thể tin được khi cãi nhau, hai người dùng ngôn từ đến "rắn ngoài đường cũng phải trốn vào hang".

Một anh thợ hồ đang sửa nhà cho họ phải ngạc nhiên thốt lên: "Các bóc ấy cãi nhau một tiếng đồng hồ mà bằng chúng cháu chửi nhau cả năm". Cái lắc đầu của anh thợ hồ như nói lên cảm giác thất vọng: Giới trí thức, thượng lưu mà thế này ư?

Điều này cho thấy, việc giữ gìn vẻ đẹp nhân cách của chính mình hết sức quan trọng. Làm một người bình thường trong xã hội đã khó, huống gì làm người của quần chúng, là mẫu mực để nhiều người hướng đến, noi theo. Một lỗi như của bạn cũng khiến mọi người bình phẩm, chê trách.

Chẳng hạn như chuyện của Mai Phương Thúy. Cô là hoa hậu di làm từ thiện nhiều nhất trong số các hoa hậu Việt Nam từ trước đến giờ. Như chúng ta biết, có rất nhiều người làm từ thiện trên cả nước. Thế nhưng, nói đến tên họ, ít người quan tâm.

Những nhàn vật nổi tiếng như Mai Phương Thúy, Việt Trinh, Phương Thanh... đi đến đâu là có hàng nghìn con mắt nhìn vào. Vì thế mới có chuyện người ta chè: "Cô bé Mai Phương Thúy đi thăm hỏi người bị tai nạn sập cầu Cần Thơ mà diện áo bà ba hồng, đeo hoa tai hồng, kỳ qúa"?. Vẻ đẹp bề ngoài không phù hợp với bối cảnh đã vô tình tước đi ýnghĩa của hành động đẹp mà cô làm.

Như thế, vẻ đẹp nhân dáng rốt quan trọng đối với mỗi người. Nói đúng hơn, phong thái và ngôn ngữ của một người thường giúp hoặc hại người ấy tùy theo cách sử dụng.

Vừa qua, trong cuộc thi Hoa hậu Thế giới người Việt,Ngô Phương Lan đã làm hòi lòng hàng triệu người xem nhờ thái độ lịch thiệp, khiêm tốn, dịu dàng. Vẻ đẹp bên ngoài lẫn cách ứng xứ khéo léo đã giúp cô đoạt được ngôi vi Hoa hậu giữa một rừng sắc đẹp ngang ngửa với mình.

Ngoài vẻ đẹp nhân cách và hình thức, vẻ đẹp của lòng vị tha cũng rất được hâm mộ. Chẳng hạn phong trào "cái ôm miễn phí" đem lại sự thân thiện cho cộng đồng do Lê xuân Khoa, Nguyễn Hoài Nghĩa khởi xướng. Chuyến chạy bộ xuyên Việt nhằm ủng hộ bệnh nhân ung thư của Lê Việt Hồng, vượt lên số phận, giúp đỡ người nhiễm HIV của Phạm Thị Huệ. Còn rất nhiều nghĩa cử, phong cách sống vì mọi người mà chúng ta thường gọi là cử chỉ đẹp trong xã hòi. Như thế, giữa những hạt sạn đen, xám của cái chưa đẹp nhiều viên ngọc trắng sáng của cái đẹp vẫn bật lên, rạng ngời trong cuộc sống.

Vẻ đẹp của tâm hồn tùy thuộc môi trường sống

Trở lại với hôm tôi đi nhà sách. Thật vui mừng khi biết lượng sách dạy làm người, sách sống đẹp bán rất chạy. Không chỉ phụ huynh mua cho con cái, ngay cả họ cũng muốn rèn luyện bản thân để tốt đẹp hơn.

Chị Huỳnh Thị Lý, nhà ở đường Nguyễn Kim, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh, chia sẻ: "Một hôm đứa con trai sáu tuổi của tôi nói: sao đi siêu thị, má không thay đồ đẹp mà mặc đồ bơi con thấy kỳ lắm. Tôi giật mình, vội trả lời cho qua, nhưng sau đó không bao giờ ra đường mà yphục chưa chinh tề. Hôm nay đi mua sách cho cháu, nhân tiện tôi chọn mấy cuốn dạy cách ứng xử, giao tiếp về đọc để biết cách cư xử lẫn dạy con sau này".

Con mắt của đứa trẻ sáu tuổi biết đánh giá thế nào là cái đẹp, hẳn cũng sẽ thắc mắc trước những cảnh khoe nội y, vứt rác, chửi bới, văng tục trên đường. Tùy theo sự giải thích của người lớn, bé có thể loại bỏ những hành động ấy trong hành trình lớn lên hoặc bắt chước như chuyện hiển nhiên.

Thay cho lời kết chúng ta có thể khái quát rằng Vẻ đẹp quanh ta chính là những gì đang hiện hữu quanh ta, cảm nhận được rằng chúng có sẵn, có nhiều, nhưng để đánh thức, bừng sáng chúng lên hay ngày một lụi tàn đó cũng chính là trách nhiệm của mỗi cá nhân - con người, mỗi công dân trong xã hội mà chúng ta đang sống.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mở rộng không gian lối sống để bảo vệ các giá trị

    03/03/2016Cao Tự ThanhDi sản văn hóa truyền thống bao gồm cả các giá trị vật thể lẫn phi vật thể cũng bị đặt trước nhiều thách thức mới, trong đó nổi bật là tình trạng mất mát chưa từng có so với trong những giai đoạn thời bình trước kia. Đây là một nguy cơ mà nhiều năm qua đã không ngăn chặn được...
  • Mọi nền văn hóa đều đẹp

    12/04/2014GS, TS Phạm Đức DươngTrong sự vươn lên của các Quốc gia Châu Á cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ 21, nhiều người đã đi tìm câu hỏi: Phải chăng nền văn hóa Châu Á đang trở lại thời kỳ phát triển rực rỡ, thậm chí có xu hướng vượt trội so với các nền văn hóa khác...
  • Văn hóa trong phát triển

    11/09/2013Nguyễn Lân DũngVăn hóa đâu phải là sự thăng hoa, sự phản ánh của kinh tế. Đâu phải kinh tế cần đi trước, có tiền thì mới có điều kiện phát triển văn hóa. Ngược lại muốn làm kinh tế, muốn quản lý kinh tế phải có văn hóa...
  • Về môi trường văn hóa và môi trường văn hóa ở Việt Nam

    08/07/2007Hồ Sĩ QuýViệc sửdụng lý thuyếtmôi trường văn hoá làmột cách kiến giải mới,một phương án tưduy mới về những vấn đề quen thuộc. Tác giảđã sửdụng lượng thông tin rất phong phúđể lý giải môi trường văn hoá Việt Nam từ các phương diện: tư tưởng- lý luận,kinh tế xãhội, đời sống tinh thần xã hội. Trêncơ sởđó, tác giả đưa ra kết luận rằng, nét chủđạo của môi trường văn hoá Việt Nam hiện naylà tốt đẹp và lành mạnh...
  • Phát triển xã hội tự quản

    05/07/2007Nguyễn Ngọc ĐiệnTrật tự xã hội, được coi là mục tiêu khách quan của pháp luật, được bảo đảm không chỉ bằng cách áp dụng pháp luật, mà còn có thể dựa vào các chuẩn mực khác. Chẳng hạn, cả mua vé và xếp hàng để mua vé nghe ca nhạc đều là những hành vi cần được thực hiện trong khuôn khổ trật tự xã hội. Nhưng mua vé là một giao tiếp được pháp luật ràng buộc; còn xếp hàng lại là một giao tiếp thuần tuý xã hội, chỉ chịu sự chi phối của những quy ước mặc nhiên hình thành trong cuộc sống dân sự...
  • Soi vào sách để sống không sai lầm

    05/06/2007Vương Mông - Nhuệ Anh dịch từ Nhân dân nhật báo hải ngoại bản, 15/05/2007Một vòng hội chợ sách toàn quốc ở Trùng Khánh, ấn tượng còn lại trong tôi, ấy là địa điểm rộng, người ghé thăm cực kỳ đông, không chỉ là một hội chợ sách mà còn là một ngày hội đọc sách, ngày tết văn hóa. Điều này cũng nói lên rằng, trong thời đại Internet, không ít người vẫn giữ được cảm tình với sách.
  • Xây dựng văn hóa người Hà Nội: Phải từ ý thức mà nên

    07/05/2007Nhâm TâmNhiều người đã từng đi tham quan nước ngoài đều nhận thấy. Ở Hà Nội hành vi mất an ninh trật tự, gây ô nhiễm môi trường, hàng quán lộn xộn... tại nơi công cộng, đặc biệt tại các khu di tích, điểm du lịch văn hóa còn tồn tại nhiều. Nguyên nhân chính của tình trạng này vẫn là do ý thức của người dân. vì vậy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức văn minh đô thị là rất cần thiết.
  • Đàm về quan hệ giữa người & người…

    06/02/2007Hằng NgaVăn hoátạo nênsự khác biệtcửa mỗi quốcgia, dân tộc. Văn hoálà độnglực củasự phát triển. Mỗi quốc gia dùcó phát triểnđến mấy đều cò bản sắc văn hoá riêng và luôn lấyđó làm niềm tự hào dân tộc. Song từ góc độ sâu xa, không hẳn mỗi một nền văn hoá đềuđã có sự hoàn thiện...
  • Văn hoá và... “văn hoá”

    21/12/2006Lê Thanh ĐứcQuá khứ văn hoá có trở lại được không, quá khứ văn hoá không việc gì phải “trở lại”, nhưng thích nghi, dịch chuyển và tiếp biến liền mạch sang hiện tại và cả tương lai. Hình thái có thể khác, nhưng tinh hoa không mai một...
  • Sống với nghịch lý

    21/03/2006Nguyễn Thúc HảiNhững nghịch lý về thời gian và công nghệ luôn luôn tồn tại và mỗi con người sẽ phải chọn cho mình cách ứng xử thích hợp để…
  • xem toàn bộ