Mối tình bí mật của Einstein với nữ điệp viên Liên Xô

11:35 SA @ Thứ Tư - 05 Tháng Tám, 2015

Ít người biết những năm cuối đời, nhà bác học lừng danh Einstein đã có mối tình lãng mạn với một mỹ nhân đồng thời là điệp viên của Liên Xô.

Xem thêm: Einstein - cuộc đời và sự nghiệp

Một mối tình lãng mạn

Năm 1935, nhà bác học lỗi lạc Einstein đang công tác tại đại học Priceton của Hoa Kỳ. Chính tại đây ông đã bị tiếng sét ái tình làm cho mê mẩn.

Số là năm đó trường Priceton có nhã ý tạc một bức tượng Eintein để trưng bày. Họ đã mời nhà điêu khắc tài hoa người Liên Xô là Conencov thực hiện bức tượng này. Conencov có một người vợ không chính thức tên là Margarita rất xinh đẹp. Khi Einstein gặp Conencov để làm mẫu cho nhà điêu khắc thực hiện công việc đã trông thấy Margarita lần đầu tiên và ngay lập tức bị cuốn hút.
Einstein và Margarita ở Mỹ. Ảnh: Internet.

Margarita vốn sinh ra trong một gia đình quý tộc tỉnh lẻ và từng học Đại học Luật ở Moscow. Bà là một người có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành lại có trí thông minh bẩm sinh do vậy càng hấp dẫn. Nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng của Liên Xô đương thời đã phải xiêu lòng trước sắc đẹp của Margarita như nhà văn Ivan Bunin (người sau này được Nobel Văn học).

Margarita Konenkova
Sau đó Margarita lọt vào mắt xanh của nhà tạc tượng nổi tiếng Conencov. Mặc dù khi đó Conencov đã 42 tuổi trong khi Margarita mới độ tuổi 20 nhưng không gì ngăn cản được họ đến với nhau.

Mặc dù thế, gia đình Margarita thẳng thừng từ chối khi Conencov đến xin cưới. Điều này khiến Conencov đau khổ đóng kín cửa ở trong phòng luôn vài ngày. Nhưng chính Margarita ngay sau đó đã chủ động đến phòng Conencov tình nguyện chung sống với người nghệ sĩ này.

Bức tượng Margarita do Conencov tạc

Họ đã chung sống với nhau nhiều năm ở Liên Xô. Năm 1923 hai người sang Mỹ dự một cuộc triển lãm quốc tế và quyết định ở lại Mỹ. Đó là quãng thời gian trước khi Margarita gặp Einstein để mang lại cho nhà bác học lừng danh những năm tháng hạnh phúc.
Cuốn sách Các điệp viên và điệp vụ lừng danh thế giới của Nxb Lao Động và Trung tâm Văn hóa Đông Tây ấn hành cho biết Margarita cũng ấn tượng sâu sắc về Einstein ngay trong lần gặp đầu tiên. Bà cảm nhận về Einstein: “Ông ấy là người khiêm nhường, không thích các cuộc hội hè, thường hay nói đùa là mình nổi tiếng chỉ vì có mái tóc xù như sư tử. Trong lúc chồng tôi vẽ chân dung ông, ông kể rất sinh động và mê say về thuyết Tương đối của mình. Tôi chăm chú lắng nghe nhưng còn rất nhiều điều không hiểu nổi. Sự chăm chú của tôi động viên được ông ấy, khiến ông vớ lấy tờ giấy vẽ sơ đồ và hình họa để thuyết minh cho tư tưởng của mình. Đôi khi những lời diễn giải bỗng thay đổi tính chất, chuyển thành chuyện đùa. Chính trong thời điểm như vậy chúng tôi đã cùng vẽ một bức chân dung Einstein và ông ấy đã nghĩ ra cái tên tác giả là Almar (Albert + Margarita)”.
Mặc dù lúc này Einstein đã 56 tuổi còn Margarita 39 tuổi nhưng sự thể hiện tình yêu của họ vẫn rất cuồng nhiệt và lãng mạn. Einstein đã bạo gan viết một bài Sonat gửi cho Margarita với những lời lẽ lãng mạn như:

“Hãy tới Priston với anh trong đời thực
Để nghỉ ngơi để tĩnh tâm đôi chút
Ta sẽ cùng đọc Lev Tolstoi
Em sẽ ngước nhìn anh khi mệt mỏi
Đôi mắt dịu dàng êm ái bình yên
Và anh thấy ánh trời sáng bừng lên
Em vẫn nói em yêu anh có thể…”

Với sự bàng quan của nhà tạc tượng Conencow, nhiều năm sau đó, Einstein và Margarita thường xuyên gặp gỡ nhau, cùng nhau nghỉ hè…Thậm chí để có điều kiện gần gũi tình nhân, Einstein còn viết một bức thư cho Conencow rằng, theo ý kiến của một bác sĩ bạn của ông, Margarita nên thường xuyên tới vùng Saranak Lake nghỉ vì ở đó có khí hậu thích hợp với những người mắc một căn bệnh bí hiểm như bà. Ai cũng biết rằng tại khu vực đó, Einstein luôn duy trì du thuyền nổi tiếng của mình và ông cũng đã thuê tại đó ngôi nhà số 6.

Tình yêu và bom nguyên tử

Thực tế Margarita cũng có tình cảm với Einstein nhưng ngoài tình yêu, việc bà đến bên Einstein còn nằm trong một kế hoạch tình báo của Liên Xô nhằm moi bí mật công nghệ bom nguyên tử của Mỹ.

Từ khi sang Mỹ, Margarita đã trở thành một mắt xích trong lưới tình báo của Liên Xô ở Mỹ. Bà nhận chỉ thị trực tiếp từ Lisa Zarubina – vợ của trưởng cơ quan tình báo Liên Xô ở Mỹ. Mặc dù các tài liệu không nói cụ thể là việc Margarita quen Einstein là vô tình hay hữu ý nhưng có nhiều khả năng cho thấy nó là sự sắp xếp của cơ quan tình báo Liên Xô.
Thông qua Einstein, Margarita đã thu nhận được những thông tin cần thiết về quá trình chế tạo bom nguyên tử của Mỹ đồng thời cũng “cấy” thêm được những điệp viên khác vào môi trường thân cận với nhà bác học đại tài này. Cũng thông qua Einstein, Margarita đã biết ngày Mỹ thử quả bom nguyên tử đầu tiên (16/7/1945) tại bang New Mexico hai tuần trước khi sự kiện này xảy ra.

Tuy nhiên các tài liệu và thông tin lấy được vẫn chưa đủ để Liên Xô tự sản xuất bom nguyên tử. Do vậy nhiệm vụ nặng nề lại được giao cho Margarita.

Vào lúc này Margarita đã muốn trở lại Liên Xô vì đã xa quê hương hơn 20 năm. Tuy nhiên cơ quan tình báo Liên Xô ra điều kiện phải làm sao để Einstein cung cấp thêm thông tin về bom nguyên tử thì mới được trở về.

Nhiệm vụ thật khó khăn, Margarita không có cách gì khác hơn đành phải “đánh bài ngửa” nói thật với Einstein và cầu mong một sự giúp đỡ. Tất nhiên Einstein có những ngạc nhiên nhưng rồi cuối cùng vì tình yêu ông đã làm hết sức mình.

Einstein và Margarita

Riêng câu chuyện này, cuốn Lật lại những trang hồ sơ mật của Nxb Thông tấn lại có thêm một chi tiết nữa rằng việc Einstein cung cấp thông tin cũng không hoàn toàn chỉ vì tình yêu.

Tài liệu này viết: “Sau khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Albert Einstein cũng như nhiều nhà khoa học tham gia dự án Manhattan (dự án chế tạo bom nguyên tử của Mỹ) luôn cảm thấy dằn vặt lương tâm. Ông cũng muốn cung cấp cho Liên Xô những tin tức liên quan đến việc nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử để tạo thế cân bằng, không cho Mỹ độc quyền bom nguyên tử tác oai tác quái”.

Sau phi vụ này, Margarita được rút về Liên Xô. Ban đầu Einstein lưu luyến muốn giữ bà lại nhưng sau đó ông nhận ra rằng điều đó quá nguy hiểm cho tình nhân nếu Mỹ phát hiện ra bà là gián điệp. Bởi vậy hai người đã chia ly.

Người ta nói rằng đến cuối đời (Einstein mất năm 1955) ông vẫn giữ nguyên vẹn những tình cảm tốt đẹp nhất về Margarita – người đã làm ông hạnh phúc nhất trong đời. Còn Margarita trở về Liên Xô nhưng lúc nào cũng nhớ nhung Einstein. Để xoa dịu nỗi đau tình cảm của bà, tình báo Xô Viết đã tạo điều kiện để bà và Einstein trao đổi thư từ gián tiếp qua một người khác. Chỉ đến khi Mỹ và Liên Xô xảy ra Chiến tranh Lạnh thì họ mới phải cắt đứt mọi liên lạc. Cho đến khi chết, Margarita đã yêu cầu người nhà hủy hết giấy tờ tư liệu liên quan đến đời tư của bà nhưng vẫn giữ lại bên mình 9 bức thư tình và chiếc đồng hồ của Einstein tặng trước lúc chia ly.

Dưới đây là bức thư tình của Einstein viết cho bà Margarita trong tâm trạng buồn phiền, khi không nhận được thư của người mình yêu.

Margarita thương yêu nhất đời của anh!

Anh chẳng thể nào nhận được thư em và em cũng không nhận được thư anh; thế là hai ta đều không thể biết tin tức của nhau. Anh vắt óc suy nghĩ mãi để tìm cách giải quyết chuyện gay cấn này. Cho dù ai cũng bảo anh thông minh, thế mà bây giờ anh lại chịu chết chẳng biết làm thế nào. Anh đang đọc mấy cuốn sách nói về yêu thuật và đoán trước. Qua đó, anh thấy là trong cõi u minh có một con yêu quái đang chắn giữa hai chúng mình, nó đánh cắp những bức thư chúng mình gửi cho nhau.

Cầu mong em được sống một cuộc đời như ý, toại nguyện. Ở đây anh vẫn bình thường, công việc rất thuận lợi. Anh đang nằm bò trên xô-pha miệng ngậm chiếc tẩu em tặng, tay cầm cây bút chì yêu quý của em để viết lá thư này. Chúc em mọi sự như ý!

Hôn em. A.E của em.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Einstein - chiến sĩ vì hòa bình

    26/04/2019GS-TS Lê Minh TriếtNgày nay, không ít người cho rằng Einstein tích cực đấu tranh chống sử dụng vũ khí hạt nhân là do sự ân hận đã ký tên vào lá thư ngày 2/8/1939 khuyến cáo Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ Roosevelt cho xúc tiến nghiên cứu phản ứng phân hạch dây chuyền urani dẫn đến đề án Manhattan chế tạo bom nguyên tử.
  • Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học

    28/10/2014Nguyễn Tấn HùngEinstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói....
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Nhà vật lý Albert Einstein và những lá thư chứa đầy bí mật bất ngờ

    31/08/2009Quách HòaLá thư trên của Einstein là một trong những tài liệu lần đầu tiên được công bố trong tập 12 của bộ toàn tập các tài liệu liên quan tới nhà bác học vĩ đại này. Lá thư được các nhân viên của Viện Kỹ nghệ California biên soạn và vừa được công bố trong mùa hè năm 2009. Trong bộ toàn tập có hơn 100 lá thư cũng như một số bài trả lời phỏng vấn và bài giảng của Albert Einstein.
  • Thời gian và “Những giấc mơ của Einstein”

    05/02/2007Y TrangCó một nhà triết học đã định nghĩa rằng: “Con người là con vật biết mình phải chết”. Đó là phẩm chất đặc biệt và cũng là nỗi suy tư lớn nhất của con người khi bắt đầu phải đặt các câu hỏi - phần lớn là vô vọng - về thời gian...
  • Bao giờ sẽ xuất hiện 'Einstein mới' ?

    03/01/2006Thuận An (theo AP)Liệu sẽ có một Einstein khác trên bầu trời khoa học? Đây là chủ đề tranh luận ngầm đang diễn ra tại các cuộc hội thảo tưởng nhớ nhà bác học lừng danh suốt năm nay. Nhưng có thể từ nay đến đó sẽ dài hơn. Ít nhất, cũng đã có hơn 200 năm cách biệt giữa Einstein và "đối thủ" gần ông nhất - Isaac Newton.
  • Từ Newton đến Einstein

    19/11/2005Nguyễn Văn TrọngẢnh hưởng của hai thiên tài Newton và Einstein được thừa nhận là những thiên tài khoa học lớn lao nhất mà nhân loại từng biết đến. Đóng góp của các ông tạo nền móng cho tòa lâu đài vật lý học hiện đại và ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều ngành khoa học khác. Các thành tựu khoa học đã dẫn đến cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật...
  • Cái lý và nghịch lý qua Einstein - dấu ấn trăm năm

    07/11/2005GS. TS. Phạm Duy HiểnBạn hãy tìm lấy những giây phút tĩnh lặng một mình dưới bầu trời đêm, ngắm nhìn những ngôi sao leo lét phía chân trời. Biết đâu cái thế giới xa xăm ấy đã lụi tàn hàng trăm triệu năm trước mà ánh sáng vẫn cứ lầm lũi hành trình qua vũ trụ mênh mông để mang đến cho bạn những dấu ấn của một thời...
  • Sống với tinh thần Einstein

    07/11/2005Dấu ấn của Einstein có trong mọi lĩnh vực tuy đậm nhạt khác nhau. Điều mà tất cả diễn giả đều tâm đắc là sự đột phá mang tính cách mạng trong tư duy khoa học của Einstein.
  • xem toàn bộ