Cái lý và nghịch lý qua Einstein - dấu ấn trăm năm

04:38 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Mười Một, 2005
Bạn hãy tìm lấy những giây phút tĩnh lặng một mình dưới bầu trời đêm, ngắm nhìn những ngôi sao leo lét phía chân trời. Biết đâu cái thế giới xa xăm ấy đã lụi tàn hàng trăm triệu năm trước mà ánh sáng vẫn cứ lầm lũi hành trình qua vũ trụ mênh mông để mang đến cho bạn những dấu ấn của một thời.

Tận hưởng những giây phút được bay bổng trong cái bao la vô tận ấy của không gian và thời gian, có bao giờ bạn thấy ngỡ ngàng hóa ra ánh sáng mà giác quan ta không ngừng cảm nhận hằng ngày lại mầu nhiệm đến thế!

Vật lý học suốt thế kỷ 19 đầy ắp những công trình nghiên cứu về ánh sáng. Nó có hình hài ra sao, sinh ra và mất đi như thế nào, cái gì làm giá đỡ để nó có thể lan truyền được trong khoảng chân không vô tận của vũ trụ?

Cũng từ mảnh đất tư duy này mà bao nhiêu tên tuổi đã đi vào sử sách nhân loại. Nhưng họ vẫn không sao đặt chân đến kho báu mà Thượng đế đã cố tình giấu kín. Phải đợi đến đúng 100 năm trước đây, năm 1905 kỳ diệu, khi Albert Einstein công bố liền trong sáu tháng bốn công trình khai phá cho khoa học tiến sâu vào thế giới vi mô với thuyết lượng tử và thuyết tương đối là nền tảng. Từ đó nền văn minh của nhân loại đã tiến lên một tầm cao mới như ngày nay.

Người làm nên kỳ tích đó lại là một chàng trai 26 tuổi, mãi không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp đại học, đành phải bằng lòng làm một nhân viên bình thường ở Cục Cấp bằng sáng chế Thụy Sĩ miễn sao đủ tiền nuôi vợ nuôi con để còn rảnh tay đi đến tận cùng nơi kho báu, ước mơ vốn đeo bám từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường. Nghịch lý quá!

Nhưng những chuyện nghịch lý như thế đầy ắp qua cuộc đời và sự nghiệp của Einstein. Cái lý và nghịch lý đan quyện nhau, có khi cái nghịch lý là lớp sơn phủ lên cái lý, cũng có khi cái lý lại bắt nguồn từ chính cái nghịch lý. Bởi chúng ta vốn quen xem nghịch lý là những gì ngược với số đông, với chính thống, với đức tin và tập tục.

Einstein không thế. Ông tự do thoát ra khỏi những khuôn phép đó, nhờ vậy đối với ông dường như không thấy đường ranh rạch ròi giữa cái có lý và nghịch lý mà nhiều khi người khác thường xem là hai thái cực.

Đương nhiên, tự do có cái giá phải trả mà vĩ đại như Einstein đành chấp nhận. Và đây chính là bức tường thành sừng sững mà thế hệ ngày nay dù có muốn noi theo con người tiêu biểu nhất của thế kỷ 20 này cũng chưa chắc đã dám vượt qua.

Làm sao dám nghiên cứu khoa học mà không hề được ai tài trợ? Chẳng những thế lại sản sinh ra những công trình tầm cỡ nhất thế giới. Cái lý nằm ở đâu bên trong cái nghịch lý khổng lồ này?

Có đấy, đó chính là niềm đam mê khám phá, đam mê đến tột cùng cái đẹp của tự nhiên. Đó cũng chính là lẽ sống của họa sĩ, nhạc sĩ, nhà thơ, nhà nghệ thuật, những người luôn tìm thấy ở Einstein nguồn tư duy sáng tạo của mình.

Tại sao chỉ đeo bám theo những ý tưởng “mông lung” ít ai phải bận tâm trong cuộc sống thường nhật như không gian, thời gian, như hạt phấn hoa lơ lửng trong nước... mà Einstein lại in những dấu ấn đậm nét nhất trong rất nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, triết học, nghệ thuật và được bình chọn là gương mặt tiêu biểu nhất của thế kỷ 20?

Có thể chưa thật đầy đủ nhưng Einstein - dấu ấn trăm năm do Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với báo Tia Sáng vừa ấn hành đã cố gắng làm sáng tỏ phần nào cái nghịch lý dai dẳng và khổng lồ này trong thời đại chúng ta.

Nguồn:Tuổi Trẻ
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Einstein - chiến sĩ vì hòa bình

    26/04/2019GS-TS Lê Minh TriếtNgày nay, không ít người cho rằng Einstein tích cực đấu tranh chống sử dụng vũ khí hạt nhân là do sự ân hận đã ký tên vào lá thư ngày 2/8/1939 khuyến cáo Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ Roosevelt cho xúc tiến nghiên cứu phản ứng phân hạch dây chuyền urani dẫn đến đề án Manhattan chế tạo bom nguyên tử.
  • Albert Einstein: Đỉnh cao của khoa học và nhân văn

    15/03/2016Chu HảoEinstein đã vĩnh biệt chúng ta gần nửa thế kỷ rồi, nhưng tên tuổi và hình ảnh của ông sẽ mãi mãi sống cùng thời gian. Người đời sau sẽ vẫn cứ luôn luôn kinh ngạc trước trí tuệ siêu phàm của Einstein...
  • Albert Einstein và Giáo dục

    11/01/2016Nguyễn Ngọc ThuậnAnhxtanh đã phát biểu những tư tưởng của mình về một nền giáo dục căn bản cho xã hội hiện đại. Những tư tưởng đó được đăng rải rác ở nhiều nơi, chủ yếu vào những năm cuối đời và tập trung hơn cả là bài phát biểu của ông tại Albany, NewYork ngày 15/10/1936 nhân kỷ niệm 300 năm giáo dục Hoa Kỳ, rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập...
  • Einstein - cuộc đời và sự nghiệp

    30/10/2014Sau khi Thế Chiến thứ hai chấm dứt, có một nhà đại bác học được toàn thế giới ca ngợi về một phương trình lừng danh nhất của Khoa Học, đó là phương trình cho biết năng lượng của vật chất: E=mc2. Trong hàng chục năm trời, E = mc2 vẫn chỉ là đề tài của các cuộc tranh luận về mặt lý thuyết, nhưng sự san bằng thành phố Hiroshima vào năm 1945 do quả bom nguyên tử đã chứng minh sự thật của phương trình đó...
  • Albert Einstein - nhà khoa học, nhà triết học

    28/10/2014Nguyễn Tấn HùngEinstein nổi tiếng không chỉ vì những cống hiến của ông cho khoa học, mà còn ở những quan điểm của ông về nhiều vấn đề chính trị - xã hội, tôn giáo, đạo đức. Ông nói về chiến tranh và hoà bình, về tôn giáo, về nhân quyền, về chủ nghĩa dân tộc...Quan điểm của ông được bày tỏ một cách thẳng thắn, không khoan nhượng, nhiều khi có vẻ khi có vẻ ngây thơ, những người ta chú ý đến ông, lắng nghe ông nói....
  • Einstein là nhà văn ?

    19/10/2014Ai cũng biết Albert Einstein là nhà bác học vĩ đại, cha đẻ của thuyết tương đối, nhưng nhiều người không biết rằng ông còn là một nhà văn đa tài.
  • Quan điểm của Albert Einstein về Chúa

    13/11/2013Albert Einstein có những quan điểm về Chúa cùng các quan điểm duy vật khác hết sức đúng đắn, sắc sảo, tính nhân bản sâu sắc. A. Einstein phủ định khả năng tồn tại của Chúa từ góc nhìn của bản thể luận và nhận thức luận...
  • Newton và Einstein, Hai người khổng lồ cô đơn

    03/09/2013Phạm Nguyễn Việt HưngCả Einstein lẫn Newton đều có trí tuệ vĩ đại khiến cho mọi người đều biết về những cống hiến của họ và ngoài đó nữa. Newton đã phát minh ra phép tinh vi tích phân, đã phát biểu các định luật của cơ học và đưa ra định luật vạn vật hấp dẫn. Còn Einstein đã đặt cơ sở cho hai toà nhà chọc trời của vật lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và lý hiện đại, đó là thuyết tương đối hẹp và vật lý lượng tử, đồng thời cũng xây dựng một lý thuyết mới về hấp dẫn.
  • 6 cách để suy nghĩ như Einstein

    22/10/2005Nguyễn Bích Duyên (theo Futurist/Utne Reader)Làm thế nào các thiên tài cho ra đời những phát minh? Đâu là mối liên hệ giữa hai lối suy nghĩ, một đã tạo ra Mona Lisa với một đã phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn? Chúng ta học được gì từ cách thức suy nghĩ của những Galileo, Edison và Mozart trong lịch sử?
  • Einstein và các cuộc cách mạng tư duy khoa học trong thế kỷ 20

    15/08/2005Phan Đình DiệuNhững biến đổi cách mạng về tư duy trong vật lý học hiện đại, đánh dấu bởi việc ra đời thuyết tương đối, vật lý lượng tử, và gần đây hơn là hiện tượng “hỗn độn tất định” cùng với sự xuất hiện của khoa học của thế kỷ 20 nói chung một khung mẫu tư duy hoàn toàn mới, hứa hẹn đưa đến những bước tiến mới cho nhận thức của con người về vũ trụ, tự nhiên, xã hội, và cả về chính mình...
  • xem toàn bộ