Einstein - chiến sĩ vì hòa bình
Ngày nay, không ít người cho rằng Einstein tích cực đấu tranh chống sử dụng vũ khí hạt nhân là do sự ân hận đã ký tên vào lá thư ngày 2/8/1939 khuyến cáo Tổng thống thứ 32 của Hoa Kỳ Roosevelt cho xúc tiến nghiên cứu phản ứng phân hạch dây chuyền urani dẫn đến đề án Manhattan chế tạo bom nguyên tử.
Ngày 6/8/1945, Mỹ đã ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hiroshima và 3 ngày sau đó (9/8/1945) quả bom nguyên tử thứ hai đã rơi xuống đầu nhân dân thành phố Nagasaki. Gần 200.000 người dân vô tội Nhật Bản đã trở thành nạn nhân của vũ khí hạt nhân hủy diệt hàng loạt. Di chứng phóng xạ vẫn còn kéo dài đến ngày nay.
Thực ra, khi ký tên vào lá thư, Einstein chỉ không muốn cho Đức quốc xã có trước một loại vũ khí hủy diệt. Ông suy tính đơn giản rằng Chính phủ Mỹ không bao giờ sử dụng loại vũ khí khủng khiếp đó trong bất kỳ tình huống nào, trừ khi an ninh của nước Mỹ bị đe dọa nghiêm trọng. Einstein, một người luôn luôn kiên định theo chủ nghĩa hòa bình, đã bị lừa.
Những năm đầu sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Einstein tận dụng mọi cơ hội kiên quyết lên án chính sách ngoại giao của Mỹ dựa trên sự độc quyền vũ khí hạt nhân, lên án mọi hành động gây căng thẳng trong quan hệ giữa các quốc gia trong cuộc chiến tranh lạnh do Mỹ chủ xướng.
Năm 1948 trong Lời kêu gọi đối với giới trí thức ông nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà khoa học trong cuộc đấu tranh ngăn chặn việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt. Và trước đó một năm, tại phiên họp long trọng của Liên Hiệp Quốc ở New York, Einstein kêu gọi mọi người phải nỗ lực để đạt tới “Sự hiểu biết trọn vẹn giữa các dân tộc, các quốc gia có các chính kiến khác nhau”.
Ngày 31/1/1950 Tổng thống Mỹ Truman công bố chương trình chế tạo các loại vũ khí hạt nhân, bao gồm cả bom khinh khí. Ngày 12/2/1950 Einstein đã lập tức lên tiếng trên đài truyền hình cảnh báo nhân dân Mỹ và toàn thế giới hậu quả khủng khiếp của vũ khí hạt nhân này.
Lời cảnh báo của nhà bác học có uy tín quốc tế lớn nhất lúc bấy giờ đã dấy lên phong trào phản đối việc chế tạo bom khinh khí ngay trong lòng nước Mỹ và trên toàn thế giới.
Ngay ngày hôm sau báo chí ở Mỹ và nhiều tờ báo trên thế giới đã chuyển tiếp lời cảnh báo của Einstein. Nhưng cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân vẫn tiếp diễn giữa hai cường quốc Mỹ và Liên Xô.
Einstein ý thức rằng lời kêu gọi lẻ loi không có ảnh hưởng lớn, nên dù sức khỏe đã giảm sút đến mức đáng lo ngại, ông đã hưởng ứng lời kêu gọi của Russel ra lời kêu gọi do một số nhà khoa học có uy tín quốc tế cùng ký tên... và Lời kêu gọi Russel - Einstein đã ra đời. Einstein đã ký tên vào lời kêu gọi ngày 11/4/1955, một tuần trước khi qua đời trong niềm tôn kính và tiếc thương của toàn nhân loại.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Đừng sống chỉ vì hạnh phúc: Đi tìm lẽ sống của đời mình
13/07/2019Lê Hà dịchTôi sợ nhất là cái "văn hoá" phi văn hoá, phản văn hoá
29/04/2018Phan Thắng (thực hiện)Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)