Mổ xẻ hiện tượng niềm tin cao bay xa chạy
Người dân không tin vào những phát biểu của quan chức nhưng lại sẵn sàng tin ngay những sự việc có tính tiêu cực... “Niềm tin xã hội bị lung lay, nạn phản biện tràn lan...” là những hiện tượng mà PGS-TS Trịnh Hòa Bình - Phó Tổng Thư ký Hội Xã hội học Việt Nam đưa ra khi nhìn vào thực tế hiện nay.
PGS-TS Trịnh Hòa Bình nhận xét: “Những phản biện của dư luận liên quan đến việc xử phạt công dân nói xấu lãnh đạo trên Facebook xảy ra ở An Giang chẳng hạn, những phản biện như thế là cần thiết”.
Chỉ tin vào chính mình
.Phóng viên: Thời gian gần đây có nhiều hiện tượng xã hội mà ngay khi xảy ra dư luận đều tập trung phê phán khi chưa tìm hiểu căn nguyên, ví dụ như những phát ngôn của các vị quan chức, lý do gì dẫn đến thực tế trên, thưa ông?
. Việc mất niềm tin đó còn có nguyên nhân từ đâu nữa không?
+ Rất nhiều, cụ thể như từ giáo dục. Ở nước ta đang thịnh hành kiểu giáo dục nêu gương. Khi có những người ngồi ở vị trí cần phải nêu gương nhưng lại có hành vi lệch lạc thì khiến người muốn học theo cảm thấy bị lung lay niềm tin ở chính những “tượng đài” nêu gương ấy. Có người hỏi tại sao bây giờ người ta ăn cắp nhiều thế, trộm cướp nhiều thế… nó có liên quan với điều tôi đã nói ở trên.
. Cụ thể liên quan như thế nào, thưa ông?
+ Liên quan vì giá trị thực và giá trị ảo đảo lộn. Có một hình ảnh miêu tả rất rõ chuyện này. Một con cọp bê con trâu đi qua sân thì mọi người trầm trồ ngưỡng mộ, trông rất hoành tráng nhưng hai con chuột nhắt mà tổ chức ăn trộm, bê một quả trứng đi thì bị xỉa xói là nham hiểm, xảo quyệt. Theo những con số được công bố thì số lượng tội phạm tham nhũng bị xử trí một cách quyết liệt rất thấp. Các kết quả phòng, chống tham nhũng của chúng ta là nửa vời, tỉ lệ thấp, kết án, công bố được cắt gọn, các vụ án thì được lựa chọn án điểm… Đó là những thực tế “đóng góp” vào những sự việc trên.
. Cá nhân tôi cảm nhận thực tế cuộc sống với “nỗi ám ảnh về niềm tin” đang tồn tại và càng có xu hướng bộc lộ rõ ràng hơn, ông có nghĩ như vậy?
+ Hiện nay cái gì đưa ra người ta cũng phản biện, cái gì người ta cũng nghi ngờ. Tử tế tốt đẹp hay ho cũng nghi ngờ. Họ muốn thông qua câu chuyện nghi ngờ để kiểm tra, nghi ngờ để chất vấn và rồi có niềm tin, sự xác tín. Trong những trường hợp nào đấy đúng là phản biện, nghi ngờ là cần thiết nhưng bây giờ có những nghi ngờ vô lối và điều đó phản ánh sự mất niềm tin sâu sắc. Thực tế là có việc phản biện tràn lan, bất cứ cái gì người ta cũng không tin.
Tràn ngập chủ nghĩa bi quan
. Với thực tế như trên sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho xã hội?
+ Xã hội sẽ tràn ngập chủ nghĩa bi quan, thiếu lòng tin lẫn nhau làm cho xã hội của chúng ta ngày càng giảm thiểu đi các giá trị nhân văn và điều đó liên quan đến hệ giá trị xã hội. Nói tưởng xa nhưng tội ác, thiếu trung thực đều có bà con với nhau, đỉnh điểm là tội ác còn giả dối, thiếu trung thực, chủ nghĩa thành tích, cố đấm ăn xôi, đó là một hệ thống phản giá trị vận động nếu nói theo giá trị học.
. Ông có thể phân tích rõ hơn sự liên quan giữa việc mất niềm tin với tội ác?
+ Mặc dù khi nhìn vào chân dung, lý lịch của những kẻ thủ ác chúng ta thấy nó không học hành, không thế này, thế kia nhưng chắc chắn nó liên quan đến nhau nếu chúng ta xem xét về mặt sơ đồ về bình diện xã hội. Mất niềm tin không biết đi đâu về đâu, không có điểm tựa, không có nâng giấc, không có chỗ để học hỏi nên đành phải tựa vào chính nó mà chính nó lại thiếu kỹ năng, thiếu học hành, thiếu bài bản, bản thân con người ấy không những không toàn bích, không hoàn thiện mà còn đầy lệch lạc và nó chỉ biết tin vào nó thì sẽ đưa ra các hành xử lệch lạc. Câu chuyện “bà con” giữa mất niềm tin với phạm sai lầm và tội ác hoàn toàn có khả năng xảy ra.
. Vậy tác động của việc mất niềm tin đó đối với những công dân bình thường trong xã hội thì sao, thưa ông?
+ Con người ngày càng có nhiều áp lực, áp lực cuộc sống, áp lực vị kỷ để tăng trưởng, để cải thiện chất lượng cuộc sống một cách ngày càng lớn hơn. Họ phải xoay trở để tự đối phó. Mất niềm tin ở hệ thống giáo dục thì tìm cách để cho con đi du học, mất niềm tin ở y tế thì đưa con đi tiêm chủng ở nước ngoài...
Cần điều chỉnh sự phản biện
. Tuy nhiên, nhìn ở một khía cạnh khác sự phản biện đó cũng có những điểm tích cực chứ?
+ Rõ ràng việc phản biện đó cũng là cách để người ta thể hiện rằng họ không chấp nhận giá trị ảo, cái giả dối. Thế nào đi chăng nữa cũng tạo áp lực cho những người phải chịu trách nhiệm về những thiết chế, sự kiện, nhân vật, hiện tượng đó phải kiểm tra lại và phải điều chỉnh.
. Như thế để cho sự phản biện giữ được những yếu tố tích cực, hạn chế những phản biện tràn lan gây ảnh hưởng không tốt…, theo ông cần những điều chỉnh gì?
+ Nó đòi hỏi sự điều chỉnh tổng thể. Theo tôi, chừng nào phía hành xử, phía nắm pháp luật, phía chịu trách nhiệm không thay đổi thì chừng đó vẫn cho thấy sự trì trệ. Việc chấp nhận các ý kiến khác nhau lâu nay chúng ta chỉ nói chứ không có hiệu quả thiết thực, phải đổi mới một cách thực chất, biết tôn trọng các ý kiến khác nhau để đạt tới sự thống nhất trong đa dạng.
. Còn đối với phía những người góp ý, phản biện?
+ Cộng đồng những người cho ý kiến cần phải xem xét, nghiên cứu đầy đủ trước khi cho ý kiến thay vì nói cho sướng mồm mà không biết hiệu quả đi đến đâu, đi kèm theo đó là có cơ chế thưởng, phạt tôn vinh cho những người đưa ra kiến giải đúng. Một khi nảy sinh sự tranh chấp dẫn đến sự bình giá thế này thế kia thì kết cục như thế nào cũng phải có sự tôn vinh người đưa ra kiến nghị, giải pháp đúng thì nó sẽ tôn thờ, khẳng định được giá trị cơ bản, giá trị đúng, chân thiện mỹ được thừa nhận, xã hội mới vận hành tử tế, lành mạnh được.
. Xin cám ơn ông.
Những vụ nổi cộm - Vào năm 2013, cộng đồng mạng xôn xao quanh một bài viết về xe hủ tiếu nấu nước lèo bằng chuột cống tại TP.HCM, đăng tải trên một trang web. Rất nhiều bình luận của người dùng về thông tin này hướng tới việc phê phán hành vi kinh doanh thiếu đạo đức của người bán hàng. Tuy nhiên, ngay sau đó qua nhiều kênh kiểm chứng đã cho kết quả thông tin kể trên không xác thực. - Vào tháng 9-2015, hình ảnh một em bé trần truồng, cổ bị buộc một sợi dây và cúi xuống ăn thức ăn trong bát dành cho chó được Đ.D đăng tải với dòng chú thích: “Nghe đâu vợ chồng này ở Thái Nguyên, thích con trai mà lỡ sinh con gái nên hành hạ con bé như thế”. Chỉ sau ít phút, bức ảnh này đã gây tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội và được các bà mẹ, nhất là những bà mẹ có con gái sôi sục tức giận. Tuy nhiên, theo xác minh, những bức ảnh này hoàn toàn không phải xảy ra ở Thái Nguyên mà là chuyện xảy ra ở Philippines vào hồi tháng 5-2015 và gây bão trong dư luận thế giới. Những bức ảnh kinh khủng này xuất hiện ở Facebook bằng tài khoản của Ayra Dela Cruz Francisco, trong đó người mẹ của em bé gọi con là “thú cưng mới của tôi”. Theo bà mẹ này, đứa con làm theo tất cả những gì được yêu cầu khiến cô rất buồn cười. Không lâu sau khi ảnh được chia sẻ trên mạng, giới chức Philippines vào cuộc và lần ra danh tính của chủ nhân các bức ảnh. Bà mẹ sống ở tỉnh Bataan, phía Tây Philippines bị bắt sau đó. - Cuối tháng 11, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh mộthọc sinh miền núi đọc sách ngược đượcchụp lại từ một phóng sự phát trên Đài Truyền hình Việt Nam. Nhiều người đã bày tỏ thái độ phản ứng kịch liệt cho rằng đây là hành động dàn dựng, lừa bịp khán giả. Đơn vị sản xuất chương trình ngay sau đó cũng đã lên tiếng nhận trách nhiệm và khẳng định cuốn sách bị dán ngược bìa. Giải thích này không được công chúng chấp nhận. Tuy nhiên, xem kỹ toàn bộ phóng sự kể trên có thể thấy bìa cuốn sách đã bị dán ngược hoàn toàn. _______________________________ Chuyên gia tâm lý TRỊNH TRUNG HÒA: Tin vào các hiện tượng tiêu cực rất nhẹ nhàng Độc giả bây giờ có xu hướng tin vào các hiện tượng tiêu cực một cách rất nhẹ nhàng. Chưa biết đầu đuôi thế nào đã xúm vào chửi bới, lê la, không chỉ thể hiện thái độ họ còn giúp cho nó lan truyền ra. Tôi cho rằng đó dường như là chuyện xấu xảy ra quá nhiều nên nó bình thường hóa đi, chuyện lẽ ra xấu như thế phải làm cho người ta không tin, theo dõi tìm hiểu thì bây giờ người ta dễ tin hơn. Có tâm lý rằng bây giờ chuyện xấu nhiều như thế giờ thêm một chuyện xấu nữa cũng không có gì là lạ. Người ta có sẵn một cái nhìn đen tối về những hiện tượng tiêu cực của xã hội và làm cho cái xấu được nhân bản gây ra cái nhìn u ám đối với xã hội. PGS-TS LÊ THỊ THANH HƯƠNG, Viện Tâm lý học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam: Niềm tin đối với sự vật, hiện tượng suy giảm Việc người với người có mất niềm tin với nhau hay không nếu xét theo nghiên cứu giá trị thế giới thì người Việt Nam không phải là thấp. Tuy nhiên, khi khảo sát thì kết quả dựa vào bảng hỏi, còn về mặt nhận thức nói chung người ta thể hiện một xu hướng, mong muốn nào đó nhìn một cách xa thì họ vẫn tin nhau nhưng khi xảy ra những hiện tượng cụ thể thì lại có những cách ứng xử, qua những hành vi thì không hoàn toàn như vậy Đứng ở góc độ tư duy phê phán thì nghi ngờ là tích cực, tuy nhiên tầng sâu của sự phê phán lại chưa được tốt. Với tư cách là một người dân bình thường người ta chỉ nêu ý kiến thể hiện thái độ, họ không nghĩ sâu xa đến tác động xã hội. Việc suy giảm niềm tin có liên quan đến xã hội. Ví dụ, ở nước ta nhiều tiêu cực chưa được kiểm soát. Luật hay chính sách của chúng ta mang tính chung chung, cái gì cũng đủ nhưng thực thi kém. Điều này không chỉ vì lợi ích chi phối mà cả trình độ triển khai cho việc thực thi, chưa chi tiết, chưa cụ thể. Cuộc sống biến động mà chính sách hay thay đổi cho nên nảy sinh tình trạng chộp giật. Người ta có quan điểm là phải kiếm được lợi ích tức thì không cần tính đến 10 hay 15 năm sau. Một điểm sâu xa nữa là chúng ta không có giá trị cốt lõi để theo đuổi, trong khi đó tham nhũng được khoác những cái mác rất đẹp. Niềm tin sâu xa về con người nói chung vẫn tốt nhưng không đủ sức mạnh để chi phối hành động cụ thể của từng cá nhân. Nguyên nhân của tình trạng này bắt đầu từ các nhà quản lý. Từ thực tế này cách thức quản lý xã hội phải thay đổi nhưng không phải mình họ thay đổi mà các thành viên xã hội cũng phải thay đổi theo. Các nhà quản lý thay đổi tạo ra cách quản lý khác, phương thức khác thì cá nhân phải có ý thức góp cùng. Việc thay đổi đó đừng nghĩ là nó to tát, phi thường. Nếu nhà quản lý thay đổi chưa đạt chuẩn thì sự thay đổi của cá nhân sẽ thôi thúc các nhà quản lý. Sự thay đổi, sự thẩm định cá nhân thể hiện sự phê phán tiêu cực phải thông qua hành động tích cực. |
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh