Những niềm tin sai lầm về thành công
Bạn nghĩ rằng cứ chăm chỉ thì sẽ thành công? Bạn từng có bảng điểm tuyệt đẹp ở trường, và tin khi đi làm, sếp cũng sẽ cho bạn điểm tuyệt đối? Bạn có thể đang mắc “bệnh tưởng” đấy. Thành công không đơn giản như bạn nghĩ đâu.
Chăm chỉ và bạn sẽ thành công
Dĩ nhiên, sẽ khó mà thành công nếu không có sự chăm chỉ. Tuy nhiên, rất nhiều người chăm chỉ nhưng không thành công như họ mong muốn.
Thành công đến dưới nhiều hình thức. Để nhận biết nó, bạn có thể xác định các mục đích cụ thể muốn đạt được và sau đó làm việc hướng theo các mục đích ấy. Trong quá trình làm việc, bạn cũng cần phải biết các mục tiêu và mục đích của cấp trên để đồng thời nỗ lực hoàn thành chúng.
Những nhân vật thành công nhất đều hiểu tầm quan trọng của sự kết hợp giữa chăm chỉ làm việc với thái độ đúng đắn, giỏi giao tiếp, tinh thần sẵn sàng học hỏi, thay đổi và khát khao cống hiến.
Thành công ở trường học đồng nghĩa với thành công trong công việc
Bạn có thể là học sinh xuất sắc ở lớp với rất nhiều bằng khen cùng những điểm số đẹp. Nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng vấp ngã trong sự nghiệp. Tại sao vậy? Cần phải hiểu rằng cái mang lại thành công cùng sách vở không giống cái bạn cần để xuất sắc trong công việc.
Lý thuyết và thực tế có thể khác xa nhau. Bạn rất giỏi học thuộc lòng các loại lý thuyết nên bạn có nhiều điểm 10, nhưng sếp ở công ty lại không cần một nhân viên chỉ biết thao thao đọc những định nghĩa, công thức vốn chỉ nằm trên giấy.
Kỹ năng và kiến thức là chìa khóa của thành công
Đi làm không chỉ là đến công sở hàng ngày và hoàn thành công việc. Sếp mong đợi bạn sẽ luôn đến đúng giờ, ăn mặc gọn gàng, nhiệt tình và lúc nào cũng tập trung vào nhiệm vụ.
Chẳng có ai bị chỉ trích vì quá tích cực hoặc quá chuyên nghiệp, nhưng luôn có sẵn những lời như thế dành cho những người tiêu cực, không đáng tin cậy và khó gần. Bạn sẽ có thuận lợi trong công việc và trong cuộc sống nếu bạn thể hiện mình là người có thể tin cậy, chuyên nghiệp, linh hoạt, thân thiện và hòa đồng.
Làm việc tốt sẽ mang lại thành công
Làm việc tốt là một yếu tố then chốt dẫn đến thành công, nhưng khả năng thành công của bạn khoanh vùng rộng hơn thế nhiều. Đừng coi nhẹ tầm quan trọng của thái độ và cách cư xử của bạn.
Có nhiều những mong đợi không được nói ra nơi công sở. Không được nói ra bởi sếp cho rằng bạn biết họ muốn gì. Nếu bạn không biết, bạn sẽ là người chịu thiệt. Nhiều nhà quản lý không để tâm tới những sắc thái làm việc nhỏ nhặt của nhân viên và chỉ chú ý tới những vấn đề hoặc lỗi trầm trọng. Tuy vậy, thường những cái nhỏ nhặt lại hay cản trở con đường thành công.
Một số người thành công nhờ may mắn
Trong thực tế, thành công hiếm khi đến từ sự may mắn. Mặc dù một số người có vẻ có những bước đột phá khá may mắn, nhưng nếu bạn dành thời gian để xem tại sao họ lại may mắn như vậy, bạn sẽ thấy họ chẳng có gì may mắn cả. Nói một cách đơn giản, họ đã biết tự tạo sự “may mắn” cho mình chứ không ngồi im thụ động và chờ đợi. Bạn có thể làm nhiều điều để tăng cơ hội thành công của mình.
Thành công quá phức tạp và khó đạt được
Hẳn là bạn sẽ thở phào nhẹ nhõm khi cuối cùng bạn cũng được nhận việc. Bạn có thể cho rằng khi đã có việc làm, bạn có thể thả lỏng bản thân, nhưng hãy ý thức rằng mọi thứ bạn làm hoặc không làm sẽ tác động đến mức lương và cơ hội thăng tiến của bạn. Tuy nhiên, thành công không phức tạp và khó đạt được như bạn nghĩ.
Hãy xem với bạn, thành công là gì. Đôi khi thành công của một cô lễ tân chỉ là nhận thành công các cuộc điện thoại trong ngày và không tiếp người khách nào với bộ mặt nhăn nhó.
Hãy sống thực với bản thân và là chính mình bởi bạn là khác biệt. Có thể mất nhiều năm để đến được nơi bạn muốn nhưng hãy kiên nhẫn, đích đến không còn xa
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường