Mấy vấn đề về tài năng
Nói đến tài năng con người là nói đến một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đến sự phát triển của cộng đồng, đến tính chất của chính thể xã hội, đến tương lai của đất nước. Nói đến tài năng con người là nói đến một vấn đề có nội hàm rộng lớn, có lý lẽ và thực tiễn nhiều mặt, khá phức tạp mà sự nhìn nhận nó chưa hẳn dễ dàng thống nhất. Đã có không ít sách báo nói về nó, đã có không ít hội thảo bàn về nó nhưng vấn đề tài năng vẫn đang còn mù mờ, chưa thật sáng tỏ.
Trong phạm vi bài này, tôi xin nêu lên 4 vấn đề cốt yếu sau:
1. Yếu tố nào quyết định chính sự bùng nổ và phát triển tài năng?
Có người cho là tư chất, là yếu tố thiên bẩm, là gen trội của dòng giống. Nhưng
Có người đề cao yếu tố ý chí rèn luyện, sự nỗ lực bản thân. Nhiều người nhất trí đây là yếu tố quyết định chính, có nhà văn hóa phương Tây cho rằng nó đóng vai trò quyết định đến 99%, có học giả phương Đông khẳng định ít nhất là 90%. Nhưng quanđiểm đó không phải có sức thuyết phục hoàn toàn đối với mọi trường hợp. Có người nêu hiện tượng những người có khả năng thần giao cách cảm, những người có đôi mắt và đôi tay đặc biệt, có thể chữa bệnh không cần thuốc, đâu có quá trình tự luyện nào, khả năng đó hầu như do trời phú hoàn toàn.
Có người khẳng định nhà trường giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát hiện, đào tạo bồi dưỡng tài năng. ý kiến này đặt ra rất có lý, có cơ sở khoa học, có cơ sở thực tế. Nhưng sẽ giải thích như thế nào đối với những trường hợp không phải cá biệt ở nước ta như Bác Hồ, các học giả Đặng Thai Mai, Đào Duy Anh, Cao Xuân Huy, Trần Huy Liệu, Hoàng Xuân Hãn… và rất nhiều trí thức có tên tuổi khác, học không mấy trong các nhà trường chính quy mà chủ yếu là đọc sách, tự học, học trong trường đời, dày công nghiên cứu nghĩ suy đã làm nên những việc lớn, để lại nhiều công trình văn hóa lớn cho đời, cho các thế hệ sau, cao hơn bằng cấp họ có.
Có người lưu ý đến yếu tố môi trường, cho rằng lịch sử tạo ra anh hùng. Nhưng lại có một ý kiến khác khá chí lý, không dễ dàng bác bỏ. Ý kiến đó phân tích rõ ràng là cùng trong một môi trường
Rõ ràng đây là vấn đề quan trọng, có tính khoa học, cần được làmsáng tỏ.
2. Có đào tạo nhân tài được không hay chỉ bồi dưỡng và phát huy?
Trường Đại học Quốc gia
Đã có ý kiến (kể cả trong nước và trên thế giới) không đồng tình. ý kiến phản bác không gay gắt nhưng họ đặt ra những câu hỏi cũng khó trả lời thỏa đáng. Có thể xác định được ngày tháng năm bùng nổ tài năng không? Sau 6 năm (tức sau 2210 ngày) học trong nhà trường ra là từ người thường (dù là người thường được chọn) trở thành ngay người tài chăng? Có phải được trang bị kiến thức phong phú (kể cả có liên hệ chặt chẽ với thực tế) là nghiễm nhiên trở thành nhân tài? Người có địa vị cao có đồng nghĩa với người tài không? Trên thực tế có những người thuộc diện bình thường nhưng có một khả năng đặc sắc nào đó vẫn được coi là người tài. Trong lúc đó không ít người có địa vị cao vẫn chưa hẳn được thừa nhận là nhân tài. Phải chăng trình độ của khoa học đào tạo ngày nay đã có thể cho phép ta kiểm soát được kết quả việc đào tạo nhân tài(?). Xin được bàn luận kỹ.
3. Tài năng đã được sử dụng như thế nào ở đất nước ta?
Đây là vấn đề lớn nhất quan trọng nhất và có nhiều ý kiến đặt ra mạnh mẽ nhất. Hiện nay số người tài của ta có bao nhiêu, tập trung ở khu vực nào nhiều nhất thì chưa có một cơ quan nào đưa ra được kết quả điều tra chính xác dân tộc ta đã có thể coi là một dân tộc tài năng chưa, tính năng động sáng tạo đã có thể coi là một đặc điểm truyền thống chưa? Điều đó vẫn đang còn trong sự bàn cãi. Riêng vấn đề sử dụng người thì đa số ý kiến tỏ ra không hài lòng thậm chí bực bội bất bình về tình trạng đùng người không đúng khả năng, không đúng ngành nghề đã được đào tạo nên đã có không ít tài năng bị mai một, tình trạng có những người tài thực sự không được cất nhắc có người còn bị vô hiệu hóa chỉ vì thẳng thắn hoặc tính nết không hợp với ý muốn cấp trên, trong lúc đó thì lại cất nhắc người kém tài hơn chỉ vì anh ta biết cách quan hệ, tính tình "dễ chịu” hơn. Song cũng có người đã thấy phấn khởi trước sự tiến bộ trong công tác tổ chức cán bộ, trong cơ chế chính sách đối với những người có sáng chế, phát minh, có sáng kiến làm lợi cho đơn vị, cho đất nước, trong công tác giáo dục đào tạo như mở nhiều trường chuyên lớp chọn, trường dạy sáng tạo, khoa cử nhân tài năng, đặc biệt có cả những dự án đào tạo người tài, có những giải thưởng lớn dành cho những thành tựu khoa học - kỹ thuật, văn học - nghệ thuật..
Ý kiến về vấn đề sử đụng người tài khá phong phú sôi nổi, có lúc có nơi tương đối thống nhất nhưng có lúc có nơi lại rất phân tán, đòi hỏi cần có một sự phân tích sâu sắc tỉnh táo, cần có một sự tranh luận cọ xát để nhìn nhận đúng sự thật của vấn đề, đặc biệt là nguyên nhân dễ thấy và cả nguyên nhân sâu xa của nó. Có tìm ra nguyên nhân đích thực mới có thể xác định được giải pháp thích hợp.
4. Những giải pháp giải phóng tài năng
Đây là vấn đề khó nhưng lại là điều phải làm, là mệnh lệnh của thời đại. Quay lưng lại với nó là có tội với lịch sử.
Chúng ta suy nghĩ, đề xuất những ý kiến tích cực để xác định được những giải pháp mạnh mẽ, hữu hiệu, chúng ta phải mạnh dạn, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật, nhất là những sự thật đau đớn, những sức cản trái với sự tiến hóa, nêu đúng tên tuổi những nguyên nhân cần phải xóa bỏ mới mong thấy được sáng sủa con đường ngắn nhất, những cách thức có khả năng nhanh chóng nhất, giải phóng mọi tài năng của con người.
Phải chăng cần có một sự đổi mới tích cực cơ chế quản lý, chính sách cán bộ, nhất là đối với những người tài, những người có năng khiếu, sở trường nổi bật, những mầm mống tài năng, những thanh thiếu niên có tư chất thông minh nhạy cảm.
Phải chăng cần có một cuộc cải cách toàn diện phương pháp giáo dục, đào tạo thanh thiếu niên trong nhà trường, trong gia đình, trong các đoàn thể xã hội. Cần chấm dứt triệt để phương pháp giáo huấn triền miên áp đặt, lý thuyết khô cứng nặng nề, biến các em thành những thực thể bị động trong suốt thời trai trẻ. Cần phát huy tính chủ động, tích cực, hoạt bát, giúp các em có thể trở thành những con người năng động, sáng tạo, làm chủ được tương lai của mình, đóng góp cho đời cho xã hội ngày càng nhiều.
Phải chăng cần mạnh dạn đầu tư cho việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy tài năng, coi đó là sự đầu tư cho phát triển, cho tương lai tươi sáng của đất nước. Xin đừng dè dặt, xin đừng coi nhẹ việc này.
Chủ tịch
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường