Đạo đức và tài năng
Bằng niềm tin vững mạnh, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới, chúng ta đã lựa chọn và kiên định mục tiêu, con đường phát triển và lối sống sáng sủa của dân tộc, đã xác định những tinh thần vô giá và cao đẹp Việt Nam.
Trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, chống chọi với thiên nhiên, ta tự nhận biết sâu sắc về ta, và trong thời đại này, thế giới ngày càng hiểu Việt Nam hơn. Và chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào một cách chính đáng rằng dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng. Đó là cội nguồn làm nênmọi chiến công chói lọi trong lịch sử, cũng là nhân tố gốc rễ mọi thành tựu quan trọng hiện nay. Trong suốt chiều dài lịch sử đó, tuy "thế nước có lúc mạnh lúc yếu khác nhau, nhưng hào kiệt thời nào cũng có". Nói một cách khác, suy cho cùng công tác tổ chức và cán bộ là khâu cuối cùng quyết định mọi thành công. Đúng như Đảng ta khẳng định: Con người là nguồn lực trọng yếu nhất.
Ngày nay, đất nước ta đang tiến vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế vì hợp tác, phát triển và phồn vinh. Đứng trước những nhiệm vụ lịch sử mới mẻ, phức tạp nhưng rất vẻ vang đó, chúng ta càng phải thấy hết ý nghĩa sự nghiệp vĩ đại của mình, phải trang bị một tinh thần cách mạng tiến công triệt để, một nghị lực sáng tạo phi thường, khai thác mọi tiềm lực vật chất và tinh thần của toàn dân tộc để vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đưa Tổ quốc ta lên đỉnh cao mới, thực hiện bằng được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Nội lực hùng mạnh nhất của dân tộc ta chính là sức mạnh trí tuệ con người Việt Nam đạo đức và tài năng.Trong lòng chế độ mới tươi đẹp đã xuất hiện không ít tài năng: thế hệ trẻ Việt Nam mang lại vinh quang cho đất nướctrong nhiều cuộc thi quốc tế về toán, lý, cờ vua, âm nhạc...
Trong nước, và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, cũng xuất hiện nhiều tài năng trẻ trong sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học, hoạt động văn hoá... đang góp phần có ýnghĩa vào sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước. Tuy chưa đạt tới những tài năng lớn, nhưng nhân dân ta, nhất là các thế hệ đi trước hết sức phấn khởi và tin tưởng rằng sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh đạo sẽ được thế hệ trẻ kế tục một cách xứng đáng, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nhất định được thực hiện thành công. Mặt khác, các thế hệ trẻ Việt Nam cần nhận biết rằng sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quan trọng để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài Đảng ta tin cậy vào thế hệ trẻ, đồng thời tăng cường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng họ thành lực lượng cách mạng trung thành, tài năng và sung sức phụng sự cho sự nghiệp của Đảng và dân tộc. Nhân đây, tôi muốn gợi lên với các bạn trẻ về mối quan hệ giữa đạo đức và tài năng.
Đạo đức nói chung và đạo đức cách mạng như Bác Hồ dạy là "Trung với nước, trung với Đảng, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng". Người còn dạy "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con ngườixã hội chủ nghĩa". Thật là những lời vàng ngọc. Bởi vì, làm sao với những kẻ đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi tập thể, đất nước, những kẻ lưới biếng, tham nhũng, ức hiếp nhân dân...lại có thể xây dựng xã hội mới, thậm chí những ngườibàng quan, đứng ngoài thời cuộc cũng chẳng làm nên sự tích gì.Phải có những con người một trung thành với mục tiêu, lý tưởng của dân tộc, những ngườicó kiến thức, biết vì nhân dân quên mình, vì chủ nghĩa xã hội mà phấn đấu, thì sự nghiệp cách mạng mới thành công. Đạo đức con người mới Việt Nam là phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", thật thà, khiêm tốn, không kèn cựa địa vị, không công thần, quan liêu, không kiêu ngạo, không sa đoạ, hủ hoá...
Đạo đức con người mới Việt Nam luôn luôn gắn với truyền thống văn hoá, những giá trị tinh thần cao đẹp của tổ tiên, học hỏi điều tiến bộ, văn minh của nhân loại để làm giàu tri thúc cho mình phụng sự quốc kế, dân sinh. Những ai không còn mang trong mình những đức tính tốt đẹp của tổ tiên, ông cha, kế thừa và phát triển lên mãi thì đó là những người mất gốc. Gốc sâu, rễ bền của đạo đức bắt nguồn từ lòng yêu nước,thương dân, hoà mình, hiểu biết, tin cậy và lắng nghe quần chúng nhân dân, đoàn kết, kính già, yêu trẻ... Không thể trở thành một người Việt Nam chân chính nếu không phấn đấu rèn luyện "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Thi hào Nguyễn Du dạy "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" thật đúng lắm thay! Đất nước ta đang bước vào quy luật nềnkinh tế thị trướng có sự quản lý của Nhà nước theo định hướngxã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu quan trọng, bức tranh kinh tế - xã hội khởi sắc rõ rệt, thì Đảng và nhân dân ta hết sức băn khoăn lo lắng trước hàng loạt hiện tượng tha hoá về phẩm chất, đạo đức trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Quyền lực đồng tiền đang dẫm đạp, giày xéo lên đạo đức con người, sinh ra các tệ nạntham nhũng, buôn lậu, làm hàng gian, hàng giả... bất chấp đạo lý luân thường. Tâm lý sùng ngoại, như tôi có lần lên tiếng báo động, trở thành phổ biến trong dân cư, nhất là sự tiêm nhiễm văn hoá ngoại lai, phản động, đồi truỵ trong một số lớp trẻ chúng ta.
Phải chăng tài năng chân chính chỉ nở rộ trên nềntảng đạo đức cách mạng, trên cơ sở lòng yêu nước thiết tha. Càng có nhiều tài mà đạo đức kém thì chỉ dẫn đến hư hỏng, tội ác. Có nhiều tài mà chăm bẵm lo cho cá nhân mình, gia đình mình thì chỉ dẫn đến bế tắc, không có điều kiện phát huy. Bởi vậy, trong thời kỳ mới của cách mạng, bên cạnh việc Đảng và Nhà nướcta ra sức tổ chức học tập để nâng cao dân trí, làm nềntảng để chọn lựa và bồi dưỡng nhân tài đủ sức tiếp thụ những thành quả về khoa học - kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của thế giới, phải hết sức chú ý giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn giũa đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc của một con người, một đời người. Đạo đức cách mạng và tài năng của người Việt Nam ta, đặc biệt đối với thế hệ trẻ, là hai phẩm chất quyện vào nhau quyết định sự trường thành của một con người chân chính, quyết định sự vững vàng và hùng cường của dân tộc, của chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường