Nam bản chất cần cù và thông minh, bởi thế nhân tài nước ta thời nào cũng có. Thế nhưng có một nghịch lý là người tài ở nước ta trong lúc được trọng dụng ở nước ngoài thì ở trong nước lại chìm nghỉm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do căn bệnh sợ người tài.
"/>Nam bản chất cần cù và thông minh, bởi thế nhân tài nước ta thời nào cũng có. Thế nhưng có một nghịch lý là người tài ở nước ta trong lúc được trọng dụng ở nước ngoài thì ở trong nước lại chìm nghỉm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do căn bệnh sợ người tài.
"/>

Sợ người tài!

11:27 SA @ Thứ Năm - 21 Tháng Chín, 2006

Nước ta nghèo, chịu ảnh hưởng nặng nề của chiển tranh, thiên tai, tài nguyên khoáng sản khan hiếm, khoa học kỹ thuật lại kém phát triển vì thế nhân tài là tài sản vô giá, là động lực quan trọng nhất để từng bước đưa ta thoát khỏi nghèo đói. Con người Việt Nam bản chất cần cù và thông minh, bởi thế nhân tài nước ta thời nào cũng có. Thế nhưng có một nghịch lý là người tài ở nước ta trong lúc được trọng dụng ở nước ngoài thì ở trong nước lại chìm nghỉm. Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do căn bệnh sợ người tài.

Có hai loại người sợ người tài. Loại thứ nhất là đồng nghiệp, thấy người khác có tài là ghen tỵ, là sợ người ta tranh mất công việc béo bở hày một chức vụ be bé nào đó của mình. Thế là người ta tìm mọi cách, thậm chí có cả chiến dịch nói xấu người tài. Nhưng điều dễ thấy và hay được áp dụng nhất là quy chụp cho người tài cái mũ to tướng “kiêu ngạo”. Đúng là người tài thường có cá tính và có cả sự kiêu ngạo song số này không nhiều mà chủ yếu bị chụp mũ oan vì sự đố kỵ. Ngoài cái chiêu bài “kiêu ngạo” để trị người tài thì cũng rất nhiều kẻ xu nịnh thường dùng một chiêu bài khác nữa là gõ cửa phòng lãnh đạo để vu khống và ton hót: “Báo cáo anh! Anh “thông minh tài ba” là thế mà cái thằng A nó bảo anh là ngu dốt”! thế là thủ trưởng tím mặt.

Loại người thứ hai sợ, thâm chí rất sợ người tài là những vị lãnh đạo, thủ trưởng hay phó thủ trưởng không có tài. Vì năng lực kém nên họ sợ người tài lấn át cái danh mình, chiếm ghế của mình vậy nên để đề phòng, tốt nhất là không nên cất nhắc người tài nên vị trí kế cận mình, cho dù sự cất nhắc đó sẽ đem lại những thành quả to lớn cho dân, cho nước. Trong các cuộc họp cơ quan, để tránh việc người tài góp ý, phê phán những sai trái, yếu kém của lãnh đạo thì hễ cứ người tài vừa mở miệng ra góp ý là bị chặn lại bằng vô vàn lý do đại loạinhư: vấn đề này không bàn trong cuộc họp hôm nay, không được nhân danh cá nhân nói xấu tập thể…

Chừng nào đồng nghiệp và lãnh đạo còn sợ người tài, chừng nào các cấp lãnh đạo cao hơn không có sự chỉ đạo, bắt buộc cấp dưới phải trọng dụng người tài và sẵn sàng cách chức, kỷ luật những người đối xử bất công với người tài thì người tài còn vắng bóng.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: