Bàn về chữ tài

08:23 SA @ Thứ Tư - 26 Tháng Mười, 2005

Có người hỏi M. Xi-ôn-cốp-xki, cha đẻ của ngành hàng không vũ trụ rằng, vì sao con người có thể phát minh được tên lửa, ông hóm hỉnh trả lời: Vì con lợn suốt đời cho chúi đầu xuống máng ăn, con người thì đôi khi biết ngước lên bầu trời. Lại có người hỏi L. Tôn-xtôi, cái gì ẩn giấu trong chồng tác phẩm đồ sộ của ông, L.Tôn-xtôi đáp: 99% lao động và 1% tài năng. Như vậy, khát vọng và ý chí bền bỉ, kiên cường trong lao động quyết định mọi thành công trong hoạt động sáng tạo, mà tài năng chỉ nảy sinh trong lao động sáng tạo.

Đã có thời người ta nghĩ cần cù có thể bù tài năng. Nếu đấy là khẩu hiệu đế khích lệ quần chúng cho một mục tiêu lao động nào đó thì cần thiết, nhưng quả thực hiểu tài năng có thể thay thế bằng sự cần cù thì thật tai hại. Cách hiểu ấy đánh đồng sự cần cù của người có tài với sự cần cù của người bình thường, đánh đồng những sản phẩm trí tuệ chất lượng cao với sản phẩm của những trí tuệ trung bình, đánh đồng lao động của L.Tôn-xtôi với lao động của người nông dân Nga cuối thế kỷ XIX.

Có vô vàn biểu hiện của tài năng nhưng đã là người có tài thì ít nhất họ phải có sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực chuyên môn của mình, biết chọn được cách hành động tối ưu và có đủ bản lĩnh, giải pháp thực hiện thành công mục tiêu đặt ra nhanh hơn và hiệu quả hơn những người khác.

Tài năng là khát vọng của nhiều người. Càng hiểu biết nhiều, giao tiếp rộng, khát vọng tài năng càng cháy bỏng. Đây cũng là nguồn gốc biết bao bi kịch trong cuộc đời. Trước hết là bi kịch của những tài năng thật sự. Đó là bi kịch của sự cô đơn. Người có tài thường có những ý tưởng và việc làm táo bạo, mới mẻ bị người xung quanh cho là điên rồ. Khi A. Anh-xtanh công bố Thuyết tương đối, khi Ma-ri Qui-ri tin rằng trong đống quặng bẩn thỉu ở góc phòng cửa bà có nguyên tố phóng xạ ra-đi, khi Men-đen loay hoay với mấy con ruồi dấm để tìm cấu trúc gen di truyền hay có ai đó hôm nay tin rằng ngoài vũ trụ có sự sống... họ đều bị coi là những kẻ lẩm cẩm. Tài năng còn là đối tượng của sự ganh ghét, sự ganh ghét sẽ trở nên nguy hiểm khi kẻ ganh ghét là cấp trên, là những người có thế lực, có tiền bạc hoặc những kẻ đê tiện lại xảo quyệt. Bị vây hãm trong tấm lưới nhện vu khống, kèn cựa, chọc gậy bánh xe... nhiều người trở nên tuyệt vọng, thoái chí bỏ cuộc. Nhiều tài năng đã thui chột bằng con đường ấy.

Thứ hai là bi kịch của sự hoang tưởng. Một số người có tài, đã gặt hái được một vài thành công, họ được tán dương, được cân nhắc, được quần chúng ủng hộ. Như con gà trống ngỡ mặt trời mọc là nhờ tiếng gáy của mình, họ vơ lấy mọi thành tích của tập thể, coi thường sáng kiến cửa người khác, chống lại mọi sự thay đổi trái ý mình. Trong khi người lãnh đạo ngủ say sưa trên giàn kèn đồng, cơ quan hoặc doanh nghiệp của ông ta cứ sa sút dần, tín nhiệm của ông cũ nó sa sút theo. Cứ đà ấy, người tài năng ngày nào dần da sẽ thành một gã huênh hoang và bảo thủ, nỗi lo sợ của mọi tài năng.

Loại bi kịch thường gặp nữa là bi kịch tài năng giả. Có nhiều thủ trưởng thường trang sức bằng những tài năng mà mình không có, họ dùng tiền công và cả tiền riêng mua về những tấm bằng Tiến sĩ, Giáo sư để hù dọa thiên hạ. Họ gắn tên mình vào các công trình, đề án, giải pháp khoa học của cấp dưới. Họ mông má sáng kiến của người khác biến nó thành của mình. Buồn thay, ‘những con quạ đội lốt công’ như vậy không ít đi mà có vẻ ngày càng đông đúc thêm.

Trên một bia đá Văn Miếu có câu Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Hiểu được điều đó và vì điều đó quả không dễ.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Biết tưởng tượng để dám mơ ước

    01/03/2014Trí tưởng tượng là sức mạnh khiến bạn tiến xa hơn những điều đã biết và chưa biết để sáng tạo ra điều không tưởng của riêng mình. Hoạ sĩ Paul Gauguin đã từng tuyến bố: “Để quan sát tôi nhắm mắt lại”. Thật đáng tiếc khi chúng ta thường hay quan tâm đến những gì hiện có hơn là những gì có thể tồn tại. Theo đó, hãy là một nguời biết tưởng tượng!
  • Có rủi ro mới thành đạt

    12/11/2013Can đảm, biết chấp nhận rủi ro và mạo hiểm là những đức tính vô cùng cần thiết cho những người có tham vọng trở thành một doanh nhân thành đạt, trong một thế giới đầy thử thách và biến động như ngày nay...
  • Nhà bác học, thiên tài và trí tưởng tượng

    11/10/2005Đây là bài phỏng vấn nhà vật lý Mỹ nổi tiếng Richard Feynman của tạp chí La Recherche, được chọn là một trong những bài báo hay nhất trong số đặc biệt kỷ niệm 30 năm thành lập của tạp chí này...
  • Nghệ thuật, trí tưởng tượng và nhà khoa học

    19/07/2005Tôi muốn mượn tiêu đề bài báo của giáo sư sinh lý học Robert Root-Berstein, Viện Đại Học tiểu bang Michigan, trên tạp chí Nhà khoa học Mỹ đầu năm 1997 để bàn về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức, giữa trí tưởng tượng và tư duy phân tích trong sáng tạo văn học nghệ thuật và sáng tạo khoa học kỹ thuật, một chủ đề hấp dẫn từng gây nhiều tranh cãi không chỉ tại Việt Nam ta.
  • Khôn ngoan là gì?

    18/07/2005Huy Vũ (dịch)Khôn ngoan là gì? Tôi cảm thấy mình như một giọt li ti của bụi nước lơ lửng một cách kiêu hãnh trong một khoảnh khắc trên đầu ngọn sóng và hứa hẹn sẽ đo lòng đại dương.
  • Bảy thói quen của người thành đạt

    11/11/2003Bùi Quang MinhĐây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp, kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp...
  • Thế nào là người tài?

    09/07/2005Nhìn thấy trước một tài năng là điều rất khó. Một tài liệu của UNESCO được đúc kết từ Hội nghị của các nhà giáo dục khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đưa ra những quan sát nhằm phát hiện người tài khi còn ngồi trên ghế nhà trường...
  • Những sai lầm khi xây dựng nghề nghiệp

    17/06/2005Donald Asher, tác giả quyển sách "Để có việc làm với một số chuyên môn chính", đã phác thảo ra một số sai lầm thường gặp cần phải tránh trong bước đường xây dựng nghề nghiệp của chúng ta...
  • Hãy là chuyên gia trong lĩnh vực việc làm của bạn

    27/01/2004Mất việc làm vì sự cạnh tranh của một nhân vật mới đầy bản lãnh và tài năng không phải là chuyện hiếm xảy ra đối với những người đang có một việc làm khá ổn định hiện nay. Theo chuyên gia về tuyển dụng Lynn Hazan, tránh khỏi những “tai nạn” như vậy không phải là chuyện quá khó khăn. 12 điểm sau đây có thể giúp bạn làm điều đó...
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • Trong mỗi con người có một Mozart

    10/02/2003Phạm Minh“Phan Dũng là chủ của một doanh nghiệp mà sản phẩm rất đặc biệt: hao tốn ít nguyên liệu, không hề gây ô nhiễm, sản phẩm xuất khẩu lại đạt giá trị cao”. Chắc hẳn với lời giới thiệu này nhiều người sẽ ngạc nhiên khi tận mắt thấy cơ ngơi của anh: vẻn vẹn hai căn phòng nhỏ ẩn mãi trên lầu 3, khu B của Trường đại học khoa học tự nhiên thành phố HCM.
  • xem toàn bộ