Lòng Tốt và 12 tín điều tôi chứng ngộ

10:41 SA @ Thứ Bảy - 28 Tháng Chín, 2013

Dọc đường đi đến Đất Phật, qua những cảnh sống đầy lam lũ, những nghịch cảnh khốc liệt thử thách con người….Tôi chiêm cảm được từ Phật, khi Thiền Tâm, Tĩnh Độ, ngồi dưới gốc cây Bồ Đề ngày xưa Ngài ngồi đó thuyết Đạo, khi hoàn nguyên tôi viết lại một mạch những điều hiện hữu trong Tâm Thức mình cùng với Âm Vọng: ‘Khi Ngươi đi đến Ta thì Người chứng hành Ngươi. Khi Ngươi đến Ta, Ta chứng giám Ngươi.Khi Ngươi trở về Ngươi chứng ngộ Ngươi

Bạn là Người Tốt ?!

- Bạn là người tốt, có thể tha thứ cho kẻ xấu, nhưng cần khiến kẻ đó phải thừa nhận trách nhiệm khắc phục điều xấu, nếu không sẽ chẳng có kết cục nào tốt sau đó cả

- Bạn là người tốt, bởi giữ được tình cảm của Trái Tim, năng lực của Trí Tuệ, để nhận ra được cái xấu và có ý thức không tham gia vào nguyên nhân sinh ra nó

- Bạn là người tốt, chưa chắc ngăn chặn được cái xấu khi nó xảy ra, nhưng dù thế nào cũng cần là tín hiệu để nhắc nó nên dừng lại.

- Bạn là người tốt, nếu phải chạm chán với cái xấu thì nên làm một điều gì đó để đi đến kết cục tốt hơn có thể, hoặc đủ sức giữ mình ko bị điều xấu kích động

- Bạn là người tốt, đôi khi phải chấp nhận những đều ko mong muốn,nhưng ko nên phản ứng đầu tiên là tìm cách xấu, qua đó sẽ học hỏi được cách đi đến Thiện Ý.

- Bạn là người tốt , vì vậy không so đo về sự thua thiệt, nhưng đừng chấp nhận cách đối xử bất công để xảy ra tiếp với mình và người khác.

- Bạn là người tốt, vì thế biết rằng làm việc tốt ko khó, nhưng cố gắng duy trì và có động lực tự thân thực hành sống với quan điểm tích cực chứ không tìm lí do để trì hoãn.

- Bạn là người tốt, bạn đi đến sự Lành vì cách bạn sống không xung đột Nhân Tâm và hủy hoại môi trường. Bạn hành động trên nền tảng: Sự Thật / Tâm Thành / Hữu Ích

- Bạn là người tốt, sự thuyết phục lớn nhất về điều đó ở chỗ kẻ xấu dừng làm điều xấu với bạn, hoặc cuối cùng cũng phải thừa nhận bạn là người tốt mà họ phản tỉnh

- Bạn là người tốt, vì vậy bạn hiểu rằng những gì thuộc về con người đều gần gũi. Nhìn nhận về Tham / Sân / Si của người bằng lòng Chân, đối xử Thiện ,hướng đến Mỹ.

Điều tốt luôn là cách bảo vệ bạn, nâng bạn trong những điều xấu khá nhiều xung quanh và dễ gặp phải trên đường đời.

Bạn có thể định nghĩa về Sự Tốt theo cách của bạn và đừng bỏ qua cơ hội thực hành . dù ít nhiều, sẽ thực sự thấy rằng mỗi ngày bạn đều có thể sống trong sự Tốt Lành.


Bhutan là đất nước có nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng truyền thống.


Các nhà sư trẻ tuổi được tận hưởng cuộc sống hạnh phúc, yên bình
giữa thiên nhiên tươi đẹp
.

Tôi muốn nói với bạn :

Chân là sống Thực với Mình và chân thành với Người. Thiện là làm điều Lành cho mình và xử sự hiền với Người. Mỹ là sống Đẹp bởi chính Mình và tôn được cái Hay của Người.

Và 12 Tín Điều tôi chứng ngộ :

1. Tôi đề ra ‘Phạm Giới’ – không bởi sợ hãi mà cần thiết để giữ cho bản thân không ô tạp, mới cảm nhận được những Vi Thể và dẫn dắt mình vi tế đến Khai Sáng

2. Tôi chỉ nói những lời Hòa giải, không phân biệt Ai là Ai, nhắc nhở mọi người vốn có Tình Thân đồng loại và làm thức dậy Tính Thiện trong Tâm Ý của họ

3. Tôi cố gắng hiểu con người và hoàn cảnh sống của họ, tôn trọng cái Lý riêng của mỗi người, mà truyền cho họ cảm hứng Hòa Sinh cùng nhau tìm ra Đường đi đến An Lạc

4. Tôi giúp người tìm được Tâm thế giải thoát, rằng khi đến tôi, lúc trở về thấy kiếp sống không phải là đọa đày mà là được tham gia vào thực hiện bổn phận Chúng Sinh

5. Tôi vượt qua những Ái Ố Hỉ Nộ để cảm thông với những trạng thái đó của Người mà gần gũi để đem được đến cho họ tinh thần Bác Ái

6. Tôi Từ Bi Hỉ Xảđể thấy mình có giá trị nâng đỡ được với ít nhất một Kẻ khác nếu họ có rơi vào tuyệt vọng thì sẽ thấy tôi có thể chia sẻ mà ra được khỏi đó

7. Tôi dùng mình trải nghiệm để giúp Người hiểu Đạo hành Nghiệp vượt qua sự Nghiệt của Đời, thắp lên ánh sáng Giáo Lý mang lại sự Minh Huệ với Ai đến Tôi

8. Tôi mở Tâm Thứcđể bao dung và cứu thế những xung đột Ý Hướng của Người, giúp họ tự tìm thấy lời giải ở chính bản thân nhờ có Tâm năng hơn để mà vượt qua

9. Tôi là Hiện Sinh, thấu cảm được những Niềm Khổ mà tôi luyện nên Tín Đan, dâng tặng Ai cần đến, như Phật đã trao tặng Xá Lị của mình cho Chúng Sinh như Cứu Rỗi

10. Tôi vượt lên Tri Thức để chỉ ra nghịch cảnh, nhưng không cười chê Ai u tối, chỉ cố bằng chính mình chứng minh rằng sống đúng Qui luật giữa Trần Gian là An Hòa

11. Tôi góp sự sống, xem bản thân là kẻ mà Tạo Hóa có thể dùng bố thí cho Chúng Sinh để đỡ cho một Ai ko phải sợ nghèo đói mà bị ngăn cản đến Chân Thiện Mỹ

12. Tôi hòa vào cuộc sống muôn nẻo, không bị giới hạn trong Đền Chùa , vì thế : Tu tại Tâm, Chùa tại Gia, Thiện tại Ý, Đạo tại Đời, Kinh tại Ngôn, Pháp tại Công, Phật tại Người.

Tôi xin kể một câu chuyện tôi cảm được để hiểu thêm thế nào là Tín Điều ? Rằng có nhất thiết phải là của ‘Một Đấng Cao Cả’ không ?

Một tên chuyên giết người thuê khét tiếng tên là Angulimala, hắn đã giết chết được 99 người, đến đây quyết dừng lại với một lời thề rằng : nạn nhân thứ 100 phải là tự hắn muốn giết, người đó phải thực rất có giá trị Xã hội để an ủi vong hồn 99 nạn nhân kia, và điều quan trọng để có thể xứng đáng cho hắn giải nghệ, sau đó sẽ vĩnh viễn gác dao không sát hại ai nữa. Vài năm dài trôi qua, hắn chưa tìm thấy ai như mong muốn, quay về cày cấy ruộng đồng chờ đợi. Đức Phật có dự định đi giảng kinh pháp qua thị trấn nơi hắn trú ngụ. Các môn đệ hết sức khuyên can, nhưng Ngài nói : Sinh mệnh của ta để thực hành Bổn mệnh của Ta, Bổn Mệnh của Ta là vì Chúng Sinh của Ta, làm sao mà không đi cho được !!! Tin về Ngài sẽ đến giảng Đạo cũng lan truyền đến Thị trấn nhỏ kia. Thế rồi ngày đó cũng đến, đợi đêm xuống kẻ giết người tìm mò vào căn nhà trọ có một mình Đức Phật ở. Hắn hỏi : ông có phải là Đức Phật không ? Ta muốn tìm giết một người như ông ! Đức Phật nhanh chóng hiểu rõ sự tình, Ngài nói : Phật ở trong mọi người, nhưng Ta chính là người ngươi muốn tìm giết đây, nếu vì điều đó khiến không còn ai phải bị chết bởi lưỡi dao của ngươi nữa thì chẳng là một việc tốt mà hai ta cần làm đó sao ?! Mấy năm vừa qua, ngươi dừng tay giết người để chờ đợi một người như ta mới hạ thủ, trong khoảng thời gian đó, ngươi cũng đã biết lao động lương thiện, rồi tí nữa thôi dù chuyện gì xảy ra, ngươi sẽ không bao giờ gây tội ác nữa, trở lại vĩnh viễn làm ăn như những người lương dân khác, như thế tính Phật, Tín Điều cũng đã có trong ngươi rồi đấy. Nào đừng chậm trễ cho điều đó… hãy bắt đầu như ngươi muốn đi ! Kẻ giết người kia nghe thấu tỏ, vứt dao, quì xuống lạy Đức Phật… và xin đi theo người…trở thành Đệ Tử trung thành…

Cuối cùng chia sẻ với Bạn: Có 3 điều đáng tiếc : Thân lỡ Hư, Đời không học, Thời bỏ qua. Nhưng khắc phục được với 3 Điều: Hôm qua hối lỗi, Hôm nay sửa mình và Ngày mai cải sinh.

Đức Dalai Lama trong các bài giảng về Sống hạnh phúc luôn đề cập đến những giá trị nội tại để trưởng dưỡng đạo tâm, nuôi dưỡng hạnh phúc và trở thành con người hiểu biết hơn. Ngài cho rằng chẳng có năng lực siêu nhiên nào để cứu giúp mọi người thoát khỏi khổ đau như một số học thuyết khác thường trình bày. Ngược lại ngài nhấn mạnh sự bình yên của nội tại thông qua phương pháp thực tập, thiền định. Ngài nói mục đích chính của cuộc đời là hạnh phúc, duy trì hạnh phúc. Tất cả chúng hữu tình ước muốn hạnh phúc, muốn vượt qua khổ đau và muốn có quyền để làm như thế.”

Đức Dalai Lama đã chia khổ đau ra thành hai cung bậc: “khổ đau về vật chất và tinh thần. Nhưng con người thường có khổ đau về tinh thần nhiều hơn. Trong hai cung bậc đó, mức độ tinh thần quan trọng hơn. Bất hạnh về tinh thần không thể làm vơi đi bằng sự an ủi của vật chất mà ngược lại những khó khăn về vật chất có thể được xoa dịu nhờ có hạnh phúc của tinh thần.” Ngài cho rằng những vấn đề xảy ra ở tinh thần như căng thẳng, lo âu, tức giận, căm hờn sẽ tạo cho tâm hồn chúng ta khổ đau. Vì thế chúng ta phải nhận ra chúng để chuyển hóa thành hạnh phúc thông qua sự kiểm soát của chính mình.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cái vội của người mình

    05/01/2018Vương Trí NhànNăm 1982, Larry Dossey, một bác sĩ người Mỹ đã đặt ra thuật ngữ “căn bệnh thời gian” để mô tả một tín điều đang ám ảnh nhiều người. Những người này thường tự nhủ: “Thời gian đang trôi đi, không còn đủ thời gian, và bạn phải nhanh hơn, nhanh hơn nữa mới bắt kịp nó”.
  • "Phản đề" dành cho người Việt trẻ

    30/03/2017Nhà thơ Lê Ðạt, đã ngoài 70 - cho dù cuộc đời ông như chính nhà thơ thừa nhận là rất "li kỳ" và chịu nhiều thăng trầm dâu bể. Trẻ, ở chính cái cách mà ông nhìn nhận rất "thiện chí" và cởi mở về lớp trẻ, về thế hệ trẻ hiện nay...
  • Ngẫm về Tín ngưỡng người Việt

    23/02/2016Nguyễn Tất ThịnhKhu tôi ở có cả nhà giàu và nhà bình thường. Tôi là người có tín ngưỡng nhưng quan niệm Phật tại tâm, nên cũng ít đi chùa chiền miếu mạo...
  • 14 điều răn của cổ nhân

    27/05/2014Đ.H.LXã hội phát triển đến mức nào đi nữa thì những giá trị truyền thống phương Đông, tức là cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc Châu Á vẫn cần phải được bảo tồn và trân trọng. Tuy là vốn cổ, nhưng nếu xét về nhân sinh quan đối với con người hiện đại thì dường như không cổ chút nào hay nói đúng hơn là câu chữ cũ, còn ý nghĩa thực tế vẫn hoàn toàn mới mẻ. Đây chính là điều đáng bàn luận và suy ngẫm...
  • Áp dụng triết lý đạo phật để thành công trong công việc và luôn an lạc hạnh phúc

    06/07/2010Hòa thượng Thích Thánh NghiêmHơn 2.500 đã trôi qua, những chân lý mà Đức Phật đã giác ngộ vẫn đang ngày càng được nhiều người biết đến và áp dụng vào cuộc sống của mình. Triết lý của đạo Phật là BI (lòng từ bi, khoan dung, độ lượng) và MẪN (trí tuệ sáng suốt). Con người không thể sống tốt trong cuộc đời nếu không có lòng từ bi hỉ xả, nhưng cũng không thể “vô minh” chìm trong màn đêm u tối, phải hiểu biết, phải nhìn nhận đúng bản chất thực sự của mọi việc xung quanh, con người mới có được an lạc thảnh thơi.
  • Suy nghĩ tốt: Ít trả giá và hạnh phúc hơn

    08/06/2010Kim Yến (Chân dung hội họa Hoàng Tường)Hơn 30 năm theo đuổi nghiên cứu và giảng dạy phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (PPLST&ĐM), TS khoa học Phan Dũng (*) xuất hiện đều đặn trên các tạp chí chuyên ngành của thế giới như một nhà khoa học hàng đầu, được mời giảng dạy tại các nước và tham dự nhiều hội thảo quốc tế… nhưng ông lại khá đơn độc ngay trên đất nước mình.
  • Đạo Phật giúp giới trẻ tiến thân có nhân cách

    31/05/2010Thanh Tùng (Thực hiện)Tiến sĩ Thái Kim Lan là một Phật tử, chuyên dạy so sánh triết học Đông
    - Tây, từng dấn thân trong cuộc vận động mùa Phật Đản 1963. Đã hơn 40
    năm, mỗi khi có việc có thể làm Phật sự chị đều tự nguyện góp sức. Và
    lần này, trong chương trình của 'Tuần Văn hóa Phật giáo' có một cuộc
    đối thoại với thế hệ trẻ, chị đã nhận lời chủ trì. Sau buổi tọa đàm, PV
    Tiền Phong đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Thái Kim Lan.
  • Tuổi trẻ và địa vị làm người

    02/02/2010Huỳnh Sơn PhướcBốn hay năm năm ở đại học như qua một chuyến đò ngắn, trong cả một cuộc đời lúc nào cũng cần học, tự khám phá những tiềm năng của chính mình và vượt qua chính mình. Thế nhưng, đại học là một giai đoạn quan trọng của bước chuyển trưởng thành ở một đời người...
  • Điều răn

    05/01/2010Bài: Hà Thị, Ảnh: Bút ChìĐức Phật, Đức Chúa, và các đấng vĩ đại tương tự nói chung có xu hướng tóm tắt quan điểm học thuyết của mình lại thành các điều răn mang tính phổ quát, giản dị, dễ học thuộc lòng, để dạy cho đám chúng sinh cách sống sao cho hạnh phúc yên bình, các điều răn truyền từ đời nọ sang đời kia, thường là 10 điều. Theo gương đó, các bậc vĩ nhân ở nhiều tầm khác nhau sau này cũng hay đưa ra những lời răn, ở những lĩnh vực bé nhỏ hơn, cụ thể hơn, ít khái quát hơn và mang những tên gọi khiêm tốn hơn, chẳng hạn như lời dạy, lời khuyên, thậm chí là bài học hoặc kế sách, không giới hạn ở con số 10, có thể nhiều hơn hoặc ít hơn. Chúa với Phật vắng dần, còn các dạng dạy khuyên, bài học, kế sách, biện pháp... thì ngày càng nhiều lên.
  • Hiện tại và 11 “điều răn” cho tương lai

    31/05/2009Trong Mind Set (Lối tư duy của tương lai), Naisbitt không hoàn toàn nhằm mục đích dự báo tương lai mà hé mở cách ông tư duy trên những luồng thông tin liên quan đến hiện tại, để hiểu thế giới hôm nay cũng như dò tìm những khả năng và cơ hội của ngày mai.
  • Đạo đức và suy thoái đạo đức

    23/01/2009Cao Tự ThanhĐạo đức là ánh phản về một trật tự xã hội hay ít nhất cũng thể hiện một quan niệm về trật tự xã hội cụ thể với các lợi ích và nhu cầu xã hội xác định. Cho nên nó là một hệ thống ý thức xã hội, thực tiễn xã hội quy định thế nào là đạo đức cũng như lợi ích và nhu cầu sẽ quy định ý thức đạo đức của cá nhân hay nhóm xã hội...
  • Tôn giáo - Nếp sống - Giáo dục - Y tế

    18/08/2006Nguyễn Đức ĐànTrong lịch sử nhân loại, tôn giáo đã từng đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của các dân tộc. Từ khi con người trở thành một sinh vật tự nhận thức được về mình và về thế giới xung quanh thì nhiều câu hỏi đặt ra không trả lời được: con người từ đâu mà ra? Con người sẽ đi đến đâu? Ai sinh ra vạn vật, muôn loài?... Bấy nhiêu câu hỏi đặt ra mà không giải đáp được đã dẫn con người đến các tín ngưỡng và từ các tín ngưỡng có tính chất dân gian đó, tổ tiên ta đã đi đến tôn giáo.
  • Tín điều của một con người

    06/09/2005Ernest HemingwayTôi cảm thấy ngay từ cuốn tiểu thuyết đầu tay tôi đã biết số phận về sau của tôi sẽ thế nào. Tôi không bao giờ có mảy may nghi ngờ việc tôi là người đi tiên phong của thời đại mới và tôi hiểu rằng, sau đây mỗi bước đi của tôi sẽ được chăm chút theo dõi, vì vậy tôi quyết định để lại cho hậu thế bản quyết toán chân thực về tất cả các hành vi và suy nghĩ của tôi...
  • xem toàn bộ