Tuổi trẻ và địa vị làm người

11:00 SA @ Thứ Ba - 02 Tháng Hai, 2010

Bốn hay năm năm ở đại học như qua một chuyến đò ngắn, trong cả một cuộc đời lúc nào cũng cần học, tự khám phá những tiềm năng của chính mình và vượt qua chính mình.

Thế nhưng, đại học là một giai đoạn quan trọng của bước chuyển trưởng thành ở một đời người. Ở giai đoạn này, người ta cần có khả năng tự hoạch định tương lai, tự bơi và tự định vị con người, xác lập tư cách công dân trước khi đón nhận sự phân công và được xã hội thừa nhận, là nhà giáo, thầy thuốc hay kỹ sư… Nói như J. J. Rousseau: “Ai được giáo dưỡng tốt cho địa vị này (làm người) thì không thể thực hành dở các địa vị có liên quan đến địa vị đó”.

Học ở bất cứ một trường đại học tiên tiến hay chậm tiến, thì những gì mà cuộc sống, sự phát triển của đất nước đang cần ở người sinh viên vẫn có những khoảng cách khác biệt; và cuộc sống luôn đi trước những gì nhà trường trang bị cho các anh. Ở một đất nước đang phát triển ở trình độ thấp như Việt Nam, khoảng cách ấy lại càng xa. Qua nhiều cuộc vận động kêu đòi cải cách, đại học Việt Nam vẫn còn lần mò trong một quá trình chuyển đổi thể nghiệm chưa rõ hình dáng, trên một lộ trình đáng ra phải vượt qua từ lâu: một không gian mở của đại học tự quản, tự chủ và tự trị. Cho nên, nước ngược hay nước xuôi thì thuyền cũng phải qua sông. Là bộ phận ưu tú của lớp trẻ, vào đại học, nơi cần thử nghiệm, cọ xát, phản biện, khai phóng để góp phần khai sáng xã hội, thì anh – người sinh viên cũng phải giành lấy quyền và cơ hội tìm học và tự học như một chủ thể có trách nhiệm với giá trị của bản thân mình.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nghĩ về dưỡng chất tâm hồn cho tuổi trẻ hôm nay

    04/03/2018Nguyên CẩnVì sao tuổi trẻ hôm nay bị "suy dinh dưỡng tâm hồn"? Vì sao khi hai người cùng ngắm nhìn bầu trời đêm qua những chấn song cửa, một người chỉ thấy toàn màu đen, còn người kia lại thấy những vì sao lấp lánh?...
  • Lời tâm huyết của thiền sư với thanh niên

    18/05/2016Bùi Quang MinhCái gì đã làm cho có người chối bỏ tương lai, tình yêu và tuổi trẻ của mình? Câu hỏi này đã được trả lời khi chúng ta đọc quyển Tuổi trẻ Tình yêu Lý tưởng (2005) và Nói với tuổi hai mươi (1965) của thiền sư Nhất Hạnh...
  • Tuổi trẻ: Giàu thông tin, nhưng còn bản lĩnh?

    11/09/2015Mai Lan ghiHai mái đầu bạc, Nhà văn Nguyên Ngọc và GS-TS Lê Ngọc Trà, hai nhà văn hóa đã hàn huyên trong một buổi gặp gỡ, với những khắc khoải, suy tư về bản lĩnh thế hệ trẻ hôm nay, những người đang tiếp nối thế hệ của họ đưa đất nước tiếp tục phát triển.
  • Làm thanh niên thật khó!

    03/10/2014Bạn bè hay kháo nhau, làm người là khó, thời nay nên bổ sung: làm thanh niên còn khó hơn nhiều...
  • Văn hóa và lối sống của thanh niên Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế

    27/08/2009PGS.TS. Phạm Hồng TungLối sống chỉ là những giá trị văn hóa, những mô hình và phương thức ứng xử được đa số cá thể của một cộng đồng người xác định nào đó chấp nhận (cái được lựa chọn) và hiện thực hóa trong hoạt động sống hằng ngày của họ. Trong số đó có cả những giá trị, những truyền thống và những cách ứng xử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, nhưng cũng bao gồm cả những giá trị ngoại sinh, những cách ứng xử và những biểu tượng… ngoại nhập.
  • Tuổi Trẻ

    13/07/2009Samuel Ullman (1840 – 1924), doanh nhân, nhà thơ, nhà từ thiện - Đoàn Thanh Liêm dịchTuổi trẻ không phải là một giai đoạn của cuộc sống, nó là tình trạng của tinh thần; nó không phải là vấn đề của má hồng, môi đỏ, sức khỏe dẻo dai; nó là vấn đề của ý chí, của khả năng sáng tạo, sức sống mãnh liệt của cảm xúc; nó là sự tươi mát của mùa xuân bất tận của cuộc sống.
  • Những giá trị sống cho tuổi trẻ

    07/05/2009Với mong muốn làm phong phú thêm vốn sống cho các bạn trẻ - học sinh, sinh viên và các đối tượng thanh niên khác - bằng cách trang bị cho họ những giá trị tích cực và kỹ năng sống thiết thực, hữu ích trong hành trình vào đời, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn quyển sách Những Giá trị Sống cho Tuổi trẻ.
  • Bàn về cái đọc của thanh niên

    01/08/2006Ths. Bùi Văn TiếngGunter Grass, nhà văn đoạt giải thưởng Nobel văn chương năm 2004 với tác phẩm nổi tiếng Cái trống thiếc rất có lý khi cho rằng không gì có thể thay thế văn hóa đọc. Ấy vậy mà ở nước ta, cái "không gì có thể thay thế" đó đang trở thành mối bận tâm của các nhà văn hóa cũng như những ai hay ngẫm nghĩ về văn hóa. Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được lạm bàn về một phạm vi nhỏ của văn hóa đọc: vấn đề cái đọc của thanh niên. ..
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • xem toàn bộ