Cảm nghĩ thời đại lúc vào xuân
Tôi không thể không làm một việc cần thiết: gửi một lời chúc xuân tới quý bạn đọc, những tri kỷ của mình. Thật may mắn, tôi đã tìm được lời chúc xuân rất có ý nghĩa trong một bài thơ của Ngô Thì Nhậm "Nhập Xuân đa giai thụy" (Vào xuân với nhiều điều Đẹp giai, Lành - thụy). Và tôi xin viết lên một lá thiếp hỏng đề gửi tới các bạn đọc bài này. Sở dĩ tôi chọn lời chúc xuân của Ngô Thì Nhậm vì ông là một người Việt toàn tài với nhân cách đa liệu. Tuổi trẻ ông học giỏi, có chí lớn, ông là nhà chính trị, là nhà văn hóa, nhà quân sự, nhà ngoại giao, là nhà thơ, lại là bậc Đại sư thiền học. Bước vào thời đại mới mỗi người Việt nên học hỏi ở ông. Nếu làm Bí thư, Chủ tịch, Bộ trưởng, Giám đốc kinh doanh cũng nên là người văn hóa. Làm quân sự, làm ngoại giao cũng phải có trong nhân cách của mình những phẩm chất văn hóa. Làm nhà thơ, tao nhân mặc khách cũng nên có tâm hồn siêu thoát, vừa đạt được cái "sắc" lại thấu được cái "không". Chính cái mẫu hình nhân cách Ngô Thì Nhậm là bài học sâu sắc cho chúng ta hôm nay.
Người xưa nói con chim trước khi chết tiếng kêu bị thương, con người trước khi chết lời nói thiêng liêng. Cũng vẫn Ngô Thì Nhậm trước lúc mất đã để lại một vế đối thật nhiều ý nghĩa: "
Cái thời thế mà ta gặp hiện nay là Thời đại của Trí tuệ nhân tạo, của công nghệ tin học. Vì thế mà có ứng xử toàn cầu, có kinh tế tế tri thức, thị trường toàn cầu, có văn hóa, chính trị mở, đa phương, đa dạng và thế giới tin học phát triển càng thúc đẩy mạnh mẽ quá trình dân chủ hóa, chính trị và xã hội, phát triển quyền con nguôi, nhân cách tự do... Không thể còn khép kín, đơn phương và "một mình một chợ”. Không thể không hội nhập! Cái "Thời thế ấy”,
Từ đó các thế hệ máy tính mới hơn, tiên tiến hơn, công năng lớn hơn liên tiếp phát triển. Và chính là chúng - những công cụ, phương tiện mới để loài người sản xuất, kinh doanh, quản lý, sinh sống
Còn chúng ta? Sự chậm trễ, thua em kém chị, kể cả thua cả những người bạn láng giềng mà thuở xưa họ còn ngồi chiếu dưới, nay lại trở thành liền anh, liền chị của chúng ta, thì ngoài nguyên nhân khách quan là chiến tranh, phải đánh giá thật đúng cái nguyên nhân chủ quan. Quá trình đổi mới nghĩa là tìm trở lại cái mạch đi hợp "thời thế” là phá vỡ cái thế mắc kẹt, bị người khác cô lập. Hội nhập với thế giới là mở rộng nhãn giới, không thủ cựu nữa, vứt bỏ mọi thiên kiến, thiển cận, tranh thủ tiếp thu cái đúng, cái nhanh của thiên hạ để tiến lên cùng họ.
Thời đại mới được đánh dấu bằng nhiều đặc điểm. Một đặc điềm khá quan trọng là tốc độ. Vài chục năm trước người ta đã nói tốc độ nhân lên của tổng kiến thức nhân loại. Vào thời Trung cổ cả nghìn năm mớigấp đôi được tổng kiến thức. Sau thời Phục hưng chừng 300 năm tổng kiến thức đã gấp đôi. Từ đâu thế kỷ XX người ta ước tínhrằng cứ mỗi chu kỳ 30 năm nhân loại đã tăng gấp đôi kiến thức và cuối những năm 80 cứ 5 năm kiến thức của nhân loại lại tăng gấp hai lần! Tốc độ ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn, vào sản xuất kinh doanh lại còn có bước đi rất nhanh.Thiên hạ thời xưa phải vài trăm năm mới thành được nước công nghiệp hóa. Thời nay chúng ta chứng kiến những nước công nghiệp mới (NIC's) họ chỉ đi trong khoảng 3, 4 chục năm. Còn chúng ta phải 30 năm mới loay hoay tính toán xong cái định hướng và những cơ sở luật pháp (chứ cơ sở nhân lực, cơ sở văn hóa và các thiết chế là hội thì vẫn còn dang dở). Từ 2007 cũng phải gần 2 thập kỷ nữa mới đạt tới. Cái kiểu đi xưa cũ "bước đi một bước giây giây lại dừng” khiến nhiều quá trình đáng ra chỉ vài ba năm phải xong chúng ta chùng chình cả thập kỷ!
Bây giờ dường như cái cảm quan sợ trễ tàu đã được giũ bỏ. Nhưng nếu lại vào ga và lên một con tàu với đường ray vừa hẹp vừa kém chất lượng, một con tàu đầu máy và các toa đều cũ kỹ, chậm chạp, lái tàu vẫn còn tâm lý cửa quyền, cậy thế rồi có thể dừng bất kỳ đâu đó để ăn cơm, để cho người thân bốc dỡ hàng hóa (như vẫn còn xảy ra). Vâng, nếu như thế thì tính sao?
Tôi rất thích nhiều phán đoán có tính khoa học, trí tuệ của C.Mác. Tôi trích một phán đoán của C.Mác về tính chất của thời đại: "Chúng ta chilà người cùng thời đại của thế kỷ nàyvề triết học, chứ không pháilà người cùng thời đại về mặt lịch sử của thế kỷ hiện nay” (C.Mác - Lời nói đầu góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel). Ông nói về người Phổ (Đức) ở cuối thế kỷ XVIII. Ý rằng nước Đức bấy giờ còn lạc hậu nhiều so với nước Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan... Đấy là một gợi ý sâu sắc. Như chúng ta bây giờ cũng vậy. Về triết học tức là về tư duy, nhận biết, chúng ta hiểu được mình đang sống, đang bước vào thời đại mới. Nhưng chúng ta không phải là người đòng thời đại với thiên hạ về mặt lịch sử, nghĩa là về trình độ, chất lượng con người và xã hội. Về mặt lịch sử chúng ta tụt hậu so với thiên hạ hàng chục năm.
Vì thế ở phạm vi vĩ mô là mọi chính sách quốc gia, mọi thiết chế chính trị, kinh tế, văn hoá ở mỗi cộng đồng và với cả từng người phải đổi mới, bỏ qua sự trì trệ, lạc hậu, thiếu văn minh, tình trạng dân trí thấp cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ và nhân lực còn có điều bất cập.
Cảm nhận thời đại mới, Đại hội IV của Đảng đã nêu lên phương hướng đổi mới và thật sự đã chỉ đạo xây dựng đồ án tổng thể đưa đất nước tiến lên. 20 năm qua đã cơ bản đổi mới hệ thống tư duy kinh tế. Còn về tổ chức và cán bộ đã cải cách hành chính, thực hiện mộtcửa, bỏ "xin - cho", chống tham nhũng, thực hiện dân chủ hoá Đảng và chính quyền. Nhịp đi mới của dân tộc hoà nhập với thời đại, với thiên hạ thời nay đòi hỏi tốc độ mới, cỗ máy mới, thiết bị mới, năng lượng mới và sự điều khiển mới. Ai chùng chình, trì trệ, ngăn cản bước tiến vào Thời đại mới là không xứng đáng với dân với nước.
Cho nên "nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ" không phải chỉ là cảm nhận tình yêu trong mùa xuân mà là cảm nhận vào xuân trong thời đại mới.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVăn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường