Ước mơ xuân

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
09:22 CH @ Thứ Ba - 17 Tháng Sáu, 2008

Tháng ăn chơi, còn chút rảnh rỗi, tôi có dịp làm quen với một đoàn chuyên gia xứ người sang thẩm định và lập kế hoạch tiêu tiền viện trợ của họ ở ta. Vật lộn với từng chồng báo cáo chi tiết đến từng đồng xu, cái giống người tự chuốc lấy vất vả đó ngày qua ngày so đo tranh luận mãi rồi cô lại vài trang khô khốc. Họ bảo đó là chiến lược. Thu phục nhân tâm, định hướng dư luận, cái chiến lược của họ phải làm vừa lòng người đóng thuế; nếu không thu góp từng đồng bạc lẻ, họ chẳng thể nào có được những dòng tiền viện trợ khổng lồ. Hóa ra họ vất vả vì phải gắng làm vừa lòng dân.

Ước gì đường lối dẫn dắt dân tộc này cũng ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, lôi cuốn lòng người. Và ước gì, khi soạn ra cái đường lối đó, người ta cũng phải vật vã so đo từng con chữ để mong có được chút quan tâm của công chúng. Người nước ta đã quen với việc học đường lối từ bên trên ban xuống, mà chưa biết cách ép những quyết sách lớn kia phải được học từ dân tâm, dân nguyện.

... Một dân tộc biết suy tư, mơ ước và hành động để chế ngự đói nghèo và ganh đua với các dân tộc láng giềng là một dân tộc đáng sống. Đóng cửa lại, tự cấp tự túc với đồng lúa và lệ làng, tự mãn với sự lạc điệu của riêng mình có lẽ là kẻ thù đáng sợ nhất của dân tộc chúng ta.

Soạn ra đường lối nghĩa là định ra giá trị, từ giá trị mà định hướng văn hóa ứng xử cho những tộc người. Nếu phi tập trung quyền tài sản, bảo đảm tự do kinh doanh trong một trật tự thượng tôn pháp luật và đề cao chủ nghĩa tự tôn dân tộc đang đốt nóng nước láng giềng phương Bắc, thì những giá trị nào đang được khao khát trong hàng triệu con tim Việt Nam. Có khó tìm quá chăng những điều mà người dân nước ta tôn kính, căm thù hay sợ hãi.
Đảng lái, Nhà nước đẩy, thị trường kéo và xã hội dân sự canh chừng có thể sẽ là một công thức giúp nước Việt Nam nghèo biến thành một quốc giá mới trẻ trung và năng động hơn. Cầm lái nghĩa là không cầm chèo, Đảng chắc là không thể nghĩ và làm thay cho 82 triệu đồng bào nước ta. Ước rằng đừng bao giờ là nơi va đập, người Việt Nam chỉ có thể chớp lấy cơ hội giữa những làn sóng hút đẩy quanh các thế lực khổng lồ của thế giới này mà tạo ra sự khác biệt với bên ngoài.

Nếu nhiều chính quyền hiếu chiến phương Tây đã lần lượt đo ván trước thế trận toàn dân nước ta, thì một thể chế toàn trị, sự suy nghĩ và hành xử thay cho hàng triệu đồng bào liệu có thắng nổi trong cuộc ganh đua kinh tế với hằng hà sa số sáng tiến tư nhân của thế giới tư bản ngày nay. Mở cửa tư duy cầm lái muộn, liệu một lần nữa có làm xuất hiện nguy cơ đẩy dân tộc trở thành đầy tớ cho ngoại bang ngay trong ngôi nhà của mình.

Thị trường kéo, nhà nước đẩy, nghĩa là nhà nước phải trở thành cánh tay nâng đỡ vỗ về để kinh tế dân doanh quyết định diện mạo của đất nước này.

Muốn dân hăng hái kinh doanh, thì phải làm cho người dân tin vào sự bảo hộ của nhà nước, nhất là bảo hộ sở hữu tư nhân củahọ. Sở hữu toàn dân khi trả về cho dân sẽ tạo nên những động lực phát triển không ngừng. Chẳng những từ kinh nghiệm của nước láng giềng phương Bắc, mà ở bất kỳ nơi nào, nhìn mực độ hiểu biết về sở hữu tư nhân có thể đoán ra văn minh của các tộc người. Nơi nào sở hữu tư nhân được bảo hộ, ở đó có động lực cho ganh đua, xã hội vì có cạnh tranh mà ngày càng văn minh. Ngược lại, nếu không bảo hộ sở hữu tư nhân, cha chung không ai khóc, các nguồn tài nguyên khan hiếm, kể cả năng lực con người, lãng phí theo thời gian, một xã hội như vậy sẽ tĩnh lặng và thường trở thành con mồi cho các xứ văn minh hơn thôn tính.

Chỉ có ganh đua sẽ rất nhanh tạo ra kẻ thắng người thua; từ anh chị dân, quân, chính bình dị ngày nào nay đã nổi lên những lớp váng thượng lưu, trung lưu và vô số nhà giàu mới. Song nông dân mất đất, thợ thuyền không có việc, những người không có cơ hội được đào tạo… hàng chục triệu người Việt Nam yếu thế vì ít có thông tin và kỹ năng ganh đua trong thời mở cửa. Họ phải học cách tạo ra tiếng nói, tạo ra luật chơi và sức ép đủ mạnh nhằm giám sát quyền lực của đồng tiền và đòi chia sẻ các nguồn phúc lợi. Vui vẻ kết đoàn là một bài hát hay, song nếu thiếu các kênh thương lượng và hài hòa giữa các lợi ích đa dạng đó, thể chế của chúng ta dường như chỉ nghe thấy tiếng nói của người có quyền và có tiền điều tiết thông tin, mà không lắng nghe được muôn vạn tiếng dân. Gốc rễ của xã hội dân sự và nền dân chủ có lẽ cũng từ đó mà ra, và nếu quả đúng như vậy, thì các giá trị này cũng đáng để người nước ta mơ ước.

Nếu chính trị, theo một lối chiết tự xưa, nghĩa là làm cho mọi việc được ngay thẳng, thì học làm chính trị chắc phải là một thứ rất đáng học để làm người. Tiếc rằng người thời nay những tưởng ganh đua chính trị thường ẩn chứa tranh giành quan lộc; làm chính trị hóa thành cuộc ganh đua cầm quyền. Anh binh nhì thời Bắc Nam thống nhất nay đã qua lâu rồi cái tuổi ngũ tuần, ta sẽ để lại gì cho những lớp người quản lý kế cận. Con người cũ ra đi, song lề lối làm việc, thói quen suy nghĩ và hành xử có thể ở lại lâu dài, chẳng hiếm khi cái hủ lậu lại trở về núp dưới những khuôn mặt non trẻ. Thói quen của cơ chế, đó chính là quy tắc làm việc, quy trình và quy phạm, lắng đọng qua thời gian những thứ luật lệ đó tạo ra văn hóa. Tuy rằng nhân chi sơ tính bản thiện, song tự thủa nào Hàn Phi đã bảo luật lệ tốt sẽ tạo ra phong hóa tốt, cái mầm ác sẽ bị kìm chế phát bệnh trong một xã hội thượng tôn pháp luật. Lại thêm những cái cớ nữa cho giấc mơ xuân.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Ta là ai?

    12/08/2016TaLaWhoHãy để cho tầm nhìn vươn cao, vươn cao nữa. Trái đất to lớn của chúng ta lúc đó sẽ là gì trong hệ mặt trời, và hệ mặt trời sẽ là gì trong cái vũ trụ mênh mông, vô thủy vô chung? Có buồn cười không chuyện con người cứ cho mình là chúa tể của muôn loài, nhưng mới chỉ nhìn xuống từ một Toà nhà hai chục tầng đã thấy mỗi người chỉ giống như hạt vừng, hay như con kiến gió bé tí ti...
  • Khi có trong tay 5000 tỷ USD

    03/05/2016Hoàng LinhÔng Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị tuyên bố tại hội thảo Phát triển vào quản lý thị trường bất động sản giữa tháng 9/2003 rằng Việt Nam có thể huy động được 5.000 tỷ USD từ đất đai để đầu tư phát triển thì nhiều người mới giật mình nghĩ lại. Thì ra Nhà nước ta đang ngồi trên một núi vàng mà “quên” mất...
  • Tản mạn về chữ Tâm và chữ Tầm

    19/04/2016Nguyên CẩnNgười làm lãnh đạo luôn phải là người “vui sau thiên hạ, lo trước thiên hạ” và đặt suy nghĩ của mình về phía đa số, phía quần chúng, những người tín nhiệm mình. Thế nên chúng ta không khỏi băn khoăn khi có những quyết sách đưa ra hình như không dựa trên lợi ích của người dân, nhất là những người nghèo...
  • Xã hội Việt Nam đương đại trong những giá trị thực - ảo

    24/02/2016Thanh TùngỞ các nước phương Tây, hàng trăm năm đô thị hóa cũng là hàng trăm năm chuyển đổi từ đời sống nông nghiệp sang lối sống công nghiệp. Ở Việt Nam, hiện đại hóa trở thành một trong những mục tiêu của chính sách phát triển, quá trình chuyển đổi được đẩy lên với một tốc độ chóng mặt. Vì vậy, một số bước chuyển tiếp mà các xã hội hiện đại trải qua, và cần phải trải qua...
  • Nhớ về Bác, giữa bộn bề cuộc sống hôm nay

    19/05/2015Trần Đăng TuấnNgày 01/02/1961, tại Đại hội Đảng bộ Hà Nội, Bác Hồ nhắc nhở về chuyện không được quan liêu, mệnh lệnh với nhân dân. Bác nghiêm khắc cấm chuyện: “Tự tiện ra mệnh lệnh lung tung (như bán bánh ngọt không cho người mua mang bánh về nhà, bắt người ta ăn tại chỗ)"...
  • Di chúc

    02/09/2014Lăng Đỉnh QuânChỉ vài chục dòng ngắn ngủi trong gia phả 3 đời gia đình họ Phương mà như lược lại lịch sử xã hội Trung Quốc suốt một thế kỷ, quả là bút pháp tài tình. Từ chỗ coi đạo làm trọng, rồi cuốn theo một lý tưởng cách mạng, cuối cùng là giật mình khi cơn lốc thời mở cửa hội nhập...
  • Làm lãnh đạo phải có năng lực lắng nghe

    08/11/2010GS. Tương LaiMuốn đối thoại, người lãnh đạo phải tinh thông công việc của mình, biết gần dân, hiểu dân và lắng nghe dân. Phải thật sự có dân chủ, mới có đối thoại. Muốn thường xuyên vận dụng phương thức đối thoại trong mối quan hệ giữa lãnh đạo và dân thì phải thật sự mở rộng dân chủ, tạo cơ chế cho dân thực hiện trách nhiệm công dân của mình. Văn hóa đối thoại là sản phẩm của một xã hội dân chủ, biết tôn trọng vai trò làm chủ của người dân...
  • Chợt nhận ra

    07/11/2010Phương TâmChợt nhận ra rằng Cách mạng tháng mười tuy là vĩ đại với đời người nhưng cũng không là vĩnh viễn với lịch sử. Sau 74 năm tồn tại nó đã lụi tàn, không bằng một phần thời gian của một vài triều đại phong kiến Việt Nam...
  • Nông dân nghèo - mối nguy của xã hội

    05/06/2008TS Nguyễn Đức Truyến (Viện xã hội học)Sau hơn 20 năm đổi mới, lần đầu tiên hiện tượng đầu cơ gạo xuất hiện không chỉ làm giá gạo tăng vọt mà còn tạo nên cú sốc toàn xã hội.
  • Mùa gió chướng

    18/05/2008Nhà sử học Dương Trung QuốcChưa bao giờ đầu óc bị phân tâm như thời điểm này. Cuộc sống trở nên bề bộn của những chuyển đổi . Mới hơn một năm gia nhập WTO, vừa mới những ngày ngây ngất với những chỉ tiêu vượt trội, nay lần đầu tiên Quốc hội phải biểu quyết hạ thấp những chỉ tiêu phát triển kinh tế mới thông qua, ngón tay còn lưu cái cảm giác tê tê của lần ấn nút cách đây mới chừng nửa năm...
  • Tương lai nhìn từ Giao thừa

    13/02/2008Tô PhánGiao thừa là giây phút chuyển từ hiện tại cũ sang hiện tại mới, chuyển từ quá khứ sang tương lai. Tương lai là thời gian phía trước, là cái của ngày mai, của giờ phút tiếp nối. Tương lai là cái định hướng, cái mà con người hướng tới, nhưng tương lai không diễn tiến theo ý muốn chủ quan của con người...
  • xem toàn bộ