Nên hối hả một cách chậm rãi!

09:04 SA @ Thứ Ba - 09 Tháng Tám, 2005

Sau hơn 12 năm du học ớ Pháp, tôi về thăm quê nhà vào Hè 1976, tức một năm sau khi chiến tranh chấm dứt. Lúc đó Việt kiều về nước thường đi thành đoàn. Khi đoàn chúng tôi hồ hởi lên mấy chiếc xe buýt do Trung Quốc sản xuất rời sân bay Gia Lâm để về khách sạn Dân Chủ ở Hà Nội, thì trời đã sập tối. Nhà cửa hai bên đường phố thấp lè tè, chập choạng hiện ra trong ánh đèn điện vàng vọt, vì vào thời đó điện ở Việt Nam rất yếu.

Ngay sau khi ăn tối xong, tôi và anh bạn ở cùng phòng vội vàng đi dạo phố. Mới 8 giờ tối mà phố Tràng Tiền và các phố ven hồ Hoàn Kiếm đã vắng người. Trên đường về khách sạn, khi qua cửa hàng bách hóa tổng hợp, anh bạn khoe trước với tôi là sáng hôm sau anh sẽ mua làm kỷ niệm một cây viết hiệu Hồng Hà nổi tiếng do Việt Nam sản xuất, dược trưng bày trong một tủ kính mờ mờ áo ảo. Anh đâu biết là vào thời ấy muốn mua loại hàng đó phải có tem phiếu.

Sáng hôm sau, khi đổi tiền ở ngân hàng tôi mới biết là đồng Việt Nam lúc đó có giá rất cao, tương đương với franc Pháp. Gặp lúc chỉ còn loại giấy bạc một đồng mới toanh (sực nức mùi giấy và mùi mực in), nên có người đổi khoảng vài ngàn đô-la Mỹ thì đã sắp đầy cả một va li nhỏ. Vì nhân viên ngân hàng phải đếm tiền bằng tay và nhất là vì phải qua năm, sáu khâu kiểm soát, đoàn chúng tôi đã mất cả một ngày. Tôi cũng đã được nếm mùi phở quốc doanh Phú Gia lạnh ngắt, đã từng đi xe đò hợp tác xã, từ Đà Nẵng vào Nha Trang lên Đà Lạt rồi vào Sài Gòn. Vào thời đó, xe hay bể bánh nên phải nằm lại hàng nửa ngày để vá Trên đoạn đường Đà Lạt - Sài Gòn, xe đò còn hay bị các nhân viên canh gác ở dọc đường chặn lại để tịch thu (thường là không trao biên nhận) hàng "lậu" mà hành khách cất giấu vài ký chè, cà phê... Trong các chuyến về sau đó, đã có lần tôi cùng hai cô em bạn dì dùng xe đạp để thồ hành lý trong đêm ra sân bay Gia Lâm trước 5 giờ sáng, ngồi chồm hổm trong bóng đêm, chờ làm thủ tục. Đã bao đêm tôi đạp xe hàng giờ lang thang trên các đường phô Sài Gòn, Đà Nẵng, Hà Nội để trốn muỗi và trốn nóng vào những ngày bị cắt điện. Tôi đã từng chứng kiến cảnh các cô mậu dịch viên bán hàng theo tem phiếu đóng vai thượng đế ban phát ân sủng... Vào mùa Đông 1985, lần đầu tiên, tôi đã đi xe lửa từ Đà Nẵng ra Hà Nội mất hơn 40 giờ. Đoàn tàu là một cái chợ rong suốt ngày đêm không ngớt tiếng rao (nước chè nóng, thuốc lào, thuốc lá, quà vặt ) Các toa xe thì bị biến thành kho ngổn ngang hàng hóa : các bao gạo, trái cây, thuốc điếu rẻ tiền hiệu Hoa Mai hay Đà Lạt, . . . được ném lên sau khi đoàn tàu rời khỏi ga và còn chạy chậm hơn tốc độ bình thường (từ 20 đền 30 ki-lô-mét/giờ) và được hối hả ném xuống khi tàu giảm tốc độ để đi vào ga. Bây giờ nghe kể lại những chuyện ẩy (với thời gian đã trớ thành những kỷ niệm thân thương không quên được), nhiều thanh, thiếu niên trong nước không tin nổi!

Mà tin làm sao được chứ, vì đúng là sau hơn mười năm chuyển dần sang kinh tế thị trường, đất nước đã thay đổi rất nhiều, khiến những chuyện xảy ra cách đây chưa đền một phần tư thế kỷ đã như thuộc thời tiền sử! Bây giờ thì khác hẳn rồi: nhờ có các đập sông Đà, Trị An, Yaly... điện đã mạnh hơn nhiều và khá dồi dào nên ít khi bị cắt; đi xe lửa từ Sài Gòn ra Hà Nội chỉ mất có 30 giờ, lại còn trật tự và tương đối sạch sẽ nữa chứ (ngoại trừ mùi thuốc lá vẫn còn khá đậm đặc ngay cả trong các toa có máy điều hòa không khí?); hàng hỏa thì chẳng thiếu thứ gì mà còn rất rẻ, ít ra là so với Pháp chẳng hạn (thú thật tôi đi du lịch kể cũng đã khá nhiều nước nhưng chưa thấy ở đâu các đường phố có mật độ buôn bán cao như ở Việt Nam: phần lớn các nhà mặt tiền đều là cửa hàng ăn uống, buôn bán...); còn các cô bán hàng, kề cả trong quốc doanh, thì đa số đều lịch sự, niềm nở hay ít ra cũng không còn quá lạnh lùng.

Tôi có thể nêu thêm hàng trăm thí dụ khác về các tiến bộ nhiều mặt của đất nước. Nhưng cũng phải thừa nhận rằng mọi chuyện không phải đều tốt đẹp cả.

Cứ cho là sau chiến tranh thế giới thứ 2, Việt Nam cỏ cùng một trình độ phát triển kinh tế - xã hội như Thái Lan, Malaysia. . . thậm chí cả Đài Loan nữa, thì từ hơn nửa thế kỷ nay, ít ra Việt Nam cũng đã đi chậm hơn họ đến vài, ba mươi năm, chủ yếu là do chiến tranh nhưng một phần cũng do phải mất công sức để tìm đường đổi mới, mở cửa, dần dà đoạn tuyệt với chủ nghĩa duy ý chí và đường lối kinh tế kế hoạch hóa tập trung.

Đi sau các nước khác, nhất là vào một thời kỳ mà kinh tế, khoa học và kỹ thuật trên thế giới phát triển rất nhanh, rõ ràng là Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi. Nhưng đi sau thiên hạ đôi khi cũng có lắm cái lợi, nếu ta biết rút kinh nghiệm từ những thành công cũng như những thất bại của các nước đi trước, để học lấy những cái hay và nhất là đề tránh những cái dở, cái sai lầm. Trong số rất nhiều vấn đề đặt ra cho Việt Nam, có hai vấn đề mà tôi cho là bức xúc nhất. Trước hết, đó là sự phân hóa giàu nghèo và nhất là sự cách biệt ngày càng lớn giữa nông thôn và thành thị. Thật vậy, ta không thể không kinh ngạc khi biết rằng, tính theo đầu người, tổng sản phẩm trong nước (GDP) hiện nay của TPHCM (1.460 đô-la Mỹ) gấp gần 14 lần GDP của tỉnh Bắc Kạn (107 đô-la Mỹ) (xem tư liệu "Một vài dữ liệu về 61 tỉnh, thành" do TBKTSG tặng bạn đọc cách đây mấy tháng)! Đành rằng ở tất cả mọi nước đều cỏ sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị cũng như giữa các vùng, nhưng cách biệt đến mức như trên thì đúng là không thế không báo động. ở một nước tư bản như Pháp chằng hạn, theo báo Le Monde số ra ngày 29-10-2002, tổng sản phẩm nội địa tính theo đầu người của vùng giàu nhất (Ile-de- France: 35.946 euro) chỉ gấp hai lần vùng nghèo nhất (Languedoc- Roussillon: 17.827 euro).

Một vấn đề đáng quan tâm khác là quá trình đô thị hóa. Tôi có cảm tưởng là các thành phố Việt Nam đang lặp lại các sai lầm của Bangkok mà mấy lần ghé chơi đã lưu lại trong tâm khảm tôi vài kỷ niệm kinh hoàng: vì thiếu quy hoạch tồng thể (hoặc không áp dụng được quy hoạch tổng thể, rốt cuộc thì hậu quả thật ra cũng như nhau), Hà Nội và nhất là thành phổ Hồ Chí Minh càng ngày càng bị các vùng ngoại ô bao vây, siết chặt đến mức ngạt thở. Và vì không quan tâm đúng mức ngay từ đầu đến việc xây dựng hạ tầng cơ sớ (hệ thống cấp nước, xử lý và thoát nước thải hay nước mưa, mạng lưới đường sá và vận tải công cộng...), nạn ô nhiễm và bế tắc giao thông chỉ có thể ngày càng trở nên nghiêm trọng, nếu các cấp quản lý không sớm đề ra các chính sách và biện pháp thích ứng. Tiếng Pháp có một thành ngữ rất hay mà trước đây cố Tổng thống Francois Mittenanđ thường dùng: "Se hâter lentement"(Khẩn trương một cách chậm rãi). Đúng là Việt Nam cần phải khẩn trương", "hối hả"... vì đã mất quá nhiều thời gian so với không ít quốc gia ở Đông á. Nhưng đồng thời cũng phải nghiền ngẫm, tính toán, cân nhắc đề chọn được các giải pháp tối ưu và nhất là đề tránh các sai lầm, lãng phí... Có như thế mới nhanh chóng tạo được nền tảng vật chất, kỹ thuật, văn hóa, tinh thần cho một sự phát triển bền vững.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: