Không có động lực thì không thể phát triển
Tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2014, vấn đề cải cách thể chế và khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa lại được thảo luận sôi nổi. Dưới góc nhìn của giới doanh nhân, các vấn đề này được quan niệm ra sao? TBKTSG ghi lại ý kiến của ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Investconsult Group.
Bây giờ có nhiều người đặt vấn đề, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì. Theo tôi, một định nghĩa gần đúng là xây dựng nền kinh tế thị trường luôn luôn sẵn sàng điều tiết để không xa rời các tiêu chuẩn cơ bản của chủ nghĩa xã hội.
Chúng ta biết rằng nhân loại đã đi từ nền kinh tế phát triển một cách tự nhiên đến nền kinh tế có điều tiết của nhà nước. Vai trò của nhà nước là để giải quyết những mâu thuẫn xuất hiện trong quá trình điều hành một nền kinh tế.
Hiện nay, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đang được xây dựng trên cơ sở của hai yếu tố là kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, và những định nghĩa rất mù mờ về sở hữu để cản trở tốc độ tư bản hóa các nguồn lực quốc gia. Nếu điều chỉnh và làm chủ được tốc độ của quá trình tư bản hóa chính là kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tức là anh dẫn dắt chủ nghĩa tư bản đi theo tốc độ mà anh muốn.
Ở đây, xin được giải thích một chút về định nghĩa mù mờ về sở hữu. Biểu hiện cụ thể của nó là, ví dụ như sổ đỏ không hẳn là một chứng chỉ sở hữu người dân mà cũng được đem thế chấp để vay vốn. Hay như mọi người vẫn thường nói là sở hữu toàn dân, nhưng đây là một khái niệm sở hữu không có thật, hay nói cách khác là một khái niệm thể hiện sự do dự khi triển khai một trong những phổ quát quan trọng nhất của đời sống kinh tế là sở hữu.
Quay trở lại vấn đề, để xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải điều tiết hai yếu tố nói trên. Tức là phải định nghĩa rõ ràng các khái niệm liên quan đến chế độ sở hữu và giảm bớt tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước, có nghĩa là phải cho phép các tài sản có quyền tự do biến thành tư bản.
Nếu không có một quá trình cải cách liên tục cả chính trị và kinh tế để thay đổi dần các lực lượng trong cấu trúc của nền kinh tế Việt Nam, và thay đổi dần các khái niệm liên quan đến chế độ sở hữu thì không có phát triển.
Tôi Tôi nghĩ cần tiến hành các cuộc cải cách để điều chỉnh một số yếu tố động lực đối với sự phát triển. Giảm bớt tỷ trọng kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo không gian cho khu vực tư nhân phát triển. Hiện nay, sự thành công của một vài người trong khu vực kinh tế tư nhân chỉ là cá biệt. Sẽ là không đúng và không khoa học khi căn cứ vào đó để khái quát hóa nền kinh tế của chúng ta.
Cần xác định rõ vai trò của nhà nước, của hệ thống luật pháp và đặc biệt là chuyên nghiệp hóa các định nghĩa về khái niệm sở hữu. Quyền sở hữu là giấy thông hành cho các tài sản tham gia vào quá trình xây dựng thị trường. Chúng ta luôn nói rằng chúng ta phát triển không xứng với tiềm năng là bởi vì chúng ta trói các tiềm năng bởi các định nghĩa nửa vời như sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn dân là một dây trói. Làm sao chúng ta đi nhanh được khi bị vướng dây?
Thực ra yếu tố thị trường và yếu tố xã hội chủ nghĩa không hề triệt tiêu nhau vì cuối cùng nó phải hội tụ đến lợi ích của con người. Tất nhiên, các mặt này có mâu thuẫn nội tại với nhau. Chúng ta có thể điều hòa bằng cách cải cách theo hướng để các lực lượng tham gia một cách tự do, còn vai trò của nhà nước thu hẹp lại một cách hợp lý.
Một nền kinh tế phải có ba pha cơ bản. Bắt đầu là kinh tế cứng, tức là kinh tế công nghiệp; tiếp đó là kinh tế mềm, tức là kinh tế dịch vụ và lên một bước nữa là nền kinh tế tài chính. Bây giờ Việt Nam có gì? Vẫn chưa có nền kinh tế công nghiệp. Chúng ta nói Việt Nam cố gắng trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020, theo tôi là không có khả năng ấy. Chúng ta vẫn tăng trưởng được 5 - 6% mỗi năm nhưng tăng trưởng không phải là sự phát triển. Mọi người vẫn nhầm lẫn giữa tăng trưởng và phát triển. Tăng trưởng là sự nở tự nhiên của một nền kinh tế, còn phát triển là những dấu hiệu chất lượng của một nền kinh tế.
Chúng ta thay đổi nhưng theo hướng nào?Theo tôi, đó là hướng xem “mở rộng dân chủ” như ý Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong thông điệp đầu năm 2014 và quyền con người là động lực chính trong việc xây dựng xã hội. Khi điều hành công ty, tôi đã làm rất nhiều thí nghiệm về quyền con người. Tôi hiểu ra rằng, quyền lợi đối với con người là động lực của con người, mà con người không có động lực thì không thể có phát triển được. Không còn sự phát triển quốc gia nào nằm ngoài sự phát triển con người.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn