Khoe

05:02 CH @ Thứ Tư - 21 Tháng Bảy, 2010
Thế giới là sự đối lập và vì thế mà chúng ta cũng sống trong sự đối lập. Sáng đối lập với tối, âm đối lập với dương, thật thà đối lập với giả dối… Và trong các cặp đối lập ấy thì có cả cặp đối lập giữa kín đáo và khoe mẽ.

Con người ta càng kín đáo thì càng chắc chắn, càng đỡ vướng phải những khúc mắc lằng nhằng. Mà vốn dĩ những người kín đáo là những người có rất nhiều cái để khoe nhưng họ không khoe. Còn phần lớn những kẻ chả có gì lại hay khoe mẽ. Người giỏi thì kín đáo, kẻ dốt thì lại hay phồng lên mà trường hợp các cụ nhà ta gọi là thùng rỗng kêu to, ễnh ương phềnh bụng.

Con người ta càng khoe mẽ càng lộ ra cái dốt và đôi khi thành trò cười cho thiên hạ. Có anh chàng mới học ngoại ngữ cho nên mắc cái bệnh, gọi là bệnh sính ngoại ngữ, hễ mở miệng là đá ngoại ngữ vào. Anh ta đi xem bóng đá về, bạn hỏi lại trả lời là mình vừa đi xem phút-bôn về, tới nhà nghỉ, để kiểm tra xem nước trong bể bơi có sạch không, anh ta hách dịch hỏi người phục vụ: uất-tơ trong cái sim-uynh này có sạch không? Đi chơi với người yêu anh ta chỉ mặt trăng thốt lên, em nhìn kìa, Mun sáng quá.

Kiểu khoe thứ hai nữa là hay khoe mình vừa gặp nhân vật này, vừa gặp nhân vật kia, toàn loại cỡ cả. Gặp bạn bè, chưa kịp hỏi han sức khỏe anh ta đã khoe tớ vừa gặp cụ C, vừa gặp ông B, và mới nhậu với anh A… mà cái thông tin đưa ra kia chẳng ăn nhập gì, chẳng liên quan gì tới ông bạn của mình. Người nghe bán tin bán nghi chả hiểu anh chàng này làm gì mà hay gặp ông A, ông B, cụ C thế không biết, trong khi thường thì các vị chức sắc cứ phải họp hành liên miên cả. Cứ khoe thế rồi tới ngày anh chàng này bô bô nói giữa quán bia là cách đây một tiếng mới ngồi với cụ E trong khi đó vô tuyến, cái vô tuyến tai hại gắn ngay trên góc quán lại đưa tin cụ E đang ở nước ngoài ký kết hợp đồng từ hai hôm nay và ngày kia mới về nước.



Trên là khoe để làm oai cho mình. Có anh khoe về giàu có, nào là mình có đến hai ba ngôi nhà ở nội thành, nào là vừa mới mua hơn chục nghìn mét ở Gia Lâm, hơn chục nghìn mét nữa ở Sóc Sơn. Bạn bè nghe lòng dạ nôn nao nửa mừng cho bạn, nửa lại vừa thẹn thùng vì so với bạn mình kém quá, chỉ có độc căn hộ chung cư hơn chục mét vuông ở tận tầng năm sáu. Đột nhiên, thằng con anh chạy đến xin tiền đóng tiền học phí, anh phẩy tay khệnh khạng bảo, sang nói với mẹ mày, mấy trăm bọ cũng phải hỏi tao. Vừa nói xong, “mẹ mày” sốc vào nói chát chúa ngay, nhà mình hết tiền rồi, tiền ăn chả có huống gì tiền học, anh giàu, anh có những vài ba căn nhà, vài chục nghìn mét đất thì nôn ra hai trăm nghìn đồng mà đóng tiền học cho nó. Đã nghèo con thành tướng. Bị vợ bóc mẽ anh ta cứ ớ ra như tượng chùa. Bạn bè lúng túng ngượng ngùng rút lui hết.

Thói khoe mẽ không bao giờ mang tới sự tốt đẹp, trái lại còn gây phiền phức và cả tai họa cho ta nữa. Vậy cho nên cách tốt nhất là hãy tránh xa nó, tránh xa cái thói khoe mẽ đi, ta sẽ đỡ rơi vào tình trạng vừa lố bịch vừa tiến thoái lưỡng nan như kể trên.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đàn ông giầu nhất

    14/08/2018Nguyễn Việt HàTrong vô số những khát vọng mênh mông cồn cào của những đàn ông hình như có tài, hình như có đức thì khát vọng mãnh liệt nhất thường là ước mơ lành mạnh làm giầu. Làm giầu là một công việc tuyệt đối vất vả, nó đòi hỏi không những dầy dặn thông minh, nhanh nhẹn kiến thức mà còn bắt buộc phải có sự âm thầm phù trợ của phúc đức cùng sự trôi chảy giúp đỡ của may mắn...
  • "Trẻ con bây giờ mở miệng là khoe ô tô..."?

    04/08/2018Trang Ngọc (thực hiện)Trẻ con hiện nay mở miệng khoe "nhà tao có ô tô, nhà mày không có" nghe thì rất đau lòng. Trở lại ngày xưa, tụi trẻ con chúng tôi cũng khoe nhau: "Nhà tao hôm nay ăn cơm có thịt", thì miếng thịt hồi đấy cũng tương đương như cái ô tô bây giờ. Nhưng đúng là có nhiều câu của trẻ nghe rất đau lòng. Ông bố trẻ, hoạ sĩ Trần Nhật Thăng nhìn nhận.
  • Sống thật, trải nghiệm và bản ngã

    09/03/2016Nguyễn Tất ThinhCó sống Thật mới Trải nghiệm thật, mới có Bản ngã thực là Người Trưởng thành và bởi vậy những điều thuộc về họ và tạo ra bởi họ mới thật đáng giá trị.
  • Thất phu hữu trách

    16/07/2015Vương Trí NhànĐiều quan trọng là người lãnh đạo cần tháo gỡ cho mọi công dân cái khó... tự giải tỏa được cái "ngại nói vì rất lo lắng" của người góp ý thì chắc chắn trí tuệ dân tộc được hanh thông...
  • Cuộc đời mất giá

    09/04/2015Phan Tự TổBởi lý do giá hàng cao vọt, kinh tế túng thiếu, bắt buộc người cha phải làm việc từ tám giờ tăng lên mười hai giờ, người mẹ cũng phải cởi bỏ bộ cánh lộng lẫy xa hoa để chui vào bếp...
  • Ai dám nhận là mình xấu xí?

    14/07/2014Phan Thị Vàng AnhNếu coi mỗi dân tộc gần như cá tính một con người: anh Pháp hào hoa làm thơ hay, anh Trung Quốc buôn bán giỏi và mưu lược, anh Lào hiền lành... thì nếu chỉ nhìn vào chuyện giữ gìn vốn cổ không thôi, tôi vẫn nghĩ, anh Việt Nam là người hay nói dối. Dối mình và dối người. Họ quyết tâm giữ gìn bản sắc dân tộc cho đậm đà bằng cái cách cho phép xây nhà hộp tràn lan và nói đơn giản là "thí điểm"?
  • 14 điều răn của cổ nhân

    27/05/2014Đ.H.LXã hội phát triển đến mức nào đi nữa thì những giá trị truyền thống phương Đông, tức là cội nguồn văn hóa của mỗi dân tộc Châu Á vẫn cần phải được bảo tồn và trân trọng. Tuy là vốn cổ, nhưng nếu xét về nhân sinh quan đối với con người hiện đại thì dường như không cổ chút nào hay nói đúng hơn là câu chữ cũ, còn ý nghĩa thực tế vẫn hoàn toàn mới mẻ. Đây chính là điều đáng bàn luận và suy ngẫm...
  • Người viết trẻ và những chiếc áo quá cỡ

    28/09/2009Ngô Thục MiênVới một số người viết trẻ, họ được ban phát lời khen một cách dễ dãi, tùy tiện, thậm chí họ phải nhờ người khác ban khen, điều này làm cho việc đánh giá họ không chính xác. Không chỉ vậy, có sự nhập cuộc của truyền thông, tài năng của một số người viết đã được thổi phồng lên gấp nhiều lần so với tài năng thực sự.
  • Đức khiêm tốn

    20/07/2009Huy DungTrên 1 tờ lịch vô tình đọc được câu “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại" (ngạn ngữ Cổ Hy Lạp)”. Bỗng nhớ lại trước Tết này, tôi đọc được trong bài của Thái Doãn Hiểu, có nhận xét sắc sảo mà đại ý là người thật sự giỏi thơ thì rất khiêm tốn, người có chút tiếng tăm về thơ thì hay vỗ ngực hoặc xem trời bằng vung, thậm chí lục bát tạm sạch lỗi chỉ mới dăm bài đã, như ai nói, liền gọi Nguyễn Du bằng anh ngay!
  • Khi đàn ông yêu

    14/05/2009Phan AnĐàn ông thỉnh thoảng cũng có yêu. Yêu là chết trong lòng một ít. Đàn ông thỉnh thoảng cũng chết như đàn ông thỉnh thoảng uống rượu say...
  • Bắt bệnh cho “sao văn chương”

    03/02/2007Phàm đã làm việc trong môi trường nghệ thuật thì người nghệ sĩ nào cũng cho rằng mình hơn người khác một bậc về tâm hồn. Thế nhưng cách hành xử đôi khi lại thiếu “bình thường” hơn cả những người bình thường đến mức không hiểu nổi. Đó có thể là một số bệnh tiêu biểu như thích tranh luận, thích trích dẫn, thích làm phiền...
  • Háo danh & viết ẩu sẽ làm hỏng nhân cách

    12/01/2007Hà ThưNăm 30 tuổi, nhà văn Tạ Duy Anh cho ra đời truyện ngắn "Bước qua lời nguyền" làm xôn xao văn giới. Cho đến nay, sau 15 nămbước qua lời nguyền ấy, Tạ Duy Anh vẫn miệt mài viết, không ngừng sáng tạo, vắt hết mình vào những con chữ, những cuộc đời của nhân vật, những trang viết đang đồng hành cùng anh...
  • 13 thói quen có hại cho sức khỏe

    30/09/2006Nguyễn Đức LêTrong cuộc sống thường nhật, có nhiều người biết tạo cho mình thói quen có lợi cho sức khỏe, nhưng cũng không ít người tạo cho mình thói quen có hại cho sức khỏe. Từ thực tế đó, các nhà nghiên cứu đã tổng kết và cho biết: có 13 loại thói quen có hại cho sức khỏe mà mọi người cần nhận biết để phòng tránh...
  • Bàn về chữ tài

    26/10/2005Vũ Duy Thông...khát vọng và ý chí bền bỉ, kiên cường trong lao động quyết định mọi thành công trong hoạt động sáng tạo, mà tài năng chỉ nảy sinh trong lao động sáng tạo....
  • Về sức khoẻ của tư duy

    19/07/2005Tương laiKhông khó khăn lắm để bắt gặp đâu đó quanh ta những người còn rất trẻ những cách suy nghĩ thì quá cũ kỹ, nhạt nhoà, ngược lại có người tuổi cao thậm chí rất cao, nhưng cách nghĩ lại rất trẻ trung, khoáng đạt. Tuy vậy, thực tế đó không bác bỏ một sự thật cũng rất dễ kiểm nghiệm là tuổi trẻ tiếp cận với cái mới, dễ dị ứng với sự trì trệ, không cam chịu với những cái đã quen đang bào mòn sức sống, lẽ sống. Họ không chịu dễ dàng dẫm theo những lối mòn làm chùn bước khát vọng khám phá. Đương nhiên, không phải người trẻ tuổi nào cũng có được cái đó, nếu giả dụ được cả như vậy, thì thật phúc lớn cho dân tộc!
  • xem toàn bộ