Học sinh Việt Nam 'lười hỏi, ngại tranh luận'

06:51 CH @ Thứ Hai - 17 Tháng Sáu, 2019

Niềm hứng thú trong học tập cho người học đến từ việc đặt câu hỏi trước mọi vấn đề, thay vì cách dung nạp kiến thức một chiều...

Tại tọa đàm Câu chuyện giáo dục tối 14/6 do trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM tổ chức, nhiều giảng viên cho rằng điểm yếu nhất của người học Việt Nam là ngại trao đổi, tranh luận.

Bằng kinh nghiệm giảng dạy từ bậc THPT đến cao học, TS Trần Nam Dũng (Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM) nói, điều học sinh cần thay đổi nhất ở bậc phổ thông là cách học. Bởi kiến thức ở bậc học này mang tính nền tảng, điều người học cần lĩnh hội là kỹ năng tư duy.

"Khi tôi gọi các em lên giải bài rồi xin ý kiến của lớp thì chỉ nhận được đánh giá bài giải đúng hay sai, chứ ít ai đánh giá, bày tỏ quan điểm. Đặt câu hỏi ngược lại với thầy thì gần như không có", ông Dũng nói và cho đây là cách học thụ động.

Điều này được tạo ra bởi khoảng cách thầy - trò quá lớn khiến người học e dè tranh luận. Người học cũng ít đầu tư chuẩn bị bài trước khi lên lớp, không biết mình cần gì để hỏi.


TS Trần Nam Dũng chia sẻ tại tọa đàm. Ảnh: Mạnh Tùng.

Từng nhiều năm theo các chương trình sau đại học tại Mỹ, TS Dương Ngọc Dũng (Khoa Triết học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM) cho biết, trẻ em tại đây được trang bị phương pháp phản biện và khả năng tư duy độc lập từ rất sớm.

Nói rõ hơn, ông kể chuyện một học trò xin ý kiến ông trong quá trình chuẩn bị du học. Phía nhận hồ sơ phỏng vấn khi thấy một môn học ở mức trung bình thì áp đặt nguyên nhân là "bị ép học", mặc dù anh này đã tìm cách trả lời khéo léo. "Tại sao các bạn cứ mang tư duy rằng, người ta hỏi bắt buộc mình phải trả lời? Tại sao không hỏi ngược lại 'sao hỏi tôi câu đó'? Chúng ta không có tư duy phản biện, nó ảnh hưởng từ nhỏ khi thầy hỏi là trò phải trả lời", ông nói.

TS Dũng khuyên phụ huynh nên khuyến khích trẻ đặt câu hỏi càng nhiều càng tốt. Cha mẹ cũng không nên tạo nên ấn tượng cái gì mình cũng biết, bởi như vậy trẻ sẽ không còn động lực để hỏi.

"Những câu hỏi của trẻ con là những câu hỏi thiên tài. Bạn có bao giờ nghĩ như chúng rằng tại sao Mặt trăng không rớt vào Trái đất hay không? Đó chẳng phải là câu hỏi mà biết bao nhà bác học mới tìm ra câu trả lời?", ông nói và cho rằng, niềm vui trong học tập chính là liên tục đặt câu hỏi.

Mục đích của sự học thời nay, theo ông Dũng, không phải nạp kiến thức, bởi chúng rất mau lạc hậu và người máy, công nghệ có thể làm thay con người. Việc học phải hướng tới mục tiêu xây dựng nhân cách và tìm được niềm vui trong cuộc sống.


TS Dương Ngọc Dũng. Ảnh: Mạnh Tùng.

Tọa đàm cũng có nhiều trao đổi về phương pháp học, trong đó bàn nhiều về cách học Toán và Văn. Môn Toán ở phổ thông được đánh giá là dạy và học khô khan, thiên về kỹ thuật, cách giải bài tập hơn là việc hiểu bản chất, ứng dụng.

Với môn Văn, PGS Trần Lê Hoa Tranh (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP HCM) cho biết 80% học sinh trả lời không thích môn học này. Bởi cách người thầy giảng văn, trò chép, học rồi sau đó làm kiểm tra không còn phù hợp.

Môn Văn sẽ có đột phá mạnh mẽ, nếu cả người dạy và học phải hợp tác, tiết học sẽ thêm sinh động. Đi thực tế, sân khấu hóa các tác phẩm và tác giả văn học cũng khiến môn học hấp dẫn.

Cũng theo PGS Tranh, giáo viên hiện đóng vai trò quyết định đến hiệu quả giáo dục ở Việt Nam chứ không phải là chương trình học hay sách giáo khoa. Mặt bằng chất lượng giáo viên hiện chưa đồng đều và đây chính là điều ngành giáo dục cần tập trung cải thiện.


VỀ VIẾT PHẢN BIỆN:
- Cậu là nhà gì mà viết phản biện hay thế?
- Dạ, em là học trò ạ. Em đọc, em tư duy rồi viết. Chủ yếu là xác minh xem các dẫn chứng, logic lập luận và kết luận có đáng tin cậy không.
- Tôi không mất công như cậu... tôi chỉ đọc thôi!
- Ấy chết anh ơi, bây h nhiều người viết ẩu lắm, họ nhàn thì mình vất vả mới xác minh được.

Họ dùng từ kêu nhưng không đúng nội hàm. Họ khoe nhiều dẫn chứng nhưng có khi dẫn chứng sai, mâu thuẫn nhau. Họ lập luận nhiều nhưng sai vì chỉ tư duy ngụy biện. Họ kết luận sai vì nghĩ lệch lạc, vì lợi ích cá nhân hay thậm chí chủ ý lừa... Họ khuyên người khác nhưng chính họ lại không theo. Ngày nào họ cũng viết, chữ nghĩa như suối, ra cả sách... Nhưng họ viết những điều đáng tin không, có chất lượng học thuật không hay nhảm nhỉ, khoe khoang giỏi giang không thì phải dùng tư duy phản biện. Môn học này có thể học tập trong nhà trường phổ thông hoặc tự học.

Nhà trường bên Anh coi tư duy phản biện như một môn học chính quy. Trình độ A dành cho học viên 16-18 tuổi. Họ phải làm 2 bài kiểm tra chính: "Sự đáng tin của dẫn chứng" (Credibility of Evidence) và "Phát triển tranh luận" (Assessing/Developing Argument).


Các sách dạy tư duy phản biện

Nguồn:Vnexpress
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Vì sao người Việt thích công kích cá nhân khi tranh luận?

    09/07/2021Công kích cá nhânlà một dạng nguỵ biện phổ biến trong tranh luận đặc biệt là trong những cuộc tranh luận giữa người Việt với nhau ngoài đời lẫn trên mạng xã hội. Đối với những người tôn trọng lý lẽ khi tranh luận, công kích cá nhân là loại nguỵ biện bị khinh rẻ nhất vì nó hoàn toàn không dựa trên lý lẽ, biến vấn đề cần tranh luận thành mâu thuẫn cá nhân và gây tổn thương sâu sắc cho đối phương...
  • Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi

    08/07/2019Nguyễn Vĩnh Nguyên (Chân dung Hội họa Hoàng Tường)Nhân vật trang Giá trị sống kỳ này không xa lạ với những ai quan tâm đến nghiên cứu, phê bình văn học và văn bản học báo chí nửa đầu thế kỷ 20. Cuộc trao đổi này diễn ra đúng vào ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 2010, và, câu chuyện mà nhân vật bài viết tỏ ra hứng thú để hàn huyên cũng là báo chí với học thuật, tiếng nói trí thức…
  • Nghĩ về một thái độ tranh luận

    27/06/2018Trần Văn ChánhTrong sinh hoạt học thuật-tư tưởng, tranh luận dưới hình thức phản biện giúp làm sáng tỏ các lẽ phải trái, hoặc sự kiện đúng sai, từ đó các bên tham gia và những người quan sát bên ngoài có thể điều chỉnh lại nhận thức ban đầu của mình cho những vấn đề đang được xem xét...
  • "Văn hóa tranh luận là kết quả của một quá trình lâu dài"

    27/05/2018Khi tham gia tranh luận, mà người ta chỉ cố gắng huy động mọi thủ đoạn để “hạ gục đối thủ” thì giá trị học thuật là một khái niệm xa xỉ. Đừng trông đợi giá trị học thuật từ một cuộc tranh luận văn học mà ở đó có quá nhiều bài viết dựa trên suy đoán cảm tính, hồ đồ trong tiếp nhận và xử lý tài liệu, rồi chụp mũ, dựng hiện trường giả, đoạn chương thủ nghĩa...
  • Người Việt và văn hóa tranh luận

    15/05/2018Sưu tầmCó những cuộc tranh luận rất gay go nhưng luôn trong hòa khí, với kết thúc bằng những đồng thuận không có bởi áp đặt, cũng như không xảy ra sứt mẻ quan hệ giữa những người tham gia. Người ta học được gì đó mới trong mỗi nội dung mà mình tranh luận. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi các bên tham gia tranh luận có văn hóa tranh luận...
  • Phản biện

    27/02/2018Nguyễn Thành NamKhái niệm phản biện xã hội rất hay được nhắc đến gần đây và được coi là một thước đo để đánh giá mức độ dân chủ của xã hội...
  • Văn hóa tranh luận

    07/01/2018Tôn MinhĐây là một phạm trù văn hóa cần và buộc phải có trong một xã hội có ý thức và muốn có sự phát triển văn minh...
  • 14 bí quyết để luôn chiến thắng trong các cuộc tranh luận

    21/11/2017Trong giao tiếp đôi khi không tránh khỏi những cuộc tranh luận, thường là do cái tôi của mọi người quá lớn và hậu quả của các cuộc tranh luận này là làm mất thời gian, thậm chí còn làm sứt mẻ tình cảm. Tuy nhiên đôi lúc các cuộc tranh luận cũng đem lại lợi ích, chẳng hạn tăng cường khả năng thăng tiến hoặc sự phát triển về mặt tinh thần cá nhân bạn...
  • Văn hóa tranh luận

    14/11/2017Thủy Hoài... không phải văn hóa tranh luận trong doanh nghiệp nào cũng được hiểu đúng và áp dụng có hiệu quả. Không phải quan điểm nào cũng đưa ra tranh luận cũng đúng nhưng với một tập thể có nhiều sáng kiến, quan điểm khác nhau sẽ luôn là một tập thể mạnh và sôi động...
  • Khi tranh luận không dựa trên tri thức

    28/06/2017Văn ĐoànKhông một ai chịu nhận ra rằng chúng ta cần học hỏi thêm gì để bước vào một cuộc tranh luận, chỉ trích và cũng không một ai dám nhận diện chính mình là một phần cấu thành một cộng đồng hễ cứ bàn về triết học thì ai cũng nghĩ mình là Jean Paul Sartre, Schopenhauer…
  • Tản mạn về tranh luận

    24/04/2017Nguyễn Thị HậuTự do bày tỏ chính kiến còn là nhân cách người trí thức. Khi quan điểm, cách nhìn khác nhau thì tôn trọng sự khác biệt, tranh luận vì mục đích tìm chân lý chứ không hơn thua “lấy ngôn đè người”, không bao giờ cố có tiếng nói cuối để làm “người thắng cuộc” trong sự hãnh tiến. Không nấp vào số đông để đàn áp ý kiến thiểu số...
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Cách tranh luận online

    09/06/2016Lê Ngọc SơnTranh luận tốt sẽ làm nảy nở và bồi đắp tri thức và chân lý cho một cộng đồng/dân tộc. Tranh luận dở, sẽ dẫn đến các bế tắc, tạo ra các ẩn ức và tàn phá các mối quan hệ trong cuộc sống, thêm nữa nó là lực cản của sự phát triển xã hội...
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Phản biện các góc nhìn khác nhau về GD Việt Nam

    11/11/2009Đặng Thế TruyềnSự đánh giá, phân tích thực trạng cũng như gợi ý giải pháp mà nhiều chuyên gia kỳ cựu và đầu ngành giáo dục Việt Nam, cũng như của một số người Việt Nam quan tâm tới lĩnh vực này có lẽ toàn diện, sâu sắc, sát thực hơn những gì tôi nhận được từ hai tài liệu vừa được đọc.
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • xem toàn bộ