Phản biện

07:24 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Hai, 2018

Khái niệm phản biện xã hội rất hay được nhắc đến gần đây và được coi là một thước đo để đánh giá mức độ dân chủ của xã hội.

.

Nói như ông Nguyễn Trần Bạt: “Trong mỗi một xã hội bao giờ cũng có nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Các nhóm lợi ích bao giờ cũng có nhu cầu hành động vì một mục tiêu nào đó. Nhưng trên mỗi khía cạnh hay mỗi lĩnh vực của đời sống bao giờ cũng có những cách lý giải khác nhau… Phản biện tạo ra một giai đoạn đệm cho quá trình hành động tự nhiên của các nhóm lợi ích, đó là giai đoạn thảo luận và thỏa thuận. Phản biện làm cho các hành vi chính trị, kinh tế và xã hội trở nên ít chủ quan hơn, tức là sự xung đột của các nhóm lợi ích đã được điều chỉnh thông qua thảo luận và thoả thuận.”

Dân dã, ta cứ gọi là “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”. Gần đây ở ta có mấy vụ khá nóng.

Đầu tiên là các sự kiện liên quan đến BOT. Trên thế giới, người ta hiểu BOT là một phần mềm có thể chạy tự động trên Internet. Còn ở Việt Nam, BOT đồng nghĩa với Cai Lậy. Nhà nước giao quyền, công ty bỏ tiền làm đường rồi thu phí của dân đi qua, thu đủ thì trả lại đường cho nhà nước. Trong vụ này, dân biết rất ít, bao giờ ký hợp đồng, ai là chủ đầu tư, điều khoản thế nào, tất cả mù tịt, may ra chỉ biết tổng mức đầu tư, và vì thế cũng chẳng có gì mà bàn. Thế mà dân vẫn biết cách kiểm tra rất hay, cứ từ tốn trả từng đồng cho đến bao giờ đủ tiền phí, làm cho các trạm BOT tắc nghẽn. Mà tắc nghẽn thì công ty cũng chẳng thu được đồng nào. Thế là phải xem xét lại từ đầu. Chưa biết các nhà đầu tư tính thế nào.

.

Những tưởng dân chỉ quan tâm đến mấy chuyện tiền lẻ, lặt vặt, sát sườn. Hóa ra học thuật cao siêu cũng hấp dẫn dân không kém.

Đến hẹn lại lên, Hội đồng công nhận Giáo sư nhà nước công bố 1.226 nhà khoa học đạt chuẩn giáo sư và phó giáo sư năm 2017. Trong không khí hồ hởi phấn khởi của ngành khoa học nước nhà, tự nhiên có người dân cắc cớ hỏi: “Sao nhiều thế, năm 2016 chỉ có 702?” Nhiều thì sao, miễn là đủ điều kiện. Nhưng “dân” không thỏa mãn. Biết xong thì phải bàn. Thế là lại thêm mấy người nữa ùa vào soi, hóa ra nhiều là vì đây là đợt “vét” cuối cùng của Quyết định 174. Vì lo nhỡ năm sau thay đổi, điều kiện khó khăn hơn, nên các ứng viên tranh thủ nộp hồ sơ cho “chuyến tàu cuối” mang tên quyết định 174 (chữ của giáo sư Trần Văn Nhung).

Chữ “vét” được báo chí nêu ra, khiến người dân nghe “đã” vấn đề, giống như vét nồi, vét đĩa. Thế là dân ùa vào soi các hồ sơ. Thời đại này, hồ sơ lý lịch, học ở đâu, làm gì... được phân tích kỹ càng.

Chủ tịch bị những người soi cáo buộc: Một là chưa phải giáo sư đã làm Chủ tịch hội đồng công nhận Giáo sư. Hai là tự ký phong giáo sư cho chính mình với tư cách Chủ tịch. Ba là mấy bài báo khoa học của Chủ tịch đăng ở một tạp chí mà họ nghi ngờ tư cách khoa học.

Cáo buộc đầu tiên thì có vẻ không phải lỗi của ông Chủ tịch. Cáo buộc thứ hai, với cá nhân tôi, thực ra chẳng là “phốt”. Bản thân tôi cũng đã ký khen thưởng, kỷ luật chính mình vài lần. Đây là ông Chủ tịch ký cho ông giáo sư mà. Tuy hai ông là một, nhưng thân phận khác nhau. Riêng cáo buộc thứ ba là chỗ cho dân thể hiện quyền kiểm tra, đánh giá.

Tuy cả hai sự việc đều chưa kết thúc, nhưng thực sự là những ví dụ sinh động về phản biện xã hội.

Mặc dù khởi phát một cách ngoài ý muốn, cả hai đã dẫn đến những cuộc tranh luận sôi nổi về các vấn đề đạo đức, kinh tế, chính trị, tài chính, xã hội, tập hợp được đông đảo giới tri thức và người dân trong và ngoài nước. Nó thể hiện rằng “dân” ta đã trưởng thành nhanh chóng.

Tôi tin là những cuộc thảo luận rộng rãi như vậy, sẽ dẫn đến những dịch chuyển quan trọng trong cách ra quyết định của những người có quyền lợi liên quan trong những vấn đề quốc gia đại sự từ nay về sau.

Nguồn:Vnexpress
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Phong cách "Chí Phèo" và văn hoá phản biện

    26/06/2020Phạm Hoài HuấnNếu nhìn nhận một cách nghiêm túc, chúng ta có quá nhiều "chuyên gia" trong nhiều lĩnh vực. Kết quả là, người ta cứ nghĩ chỉ cần nói ngược lại những điều nhà nước nói, những quyết sách lớn có nghĩa là phản biện, có nghĩa là "sành sỏi". Một loạt chủ nhân các blog đã gặp quá nhiều rắc rối về mặt pháp luật vì lí do này...
  • Thiếu phản biện sẽ dẫn đến suy đồi

    08/07/2019Nguyễn Vĩnh Nguyên (Chân dung Hội họa Hoàng Tường)Nhân vật trang Giá trị sống kỳ này không xa lạ với những ai quan tâm đến nghiên cứu, phê bình văn học và văn bản học báo chí nửa đầu thế kỷ 20. Cuộc trao đổi này diễn ra đúng vào ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 2010, và, câu chuyện mà nhân vật bài viết tỏ ra hứng thú để hàn huyên cũng là báo chí với học thuật, tiếng nói trí thức…
  • Khách quan khoa học trong phê phán phản biện

    28/06/2016Hà YênSự phát hiện những công năng bí ẩn, những hiện tượng dị thường ở con người, được thông tin khá nhiều trong những năm gần đây, không còn là sự đồn đoán, mà là một thực tại đang hiện hữu không chỉ có ở nước ta. Dư luận xã hội phản ứng với hai thái cực : một bên cho rằng đó là một thực tại khoa học, mà lý thuyết khoa học, Vật lý học, hiện nay chưa thể vươn tới, Cần tổ chức khảo sát, trắc nghiệm khách quan và khuyến khích phát triển. Một bên thì coi đó là biến tướng của mê tín dị đoan, đòi phủ định tất cả.
  • Trí thức, lãnh đạo và cái dũng của phản biện

    14/06/2016Lê Vinh TriểnMột “không gian” rộng là thực sự cần thiết để trí thức có thể toàn tâm toàn ý thực hiện trọng trách của mình trước xã hội: phản biện để phát triển đất nước. Phản biện là một việc gắn liền, gần như song sinh với trí thức. Nếu không có phản biện thì không có trí thức thật sự. Đã là trí thức thì phải đã, đang và sẽ phản biện.
  • Phản biện xã hội và sứ mệnh của nhà báo chân chính

    03/05/2016Tương LaiBáo chí đang góp phần thúc đẩy quá trình dân chủ hóa xã hội. Đó là quá trình lấy đối thoại thay cho độc thoại, lấy cạnh tranh lành mạnh trên thị trường thay cho độc quyền và đặc quyền “xin cho”.
  • Về sự "khách quan khoa học trong phê phán phản biện" của Hà Yên

    28/11/2014Đỗ Kiên CườngTrên chungta.com ngày 12/11/2014 có bài viết “Khách quan khoa học trong phê phán phản biện” của tác giả Hà Yên nhằm bênh vực cho Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học Ứng dụng (UIA) của tiến sĩ Vũ Thế Khanh, một minh họa điển hình cho sự ngụy khoa học trong nghiên cứu ngoại cảm và các hiện tượng dị thường tại Việt Nam.. tôi xin phép được trao đổi với Hà Yên để xem sự “khách quan khoa học” của tác giả này là như thế nào.
  • Phản biện xã hội

    12/07/2014Nguyễn Trần BạtQuan sát cuộc sống chúng ta có thể thấy phản biện là một hoạt động diễn ra hàng ngày. Phản biện là một nhu cầu của cuộc sống bởi nhờ có nó con người có thể loại bỏ những yếu tố sai để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Trong đời sống xã hội phản biện là một công cụ không thể thiếu để tổ chức ra một xã hội dân chủ...
  • Phản biện xã hội - nhân tố quan trọng của phát triển

    28/11/2013Kiên ĐịnhPhản biện là hành vi thể hiện tính khoa học của con người trước khi chuẩn bị hành động. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển, giảm được tối đa sự phản kháng không cần thiết của dân chúng...
  • Tổ chức phản biện xã hội như là yếu tố phục sinh cảm hứng xã hội

    18/11/2010Nguyễn Trần Bạt,Suy ra cho cùng, con người là những người trồng vườn, canh tác những sản phẩm khác nhau lên trên những cánh đồng khác nhau trong không gian tinh thần của những người xung quanh. Đó chính là gợi ý để các nhà chính trị biết gieo trồng vào trong đời sống tinh thần của người dân những cánh đồng khác nhau, những mảnh vườn khác nhau, những hoa trái khác nhau, tức là gieo mầm cho sự chung sống với nhau của con người. Đó là con đường hình thành cảm hứng xã hội, mà tổ chức phản biện XH là một trong những cách thức tập trung nhất để phục sinh cảm hứng xã hội của tất cả mọi người...
  • Tư vấn, phản biện của các nhà khoa học với Quốc hội

    22/04/2010Hoàng ThưĐể các đại biểu quốc hội “không nhát tay” khi quyết vấn đề quan trọng của đất nước phải có quan điểm của các nhà khoa học. Tuy nhiên vẫn chưa có cơ chế phối hợp…
  • Phản biện các góc nhìn khác nhau về GD Việt Nam

    11/11/2009Đặng Thế TruyềnSự đánh giá, phân tích thực trạng cũng như gợi ý giải pháp mà nhiều chuyên gia kỳ cựu và đầu ngành giáo dục Việt Nam, cũng như của một số người Việt Nam quan tâm tới lĩnh vực này có lẽ toàn diện, sâu sắc, sát thực hơn những gì tôi nhận được từ hai tài liệu vừa được đọc.
  • Giáo dục thiếu người "phản biện"

    10/10/2009Hoàng Thái HàTôi vẫn nhớ cuối những năm 80 của thế kỷ trước, học sinh chúng tôi thường được nghe các Thầy, Cô giáo, thậm chí cả báo đài thời đó nói về công cuộc đổi mới giáo dục nước nhà. Thấm thoát đã hơn 20 năm, phải nói trường học ngày nay khang trang hơn xưa nhiều lắm...
  • Phản biện để hoàn chỉnh tư duy

    11/09/2009Chu Thanh Tâm (thực hiện)Tham vấn- Phản biện: Khó và rất nhạy cảm, tuy nhiên sẽ thu hút được sự quan tâm của dư luận nếu chúng ta có những cách phản biện tốt. Báo chí có vai trò cực kỳ quan trọng vì báo chí tạo ra dư luận xã hội, có sức mạnh cổ vũ nhân dân. “Người hay cãi”- Nhà báo Hữu Thọ đã “mách nước” như vậy với báo Đại Đoàn kết sau khi theo dõi nhiều bài viết ở chuyên mục này.
  • Không có tư duy phản biện, không phải là trí thức!

    01/09/2008Bùi Hoàng Tám (thực hiện)Nghị quyết TƯ 7 sau một tháng ban hành đang dần đi vào cuộc sống, đặc biệt là đối với đội ngũ trí thức nước nhà. Đây được coi là một cơ hội để từ đó, có thể hình thành một tầng lớp trí thức với đầy đủ tính năng, phẩm chất của nó...
  • Phản biện Nguyễn Sĩ Dũng…

    15/02/2007Đỗ Doãn HoàngÔng luận về nhiều vấn đề quốc gia đại sự với một tinh thần thượng tôn khoa học, sắc sảo, đầy trách nhiệm công dân. Ông luôn chủ trương ủng hộ cái mới, tôn vinh giới trẻ và sức trẻ, song cũng không quên trách nhiệm của một người làm khoa học quản lý xã hội. Trong mắt tôi, ông có cái tráng chí của kẻ sĩ đang hành đạo, một thuyết khách thời cổ mang nhiều khát vọng “Rời lều tranh xuống núi”, dâng kế giúp đời. Công việc ấy, xã hội ngày này gọi là phản biện xã hội, một đòn bẩy cho sự phát triển của bất kỳ quốc gia nào...
  • xem toàn bộ