Chúng ta tin tưởng rằng chúng ta làm việc để kiếm tìm hạnh phúc, nhưng liệu điều ngược lại có đúng không?
Trong bài trình bày rất thú vị, rất hài hước tại TEDxBloomington, nhà tâm lý học Shawn Achor đã chứng minh rằng sự thực là chính hạnh phúc mới truyền cảm hứng cho năng suất lao động của chúng ta.
Clip có phụ đề tiếng Việt:
Nhìn những thứ bên ngoài của một người thì bạn chỉ có thể dự đoán 10% mức độ hạnh phúc của họ. 90% dựa vào cách não của chính người đó cảm nhận thế giới xung quanh. Chỉ 25% hiệu suất công việc dựa trên trí thông minh, 75% dựa trên hệ thống mạng lưới hỗ trợ, cảm xúc tích cực và khả năng nhận thức căng thẳng như một thách thức.
Hầu hết mọi người đều tin rằng nếu họ thành công họ sẽ trở nên hạnh phúc. Đây là thiếu sót vì:
Khi bạn đạt được thành công, bạn ngay lập tức sẽ chuyển đến các mục tiêu cao hơn, xa hơn. Nếu bạn nhận được điểm tốt, bạn cần phải nhận được điểm tốt hơn trong thời gian tới. Vì vậy, bạn sẽ không bao giờ đạt được thành công và luôn đẩy nó tới một chân trời nào đó trong tương lai.
Hạnh phúc làm một ai đó thành công hơn. “Lợi thế hạnh phúc” sẽ giúp bạn làm việc tốt hơn, năng suất cao hơn 31%, sôi nổi hơn.
Trong 21 ngày bạn có thể thay đổi bộ não để nhìn thấy những điều tích cực hơn. Shawn gợi ý hãy viết xuống 3 điều bạn cảm thấy biết ơn, thực hành lòng tốt một cách ngẫu nhiên, ngồi thiền để thư giãn tâm trí bạn.
31/08/2017Nguyễn Phan Khiêm, Lưu Thái BảoNgay sau ngày Quốc khánh 2-9-1945 cho đến nay, trong mọi văn bản hành chính, dưới quốc hiệu là tiêu đề “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” như một khát vọng lớn lao của dân tộc. Trước thềm năm mới 2010 đầy hoài niệm những thành công trong quá vãng và thao thức hy vọng vào tương lai, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt, tác giả cuốn “Cội nguồn cảm hứng” chứa đựng nhiều suy ngẫm sâu sắc, thú vị xung quanh ba giá trị “Độc lập – Tự do – Hạnh phúc” nêu trên…
28/05/2018Phó Đức TùngHiện nay, có nhiều thống kê cho rằng Việt Nam nằm ở bậc khá cao trên thế giới về hạnh phúc. Điều đó không khỏi dẫn tới tự mãn phần nào trong tư tưởng của nhiều người... Tuy nhiên, có mâu thuẫn nào đó giữa trình độ phát triển, nền kinh tế, trình độ văn hoá v.v. của Việt Nam trong tương quan với chỉ số hạnh phúc này.
19/10/2017Diễn giả Quách Tuấn KhanhTừ bấy lâu, người phụ nữ Việt Nam vẫn được ca ngợi với đức tính cao cả: chịu thương chịu khó; là người mẹ, người vợ thầm lặng hi sinh tất cả, quên thân mình vì chồng con. Hình ảnh người phụ nữ nuôi tằm dệt tơ, bưng cơm rót nước cho chồng, thương yêu dạy dỗ con cái…
02/07/2017Phúc LaiNếu chúng ta tìm được ra nó, thì chúng ta vẫn có thể cống hiến được cho xã hội. Khi chúng ta đã cống hiến được cho xã hội, thì không lo việc chúng ta sẽ thiệt thòi. Cuộc đời là công bằng cho tất cả, nếu như chúng ta đang thiệt thòi, có nghĩa là chúng ta cống hiến chưa đủ cho cuộc đời, vậy thôi...
15/04/2017Nếu chỉ ngồi rao giảng đạo đức thì không thể nào cứu nổi một bộ phận lớp trẻ thiếu kiến thức và kỹ năng sống đang phải vật lộn với căn bệnh HIV hay đối mặt với tình trạng nạo phá thai ở VN đáng ở mức báo động. Hành động thiết thực hơn cả là trang bị cho họ không chỉ sự hiểu biết mà còn cả hành trang tối thiểu để bảo vệ mình.
21/03/2017Nguyễn Trần BạtCon người ở bất kỳ thời đại nào đều có chung một mục đích là theo đuổi cuộc sống hạnh phúc, công cụ mà loài người đã sử dụng để tìm kiếm hạnh phúc là các quyền chính trị...
21/02/2017Sống để hạnh phúc hay Sống để tồn tại? Có lẽ đây là câu hỏi mà mỗi người ít nhất trong đời đã từng tự vấn mình nhưng không phải ai cũng tìm ra được đáp án khiến bản thân cảm thấy thỏa mãn...
21/02/2017Kỳ DuyênNay, hạnh phúc của dân tộc VN là gì? Nếu không phải là dân chủ, giàu mạnh, công bằng và văn minh. Hạnh phúc là được sống trong một XH lành mạnh, không tham nhũng, quản lý công khai, minh bạch gắn với những thang giá trị làm người, những thang giá trị văn hóa đích thực.
23/01/2017TS.Trần Việt Dũng“Hạnh phúc là gì?”, “Những yếu tố gì ảnh hưởng đến hạnh phúc?”, và cuối cùng “Làm cách nào để hạnh phúc?” Đó là 3 vấn đề mà tác giả luận bàn trong bài viết này.
14/07/2016Nguyễn Hữu ĐổngThành đạt (thành công) chỉ có ở cá nhân, cộng đồng con người. Nếu không có sự thành đạt của cá nhân, cộng đồng, quốc gia sẽ kém phát triển; ngược lại, quốc gia kém phát triển sẽ hạn chế sự thành đạt của cá nhân, cộng đồng trong quốc gia. Để nhận thức khái niệm thành đạt, cần tìm nguồn gốc của nó...
08/07/2016Nguyễn Hữu ĐổngHạnh phúc chỉ có ở con người, các quốc gia. Không có hạnh phúc của con người sẽ không có hạnh phúc của quốc gia; ngược lại, không có hạnh phúc của quốc gia sẽ không có hạnh phúc của con người. Để nhận thức khái niệm hạnh phúc, cần tìm nguồn gốc của nó...
07/04/2016Hà LinhNhiều người tin rằng đã sắp đến ngày Sergey Brin và Larry Page, hai chàng sinh viên đồng sáng lập ra Google - công cụ tìm kiếm Internet, có mặt trong danh sách những người giàu có nhất với nhiều tỉ USD. ...
20/03/2016TS Hồ Bá ThâmNgày nay, trên thế giới đang diễn ra nghịch lý: giàu có vật chất hơn lại thấy kém hạnh phúc hơn. Cho nên đã chú ý bàn về hạnh phúc, không chỉ ở cấp độ triết học mà cả kinh tế học. Song tôi nghĩ rằng cần bàn cả ở cấp độ chính trị học và xã hội học, văn hóa học, tâm lý học. Mục tiêu nào cuối cùng cũng quy về hạnh phúc...
13/10/2015Bùi Quang MinhAi làm kinh doanh cũng muốn người đời công nhận mình là người thành đạt. Ý niệm Thành Đạt chiếm cứ tâm trí ta từng giây phút bởi nó là một trong những nhu cầu căn bản của con người – 2 mức nhu cầu tâm lý cao nhất của tháp nhu cầu Maslow. Bởi vậy, biết được làm sao để thành đạt, những nhân tố cơ bản làm nên sự thành công là biết được một bí mật to lớn, vô giá đối với một con người...
15/09/2015Chương trình truyền hình 'The Apprentice' (Người học việc) được phát trên BBC tại Anh đã trở thành một trong những chương trình thành công nhất với số người xem mỗi buổi là 2,8 triệu. Trong chương trình, 14 người phải cạnh tranh để được nhà kinh doanh nổi tiếng Sir Alan Sugar nhận vào công ty với mức lương 100.000 bảng/năm...
11/09/2013Jack Canfield“Tổ sư làm giàu” này, tác giả của bộ sách gối đầu giường của thời đại tân thời Chicken Soup For The Soul, đã có một tài sản tàm tạm gồm 110 đầu sách với hơn 100 triệu bản phát hành trên thế giới bằng 46 ngôn ngữ khác nhau, trong đó có hơn 60 quyển trong danh sách bán chạy nhất của New York Times... Không có những gì trừu tượng, trên trời dưới biển trong những nguyên tắc thành đạt. Jack Canfield nói rằng khả năng thành đạt này đang “có sẵn nơi mỗi người"...
19/08/2013Có một số ngành học hoàn toàn không có sinh viên Việt Nam như: tâm lý học, xã hội học, Phật học và các ngành nghệ thuật. Vậy du học sinh Việt Nam học ngành gì?
11/07/2010Ngọc QuyênBộ Binh pháp Tôn Tử nổi tiếng của Trung Quốc đã nêu ra “Ngũ Đức” cần có đối với kẻ làm tướng thời cổ là “Trí, Tín, Nhân, Dũng, Nghiêm”. Tuy đây vốn được Tôn Tử coi là 5 phẩm chất cần có ở những người chỉ huy quân đội, nhưng người ta xác định rằng nó cũng là 5 phẩm chất mà những nhà kinh doanh trên thương trường cần có và hội tụ đủ...
08/06/2008Nguyễn Nhàn Cát ĐằngSự thành đạt là một giá trị sống của con người, ở Tây Phương cũng như Đông phương. Đặc biệt, Tây phương rất chú trọng đến phát triển xã hội và sự thành đạt trong mặt xã hội của mỗi cá nhân nên về kinh tế xã hội, họ luôn luôn đi trước. Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, các loại sách “học làm người” có một bước tiến mới. Những cuốn sách này được dịch ở Việt Nam khá nhiều, ở đây chỉ nêu vài cuốn tiêu biểu...
13/05/2007Hạnh Nguyên (London)Một đề tài tờ Daily Telegraph đưa ra đang gây tranh cãi trong những người làm giáo dục ở Anh. Đó là việc cố vấn cao cấp về giáo dục cho Chính phủ Anh, Richard Layard, giáo sư kinh tế tại Đại học Kinh tế London, đề xuất đưa một môn học mới vào giảng dạy. Môn học có tên là “Bài học hạnh phúc”...
11/11/2003Bùi Quang MinhĐây là cuốn sách kỳ diệu có thể biến đổi cuộc đời mỗi chúng ta, giúp mỗi người đi từ làm chủ bản thân vươn lên hợp tác thành công trong công việc và cuộc sống. Cuốn sách “7 thói quen của người thành đạt” của Stephen R. Covey là một cuốn sách đã nổi tiếng từ hàng chục năm nay trên khắp thế giới. Trong cuốn sách, Stephen Covey muốn giới thiệu một phương pháp, kết hợp toàn diện và thực tiễn để giải quyết các vấn đề về tính cách con người và sự nghiệp...