Gieo hạt giống cho một trí tuệ sâu sắc hơn!

10:32 SA @ Thứ Tư - 14 Tháng Mười Hai, 2016

Tên sách: NĂNG ĐOẠN KIM CƯƠNG
Tác giả: Geshe Michael Roach
Dịch giả: Trần Tuấn Mẫn
Số trang: 358. Khổ 13 x 20,5cm

Bản mới: (bổ sung các câu chuyện áp dụng triết lý Năng đoạn kim cương thành công)
Số trang: 346 trang. Khổ: 15,5 x 24 cm
Xuất bản: Thái Hà Books & NXB Tri Thức (tháng 12/2008)

Hơn bao giờ hết, trong giai đoạn khó khăn hiện nay, lãnh đạo các doanh nghiệp càng cần phải có bản lĩnh kiên cường và trí tuệ sâu sắc để chèo lái doanh nghiệp của mình.

Cuốn sách Năng đoạn kim cương – là những chia sẻ của tác giả Geshe Michael Roachkhi áp dụng thành công trí tuệ Phật giáo vào quản trị doanh nghiệp và đời sống.

Sự kết hợp giữa tư duy khoa học của phương Tây và sự sâu sắc của trí tuệ cổ phương Đông khiến cho cuốn sách tuy chứa đựng một kho tàng trí tuệ cổ xưa huyền diệu nhưng lại thật dễ hiểu và bất cứ ai cũng có thể áp dụng với cái Tâm cầu tiến thành thực.

Qua cuốn sách này, chúng ta sẽ cùng tác giả khai phá tiềm năng của bản thân, điều ngự thân tâm, giải quyết tận gốc những vấn đề khó khăn muôn thuở trong kinh doanh và cuộc sống. Ngoài ra, chúng ta còn biết được những kỹ nghệ và quy tắc đặc biệt của ngành kim cương.

Xin lược trích lời nói đầu:

“Cuốn sách này là câu chuyện tôi đã xây dựng đơn vị kim cương tại Andin International như thế nào khi sử dụng những nguyên tắc được thu thập từ trí tuệ xưa cổ của Phật giáo, từ không có gì thành một hoạt động khắp thế giới sinh nhiều triệu đô la mỗi năm.

Nguyên tắc thứ nhất là việc kinh doanh phải thành công: tức là nó phải làm ra tiền. Vấn đề chính là làm sao để tiền tiếp tục đến và chúng ta có giữ được một thái độ lành mạnh về tiền hay không.

Nguyên tắc thứ hai là việc làm ra tiền không khiến chúng ta mệt mỏi cả về thể xác lẫn tinh thần đến nỗi không thể hưởng thụ đuợc tài sản. Một doanh nhân tàn phá sức khoẻ khi kinh doanh tức là làm tiêu tan mục đích thực sự của việc kinh doanh.

Nguyên tắc thứ ba là khi nhìn lại những gì mình đã làm, chúng ta cần phải thấy mình đã điều hành doanh nghiệp theo một cách có ý nghĩa lâu dài và để lại dấu ấn tốt trong đời…

Tóm lại, mục đích của kinh doanh, hay của trí tuệ cổ Tây tạng và thực ra là của mọi nỗ lực của con người, chính là làm cho chính chúng ta được phong phú – đạt được sự thịnh vượng, cả bên ngoài lẫn bên trong. Chúng ta chỉ có thể hưởng thụ sự thịnh vượng này nếu như chúng ta giữ được một mức độ cao về sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta phải tìm cách để làm cho sự thịnh vượng này có ý nghĩa theo một cách hiểu rộng hơn…”- Geshe Michael Roach.

Thành công của Năng đoạn kim cương không chỉ là hàng tỉ đô la mang lại cho biết bao người trên toàn thế giới sau 10 năm xuất bản với gần 20 ngôn ngữ, cuốn sách đã tìm ra nơi trí tuệ thực sự bắt đầu… Trong phiên bản mới nhất của cuốn sách, tác giả đã bổ sung các câu chuyện của những người đã áp dụng những triết lý của Năng đoạn kim cương vào cuộc sống. Bạn sẽ được tai nghe mắt thấy cách mọi người trên khắp thế giới, từ hơn 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đã sử dụng Năng đoạn kim cương như là một công cụ giúp họ thành công về cả công việc và cuộc sống.

Về tác giả: Michael Roach là một vị sư Phật giáo đã được thọ Đại giới Tỳ-kheo, đã nhận được bằng Geshe (Tiến sĩ Phật học) từ tu viện Tây Tạng Sera Mey sau hai mươi năm tu học. Ngoài việc giảng dạy môn Phật học từ năm 1981, ông còn là một học giả về Phạn ngữ, Tạng ngữ và Nga ngữ. Ông đã nhận bằng cử nhân tại Đại học Princeton và đã làm việc ở New York với tư cách là giám đốc tập đoàn kim cương Andin International trong nhiều năm. Ông đã sáng lập và điều hành Viện Cổ học Châu Á (Asian Classics Institute) cũng như Dự án Nhập liệu Cổ học Châu Á (Asian Classics Input Project) và rất tích cực trong việc trùng tu Tu viện Sera Mey.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn về sự phân biệt phải trái

    29/12/2008Matsushita KonosukeTôi nghĩ, trong bất cứ việc gì, sự phân biệt phải trái cũng là điều quan trọng. Sống không có chính kiến mà để cuộc sống trôi đi mờ nhạt thì với cả thể xác lẫn tinh thần đều không tốt. Thân thể thiếu sinh khí, khi lại ốm đau, bệnh tật hay lúc lại gặp sự cố gì đó.
  • Vì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế ?

    19/03/2018Nguyễn Hải HoànhVì sao người Do Thái giỏi làm kinh tế trên cả hai mặt lý thuyết và thực hành như vậy? Lịch sử đã chứng minh, yếu tố quyết định thành công của một dân tộc bắt nguồn từ truyền thống văn hóa của dân tộc ấy...
  • Suy ngẫm về giá trị sống

    02/03/2015Matsushita KonosukeNếu ngồi ngẫm nghĩ tại sao chúng ta phải làm việc, có người cho rằng nếu không làm việc sẽ không có gì để ăn, nhưng tôi nghĩ không chỉ là như vậy. Không chỉ vì miếng cơm, mà để cho cuộc sống trong tương lai tốt đẹp hơn, mọi thứ đều phải bắt đầu từ ngày hôm nay. Vì vậy, con người phải lao động.
  • Bàn về chữ Dục

    01/03/2014Matsushita KonosukeNhững vấn đề không mấy dễ chịu nảy sinh do con người chìm đắm trong dục vọng về tiền bạc và danh tiếng không phải là hiếm. Ngày xưa cũng vậy, nhưng tôi có cảm giác càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
  • Suy nghĩ lớn và gương mặt của đồng tiền

    18/02/2014Hoàng Độ (thực hiện)Suy nghĩ là tự định hướng cho số phận ở nhiều cấp độ: nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng, bản thân. Suy nghĩ, hành động và kết quả thường là một thể thống nhất: gieo như thế nào, gặt như thế ấy...
  • "Lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương"

    07/09/2013Việt Văn thực hiệnTrong khuôn khổ những hoạt động tại Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc 2008 - Vesak - được tổ chức tại HN từ ngày 13-16.5.2008, Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ có tham luận về vai trò của Phật giáo trong xã hội đương đại...
  • Đạo đức mở đầu

    08/03/2013Cao Huy ThuầnTôi rất hân hạnh viết lời mở đầu cho quyển sách này của Tạ Thị Ngọc Thảo. Từ mấy năm nay, chị đã tự khẳng định bằng cây bút như một doanh nhân có hai bản lĩnh: bản lĩnh của người làm ra của, bản lĩnh của người tạo ra chữ. Làm ra của, chắc không phải chỉ một mình chị. Tạo ra chữ, ấy mới hiếm...
  • Doanh nhân Việt Nam

    23/10/2009Lớp lớp doanh nhân Việt tiếp nối khát vọng thịnh vượng, mở mang đất nước để sánh vai các dân tộc trên thế giới. Doanh nhân Việt là đội quân chủ lực của công cuộc đổi mới, đưa đất nước tiến lên bền vững và hội nhập bình đẳng đưa đất nước tiến vào văn minh. Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10 chúng tôi chọn chủ điểm Doanh Nhân để tôn vinh các doanh nhân cùng những phẩm chất cao quý của những người làm nghề kinh doanh, lãnh đạo & quản lý...
  • Người Phật tử tu điều gì?

    06/07/2009Tỷ khiêu Nguyên HươngSau khi trở thành phật tử, có tam qui, ngũ giới rồi, người phật tử phải sống ra sao để an lạc hạnh phúc? Việc giữ giới có khó không? Làm sao để giữ giới tốt mà không cảm thấy đó là những điều bắt buộc quá khó hay không thiết thực? Để giải quyết những vấn đề này, chúng ta phải trở về với những điểm thiết thực cần thảo luận để làm rõ vấn đề. Đó là mục đích tu Phật và động cơ tu hành.
  • Bàn về sự thành công

    29/04/2009MatsushitaNgười có được địa vị và danh tiếng xã hội, hoặc tất cả những người làm nên gia sản lớn không hẳn đều hạnh phúc. Vậy thì tựu chung thành công của con người là gì?
  • Bàn về lao động

    01/05/2009Masushita KonosukeGần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.
  • Tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng

    09/01/2009Masushita KonosukeBất kể điều gì cũng có nhiều cách nhìn nhận, suy nghĩ về chúng khác nhau. Tôi nghĩ, tùy vào việc đạt quy chuẩn cho cách nhìn nhận, đánh giá đó vào đâu mà sẽ làm thay đổi hành động cũng như thành quả thu được của mình sau đó.
  • Bàn về trách nhiệm

    25/12/2008MatsushitaTôi nghĩ, sự phong phú trong tình cảm của con người thể hiện ở sự cảm nhận về trách nhiệm của họ. Người có tinh thần trách nhiệm cao nhất định sẽ được xung quanh tin cậy...
  • Tạ Thị Ngọc Thảo và triết lý của doanh nhân Phật tử

    03/04/2008Tiếp tục những trăn trở của một người đi trước dành cho giới trẻ, chị Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ với bạn đọc một cách sống và làm việc theo triết lý nhà Phật trong thời đại cạnh tranh ý tưởng...
  • Lạc thụ dụng

    16/03/2008Tạ Thị Ngọc ThảoLạc trong thụ dụng của từng doanh gia, nghiệp chủ không ai giống ai, lúc Khách tưởng doanh gia đang khổ, thì họ lại rất lạc; khi Khách ngỡ doanh gia đang lạc, thì họ lại rất khổ!
  • "Chị là... Tạ Thị Ngọc Thảo"

    16/03/2008Tuần Việt Nam (thực hiện)Không chỉ là doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực bất động sản, Tạ Thị Ngọc Thảo còn là một cây bút sắc sảo, một diễn giả ấn tượng. Giọng nói chậm rãi, nhẹ như gió thoảng, dáng điệu khoan thai và gương mặt thảnh thơi như không hề... vướng bận bụi trần, những ý tưởng mạnh mẽ, bất ngờ trong kinh doanh... Rất khó có thể "vẽ" lại chân dung người phụ nữ đặc biệt đến thế chỉ bằng câu chữ...
  • Đạo lý và kinh tế

    01/01/1900Hoàng Vân HảiKinh tế chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt đẹp, làm gia tăng phúc lơi chung của cộng đồng khi vận hành trong cơ chế đạo lý, luân lý dựa trên tình yêu thương con người, tôn trọng con người, tôn trọng con người, bình đẳng, dân chủ, tín nghĩa, thành tâm giữa người với người.
  • xem toàn bộ

Nội dung khác