Đạo lý và kinh tế

12:00 SA @ Thứ Hai - 01 Tháng Giêng, 1900

Kinh tế chỉ có thể tồn tại và phát triển tốt đẹp, làm gia tăng phúc lơi chung của cộng đồng khi vận hành trong cơ chế đạo lý, luân lý dựa trên tình yêu thương con người, tôn trọng con người, tôn trọng con người, bình đẳng, dân chủ, tín nghĩa, thành tâm giữa người với người.

Giải thích sự suy vong hưng thịnh của kinh tế từ đạo lý, luân lý, chuẩn mực đạo đức của một học thuyết, một tôn giáo không phải là việc mới mẻ.Bất cứ ai đã học các môn kinh tế học, xã hội học, quản trị học... đều biết cuốn sách giáo khoa cổ điển "Luân lý đạo tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản"của Max Weber (1864 - 1920) một nhà xã hội học Đức viết cách đây hàng trăm năm.

Gần đây, từ mối quan hệ đạo lý - kinh tế đó, một số nhà kinh tế học và nhà báo nghiên cứu con rồng lớn Nhật Bản và 4 con rồng mới là Đài Loan, Hương Cảng, Đại Hàn, Singapore. Họ thấy rằng 5 con rồng này có một mẫu số chung là đạo Khổng. Cả 5 nước đều tuân thủ theo đạo lý, luân lý Khổng Mạnh từ nhiều thế kỷ, đều chính thức đề cao Khổng giáo ở hệ thống học đường, ở các chính sách quốc gia và các nhà nghiên cứu “cá chép vượt vũ môn" ấy đặt một cái tên: "Chủ nghĩa tư bản Khổng giáo".

Theo lối nghĩ từ chương, đơn giản, phiến diện, thì Khổng Mạnh đâu có gì dính dáng đến kinh tế. Ai có tiếp xúc chỉ rất ít với Khổng Mạnh cũng biết chuyện Mạnh Tử bỏ Lương Huệ Vương, không thèm nói chuyện, chỉ vì Vương hỏi về lợi mà không hỏi về đạo nghĩa - ai cũng biết chuyện Khổng Tử hết mục khen ngợi Nhan Hồi, đệ nhất đồ đệ của Ngài, là "bậc đại quân tử ăn không cần no, ở không cần yên, gấp cánh tay làm gối kê đầu mà ngủ...". Ai cũng biết những câu như Mưu đạo bấtmưu thực (lo tính việc đạo, không lo tính việc ăn, ưu đạo bấtưu bần(lo đạo, không lo nghèo), quân tử dụ nghĩa, tiểu nhân dụlợi (dùng nghĩa mà mới quân tử, dùng lợi mà dỗ tiểu nhân)... Không thấy nói lợi chỉ thấy nói đạo ở binh diện tu thân cá nhân. Tu thân cá nhân là để tề gia trị quốc bình thiên hạ (giữ được gia đình, quản lý được quốc gia làm cho thiên hạ được thanh bình). Ở "cấp độ vĩ mô", mới thấy có lời Khổng Tử nói đến lợi, đến giàu: "Phúchi giáo chi"(lo cho dân giàu có rồi mới lo dạy dân), "Túcthực túc binh, dân tínchi hỉ"(Để giữ được nước an bình thì phải đủ ăn đủ linh, dân vui tin chính quyền). Nhưng, như thế, quả chưa đủ yếu tố thúc đẩy kinh tế.

Bây giờ, thử xét một cách phức hợp tổng thể. Khổng Mạnh không nói đến thượng đế thánh thần, ma quỷ mà chỉ nói về con người và cuộc sống của con người, về con người và xã hội con người, về con người trong các mối tương giao với người khác, với gia đình với thầy, với bạn, với xã hội... Con người của Đạo Khổng là con người hoạt động trong xã hội, tu, tề, trị, bình, chứ không phải là con người cầu nguyện thượng đế, suy ngẫm về vô biên và vô hạn, rong chơi ngoài tục lụy... Đạo Khổng nói về đạo lý làm người thành nhân trong xã hội loài người. Và, Khổng Tử cũng thấy rõ mối liên quan trực tiếp giữa đạo lý, luân lý với sự giầu nghèo - kinh tế của xã hội: "bang hữu đạo, bầnkhố tiện yêu, sỉ dã, bangvô đạo, phú thả quý yên, sỉ dã (nước có đạo mà mình nghèo túng thì đáng xấu hổ, nước vô đạo mà minh giầu sang thì đáng xấu hổ).

Trong mọi mối tương giao đó, đạo Khổng rất coi trọng chữ Thành (thành thật, thật lòng, thành tâm), chữ Tin (tín nhiệm, tin tưởng, tin cậy). Quan hệ giữa người với người (giữa vợ chồng, giữa bạn bè, giữa vua tôi.. ) chỉ có thể bền vững tốt đẹp khi thành tâm với nhau, tin cậy nhau. Quan hệ người với người sẽ thế nào nếu chỉ là giả dối, dối trá không tin nhau? hai chữ Thànhvà Tíntừ giá trị đạo đức cá nhân, khi chuyển vào guồng máy kinh tế, đã trở thành giá trị phẩm chất nghiệp vụ của người làm kinh tế, trở thành chuẩn mực trong hoạt động kinh tế.Không thành, không tín với nhau thì làm sao lý hợp đồng, thi hành giao kèo, giao nhận hàng hóa...? (ở nơi nào mà luật pháp chưa có, chưa đầy đủ, thì Thành và Tín càng có giá trị đặc biệt). Thành và Tín đã được "xã hội hóa", trở thành một loại "bảo đảm, bảo hiểm bất thành văn" thành một “tiện nghi chung" mà ai cũng cần và ai cũng dùng được, như dùng điện thoại công cộng vậy - A và B ký giao kèo với nhau.Có pháp luật ràng buộc bảo đảm, thì rất tốt mà nếu không có pháp luật đi nữa, họ vẫn ký được với nhau khi họ thành và tín với nhau, khi họ hiểu biết nhau về đào tạo văn hóa như nhau, biết rõ nhau đều có chủ thành, chữ tín. Như vậy, trọng danh dự, thành tâm tín nghĩa đã thành một cái mà kinh tế học hiện đại gọi là “hợp đồng ngầm". Chỉ cần hợp đồng ngầm này, cũng có thể tương giao kinh doanh cùng nhau được. “Hợp đồng ngầm" nay đã là một khái niệm không thể thiếu khi nghiên cứu về Lý thuyết trung gian tài chính về kinh tế Nhân dụng.

Chỉ xem xét chừng ấy thôi, hẳn cũng đã thấy tác lực của luân lý đạo Khổng đối với kinh tế tư bản với điều kiện: đạo Khổng được nhận thức và ứng dụng như thế nào. Cái "như thế nào" đó đã làm choNhật Bản hóa rồng, TrungHoa (đất tổ của đạo Khổng) lại chưa hóa rồng. Đề cập vấn đề này, Yamamoto Shichihei đã viết cuốn sách “Tinh thần của kinh tế tư bản Nhật Bản" tác giả đã trở lại cội nguồn văn hóa Nhật, phân tích sự tương tác tương hợp của đạo Khổng với đạo Phật và với Thiền đạo với tín ngưỡng bản địa. Từ đó, tác giả nêu lên những điểm đặc thù khiến Nhật Bản dễ dàng đi vào chủ nghĩa tư bản phương Tây, dễ hóa rồng tư bản. Xin nêu một ví dụ ở Nhật, quốc dân cũng được chia làm Tứ dân, sĩ, nông, công, thương như ở TrungHoa, Việt Nam. Nhưng, sĩ ở Nhật là võ sĩ (Samourai) chứ không phải kẻ sĩ văn thư, kẻ sĩ văn thư không được coi trọng như ở TrungHoa. Việt Nam, nên Nhật Bản không có thi cử, khoa hoạn. Rõ ràng, ở Nhật Bản, lực lượng bảo thủ duy trì cái cũ ngăn cản chống đối cái mới đã không mạnh như ở, TrungHoa. Thương không bị xem nhẹ, không bị khinh khi, ức chế, mà lại được trọng thị, được khích lệ phát triển. Từ thế kỷ 15, kinh tế Nhật Bản đã tiền tệ hóa, giới thương ngân đã đông, đã mạnh. Lãnh chúa, võ sĩ chỉ có ruộng đất, gặp mất mùa là không đủ tiền nuôi quân lính, đài thọ chiến sự, phải đi Nại bản (Nagasaki) thủ phủ của giới thương nhân để vay tiền. Thơ Nhật bản có 1 bài nổi tiếng nói về nỗi nhục của quý tộc, võ sĩ khi đi vay tiền như vậy phải khai đến ba đời ông cha.

Tiếp thụ đạo Phật, văn hóa đạo lý Nhật Bản đề cao sự làm việc, xem mọi việc làm đều là tu tập Phật pháp, lao động là thể hiện nhân tính. tu tâm. Đây là nếp “thiền quán trong khi bổ củi, gánh nước, quét nhà... trong mọi việc lớn nhỏ" của Huệ Năng vị tổ thứ sáu của Thiền Tông. Do đó, người Nhật làm việc hết súc cần mẫn và vẫn giữ được đạo lý, đạo đúc. Do đó mà, ở chiều ngược lại, người Nhật minh giải đạo Khổng, ứng dụng đạo Khổng rất khác người Việt Nam, người TrungHoa. Ví dụ: chữ “lý" của đạo Khổng, sĩ phu Việt đạo lý, lý của đạo, lý của đạo đức, không chú trọng đến cái lý của vật và cái đạo (tức là qui luật như Lão Tử đã nói) của thiên nhiên. Thức giả Nhật Bản, từ thời đại Tokugawa từ đầu thế kỷ XVII đã phân biệt đạo lý (dori) với vật lý (butsuri), đã chú trọng đến cả hai, xem cả hai quan trọng như nhau và cần phát triển đồng đều cả hai. Nhờ vậy, người Nhật đã, một mặt, duy trì được đạo lý cổ truyền, vừa tiếp nhận được và tổ chức tiếp nhận khoa học, kỹ thuật của phương Tây.

Tóm lại Yamamoto Shichihei cho rằng thực tế của Nhật Bản, của những con rồng, đã biểu thị sức mạnh của xã hội Khổng giáo, nhờ đạo lý luân tý Khổng Mạnh mà kinh tế phát triển.

Kinh tế, kinh tế thị trường phát triển là dựa trên sự theo đuổi lợi nhuận, từ đó ra sức cạnh tranh. Nhưng không một xã hội nào, một nền kinh tế nào, tồn tại được nếu diễn biến theo luật rùng với nhũng thủ đoạn lùa đảo, dối trá, trấn lột cho nên, xã hội phải có đạo lý, luân lý để kiềm chế lòng tham lam vị kỷ. Một mình luật pháp không thể làm việc này và trên nhiều bình diện, không hữu hiệu bằng đạo lý, luân lý ngấm sâu ở mỗi người để một mặt họ triệt để phát huy năng lụt: làm giầu cho bản thân, mặc khác không gạt bỏ, thoái thác việc góp phần gia tăng của cái phúc lợi chung của cộng đồng. Hoạt động kinh tế nào cũng phát sinh và vận hành trong một môi trường văn hóa, đạo lý, luân lý vốn hiện hữu. Vấn đề là môi trường này có hay không có, có ít hay có nhiều yếu tố tác động hữu hiệu đến kinh tế, bảo đảm cho kinh tế phát huy tối đa sinh lợi trong khuôn khổ điều hợp cộng tác đầy đặn nhân tính.

Kinh tế học hiện đại thừa nhận có nhiều "chế độ tư bản" nhiều "nền kinh tế tư bản". Michael Albert, một nhà tài chính ở Pháp, đã viết cuốn" Tư bản chống tư bản"nêu rõ những khác biệt giũa mô thúc kinh tế Anh- Mỹ với mô thúc kinh tế Đức - Nhật. Sakakibara Eisuke, viên chúc cao cấp Bộ Tài chính Nhật bản viết cuốn “Vượt tư bản" nói về chủ nghĩa tư bản kiểu Nhật Bản. Kinh tế thị trường đã và tiếp tục sẽ có nhiều mô thúc khác nhau, đều đã tỏ ra thích nghi được với những xã hội thuộc đạo Cơ đốc, đạo Tin lành, đạo Hồi, đạo Khổng...văn hóa, đạo lý, luân lý của những đạo đó đều có tác lực hữu hiệu ở những mức độ khác nhau đối với kinh tế.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: