Đọc những giá trị
Từ chuyện đọc một cuốn sách…
Ngày nay, tư liệu không còn là bảo bối riêng của mỗi người, sách đã được in nhiều hơn, một số sách quý hiếm đã được tái bản. Với người sử dụng Internet, còn có cả những kho dữ liệu có thể tải miễn phí.
Vài thập kỷ trước, sách là rất quý. Sách dù được in bằng công nghệ và chất liệu sơ sài, lạc hậu; vận chuyển, lưu trữ bằng những cách thức đơn giản nhưng thường kẹp chặt một mảnh giấy đính chính nhỏ mà ở sách bây giờ khó tìm thấy. Ấy là khi bác nhân viên già sửa bản in cầm chiếc thước kẻ căn từng hàng, từng chữ trên bản bông.
Tôi từng để ý, trước khi cầm một cuốn sách, xem một tấm ảnh, độc giả thời đó có một cử chỉ rất đặc biệt. Họ chỉnh lại tư thế đứng, ngồi, hơi lắc vai như một ý thức chỉnh sửa trang phục, khuôn mặt bình thản và nổi bật nhất là ở đôi mắt. Có nhiều kiểu đọc: đọc không sót một chữ, chọn đọc một chương mục, thậm chí chỉ ngó qua trang mục lục… Nhưng đều trân trọng đón nhận và cảm nhận chiều sâu của cuốn sách đó.
…đến việc đọc những giá trị trong cuộc sống
Trong truyện ngắn nổi tiếng Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân gọi phẩm chất của viên quản ngục yêu nghệ thuật thư pháp là: “Biết giá người, biết trọng người ngay”. Hai chữ biết giá ấy ngẫm ra trong những ứng xử với các giá trị văn hóa thật đáng giá.
Với những thứ được niêm yết, dán tem, được tôn lên đầu bảng giá trị như hàng ngoại, du học, hay những thứ được người khác trao cho thật dễ nhận biết. Nhưng còn với những gì gần gũi, va chạm hằng ngày và giá trị còn tàng ẩn cho dù có hữu xạ tự nhiên hương thì cũng phải biết cách thẩm.
Nhiều khi ta bất ngờ vì một người bạn nước ngoài chăm chú với những thứ nhan nhản quanh ta như bánh cuốn, phở, con tò he hay mảnh thổ cẩm. Có người sẽ cho là vì họ lạ, cũ người mới ta. Nhưng hãy thử nhìn rộng xem khối thứ lạ khác được ta tạo ra trong cuộc sống hằng ngày, được ta cưng mà bạn không mảy may chú ý, bởi chúng không có chân giá trị.
Gần đây, với cái nhìn đúng đắn của chúng ta, với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nhiều giá trị văn hoá được khôi phục và tôn vinh xứng đáng. Ấy thế mà phố hoa vẫn bị bẻ trộm, rùa đá vẫn bị xoa đầu, ôm cổ. Hành động ấy như thế nào có lẽ không phải bàn nữa, nhưng người viết cứ thấy áy náy vì những bạn trẻ ấy đang thiếu một điều gì đó.
Họ đã ngồi hết 12 năm ở trường phổ thông rồi đến đại học. Nhưng đằng sau sự biết ấy còn cần một sự hiểu. Hiểu cái vật nhẹ về vật chất, nặng về tinh thần đang hiện ra trước mắt sẽ có vị thế nào trong đời sống của mình. Thiếu nó sẽ ra sao và có nó sẽ được gì. Nói gọn hơn, sự biết giá ấy là lòng yêu của người biết nhìn trước, trông sau.
Chắc bởi ta có được những thứ đó trong tay một cách dĩ nhiên quá, đơn giản quá; vẻ đẹp nào ở quá gần hình như cũng khó lung linh và thiêng liêng. Mọi sự quen thuộc theo kiểu gần chùa gọi bụt bằng anh sẽ mài mòn sự sắc cạnh của giá trị. Nhưng một khi đó là những điều đáng giá thì ta phải học cách biết giá, biết nhìn ánh hào quang từ gần.
Hãy dẹp bỏ quan niệm những gì có sẵn trong đầu là sẽ đủ. Chưa có ắt phải học, đó là con đường duy nhất và cũng là vinh quang nhất với mỗi con người. Người biết phải học và dám học cũng đáng giá lắm chứ.
Học yêu những giá trị đời thường
(Dân Trí)
Rõ ràng, sự phát triển mau lẹ của cuộc sống đã rút ngắn được nhiều khoảng đoạn của công nghệ, vô tình đưa những câu chuyện của qua khứ và hiện tại về đặt cạnh nhau mà con người chính là những chứng nhân.
Từ chuyện đọc một cuốn sách…
Có lần qua hiệu sách, thấy nhiều thanh niên có dáng vẻ trí thức nhưng lại bẻ gãy gáy những cuốn sách khi đọc, tôi cứ thấy có điều gì tiêng tiếc.
Ngày nay tư liệu không còn là bảo bối riêng của mỗi người, sách vở đã được in ấn nhiều hơn, một số cuốn sách quý hiếm đã được tái bản lại.
Với những ai sử dụng internet, còn có cả những kho dữ liệu có thể tải miễn phí. Dẫu chưa thể khẳng định đã đạt tới sự bão hoà về nguồn tri thức nhưng có thế nói giờ đây tài năng của bạn trong việc sử dụng và ứng dụng tư liệu mới là điều đáng giá nhất.
Nhiều, rẻ, dễ kiếm, nhưng cũng không vì thế mà đánh đồng giá bìa sách với giá trị và phẩm giá cuốn sách. Không thể có cái nhìn rẻ rúm với tất cả những gì miễn phí.
Trở lại với điều vừa nói ở trên, với những lớp thanh niên của một vài thập kỷ trước, sách vở luôn là một thứ báu vật mà ngẫm ra mới thấy hết cái giá của nó.
Sách dù được in ấn bằng công nghệ và chất liệu sơ sài lạc hậu, vận chuyển, lưu trữ bằng những cách thức đơn giản nhưng lúc nào cũng kẹp chặt một mảnh giấy đính chính nhỏ mà ở sách bây giờ không tìm thấy.
Ấy là khi bác nhân viên sửa bản in già cầm chiếc thước kẻ căn từng hàng, từng chữ trên bản bông. Dù đã cẩn thận như vậy nhưng chưa hết lỗi in sai và họ đã khắc phục bằng cách đính chính ấy. Đó là trách nhiệm với đồng lương nhân viên sửa bản in khiêm tốn hay lương tâm với tri thức của cộng đồng? Là cả hai điều ấy, đầy tự trọng và đáng trọng.
Thứ đến là chuyện của người đọc
Tôi đã từng để ý, trước khi cầm một cuôn sách, xem một tấm ảnh những độc giả thời đó có một cử chỉ rất đặc biệt. Họ chỉnh lại tư thế đứng ngồi, hơi lắc vai như một ý thức chỉnh sửa trang phục, khuôn mặt bình thản và nổi bật nhất là ở đôi mắt. Đôi mắt luôn ánh lên một sự háo hức và cởi mở dù trên tay lúc đó chỉ là một văn bản ghi một nội dung không có gì bất ngờ. Một “kiểu cách” của thời ấy chăng? Hay một kiểu làm sang cho mình.
Thú thực, với họ lúc đó còn nhiều thứ sang hơn, đang giá, đáng lo hơn như đánh giặc, tem phiếu, gạo tiền… Có lẽ trước khi có sách và cả khi biết chữ, những bạn đọc ấy đã được khai tâm về cái giá của tri thức, về sức nặng của chữ nghĩa mà bàn tay và khối óc ta sắp được đón nhận.
Chắc hẳn khi nghe điều này, nhiều người sẽ cười nhạt và cho rằng đó là một sự tôn sùng vớ vẩn, chưa đọc sao đã biết giá trị của sách.
Xin thưa rằng, có nhiều điều mà bạn tưởng đúng nhưng hãy thử để tâm lắng nghe sẽ thấy một sự đúng khác. Có rất nhiều kiểu đọc: đọc không sót một chữ; chọn đọc một chương mục và thậm chí chỉ kịp ngó qua trang mục lục…
Nhưng phải là một sự trân trọng đón nhận và cảm nhận một chiều sâu của cuốn sách đó. Gặp sách viết hay, tư liệu quý, viết nghiêm túc đã đành. Nhưng, với ngay cả những gì còn bất cập thì vẫn cần một thái độ nghiêm túc và trân trọng những gì mà sách chưa nói được.
Ta đừng quên, điều mà người viết chưa giải quyết triệt để vẫn đủ giá trị để trở thành một gợi ý, một chủ điểm giúp bạn bắt đầu nhiều ý tưởng và dự định trong cuộc đời mình. Giá trị về mặt ý tưởng là thứ mà không ở đâu bạn có thể tìm thấy ngoài sách!
…đến việc “đọc” những giá trị trong cuộc sống!
Trong truyện ngắn nổi tiếng Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã gọi phẩm chất của viên quản ngục yêu nghệ thuật thư pháp là: “biết giá người, biết trọng người ngay”.
Hai chữ “biết giá” ấy ngẫm ra trong những ứng xử với các giá trị văn hoá thật đáng giá.
Với những thứ được niêm yết, dán tem, được tôn lên đầu bảng giá trị như hàng ngoại, du học, hay những thứ được người khác trao cho thật dễ nhận biết.
Nhưng còn với những gì quá gần gũi, va chạm hàng ngày và giá trị còn tàng ẩn cho dù có “hữu xạ tự nhiên hương” thì cũng phải biết cách thẩm.
Nhiều khi ta bất ngờ vì một người bạn nước ngoài chăm chú với những thứ nhan nhản quanh ta như bánh cuốn, phở, con tò he hay mảnh thổ cẩm. Có người sẽ cho là vì họ lạ, “cũ người mới ta”.
Nhưng hãy thử nhìn rộng xem khối thứ lạ khác được ta mới tạo ra trong cuộc sống hàng ngày, được ta “cưng” mà bạn không mảy may chú ý bởi nó không có được một chân giá trị.
Gần đây, với cái nhìn đúng đắn của chúng ta, với sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, nhiều giá trị văn hoá được khôi phục và tôn vinh xứng đáng.
Một Văn miếu tôn nghiêm, những phố hoa, những lễ hội… mà mọi người dân Việt Nam đều có thể tự hào là sánh ngang tâm với nhiều di sản của nhân loại. Ấy thế mà phố hoa vẫn bị bẻ trộm, rùa đá vẫn bị xoa đầu, ôm cổ. Nhiều toà tháp, đình chùa, văn bia vẫn bị hậu bối đề “lạc khoản” bậy bạ.
Có thể nói đó là vô ý thức, thiếu hiểu biết hay mất lịch sự? Hành động ấy như thế nào có lẽ không phải bàn tới nữa, nhưng người viết cứ thấy áy náy vì những bạn trẻ ấy đang thiếu một điều gì đó.
Họ đã ngồi hết 12 năm ở trường phổ thông rồi đến Đại học. Đa phần họ không bỏ học và thậm chí còn có điểm số khá cao ở những môn văn hoá. Nhưng đằng sau sự biết ấy còn cần một sự hiểu.
Hiểu cái vật nhẹ về vật chất, nặng về tinh thần đang hiện ra trước mắt sẽ có vị thế nào trong đời sống của mình. Thiếu nó sẽ sao và có sẽ được gì. Nói gọn hơn, sự biết giá ấy là một lòng yêu của người biết nhìn trước, trông sau.
Chắc bởi ta có được những thứ đó trong tay một cách dĩ nhiên quá, đơn giản quá, vẻ đẹp nào ở quá gần hình như cũng khó lung linh và thiêng liêng. Mọi sự quen thuộc theo kiểu “gần chùa gọi bụt bằng anh” sẽ mài mòn sự sắc cạnh của giá trị.
Nhưng một khi đó là những điều đáng giá thì ta phải học cách biết đánh giá, biết nhìn ánh hào quang từ gần.
Hãy dẹp bỏ quan niệm về những gì đã có sẵn trong đầu là sẽ đủ. Chưa có ắt phải học, đó là con đường duy nhất và cũng là vinh quang nhất với mỗi con người. Người biết phải học và dám học cũng đáng giá lắm chứ.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/20147 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh Linh