Bảy tri thức tất yếu
Cuốn sách của nhà triết học, nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp Edgar Morin chủ yếu trình bày bảy vấn đề cơ bản, những vấn đề này càng cần phải được giảng dạy hơn vì chúng hoàn toàn không được biết đến hoặc bị lãng quên.
Sai lầm và ảo tưởng
Điều đáng chú ý là giáo dục, nhằm truyền đạt tri thức, lại kém cỏi trước nhận thức của con người, những cơ cấu, những khuyết tật, những khó khăn, những xu hướng dẫn đến sai lầm và ảo tưởng của nó, và chẳng hề quan tâm gì đến việc làm cho người ta biết được nhận thức nghĩa là gì.
Thật vậy, nhận thức không thể được xem là một công cụ có sẵn (ready made) có thể đem dùng ngay mà không cần tìm hiểu bản chất. Do đó, nhận thức về nhận thức phải được xem là một điều tất yếu hàng đầu để sửa soạn cho việc đối phó với những nguy cơ sai lầm và ảo tưởng vốn thường trực sống bám vào đầu óc con người. Trong cuộc chiến sống còn để bảo vệ sự sáng suốt, vấn đề chính là làm sao trang bị đầy đủ cho từng đầu óc con người. Những nguyên tắc để có một nhận thức thích đáng. Sự thắng thế của loại nhận thức phân mảnh theo từng ngành, điều thường khiến cho con người không thể chắp nối bộ phận với toàn thể, cần phải nhường chỗ cho một loại nhận thức có khả năng nắm bắt các đối tượng đặt trong bối cảnh, trong tổ hợp, trong tổng thể của chúng. Cần phát triển năng lực tự nhiên của đầu óc con người theo hướng đặt tất cả những thông tin của nó vào một bối cảnh và một tổng thể. cho phép nắm bắt những tương quan và ảnh hưởng tương hỗ giữa các bộ phận và cái toàn thể trong một thế giới phức hợp.
Giảng dạy về hoàn cảnh con người
Các tác phẩm đã được dịch sang tiếng Việt của Edgar Morin: - Trái đất – Tổ quốc chung, NXB Khoa học xã hội, 2002. |
Con người đồng thời mang các tính chất vật chất sinh vật, tinh thần, văn hóa, xã hội, lịch sử. Những cái tính chất nhất thể phức hợp của bản chất con người này lại hoàn toàn bị phân rã thành nhiều ngành trong giáo dục, và ngày nay không thể biết được con người là thế nào, trong khi mỗi cá nhân, ở bất kỳ đâu, lẽ ra phải hiểu và ý thức được đặc điểm phức hợp của cả căn cước riêng tư lẫn căn cước mình có chung với những con người khác. Vì thế, điều kiện con người phải trở thành một đối tượng cơ bản.
Giảng dạy về căn cước địa cầu
Số phận giờ đây đã mang tính chất toàn cầu của nhân loại là một thực tế then chốt khác, và cũng đang bị giáo dục bỏ quên. Nhận thức về các phát triển của thời đại toàn cầu và về căn cước địa cầu phải trở thành một trong những đối tượng hàng đầu của giáo dục. Sẽ phải chỉ ra mặc cảm về khủng hoảng toàn cầu đã trùm lên thế kỷ XX để thấy rằng nhân loại từ nay đang cùng đứng trước những vấn đề sống còn, trở thành một cộng đồng mang cùng một số mệnh.
Đương đầu với những bất xác định
Khoa học đã dẫn chúng ta đến với nhiều xác tín, nhưng trong suốt thế kỷ XX cũng cho thấy không biết bao nhiêu lĩnh vực không chắc chắn. Giáo dục phải bao hàm một sự giảng dạy những bất xác định đã xuất hiện trong các khoa học vật lý (vật lý vi mô, nhiệt động học, vũ trụ học), trong các khoa học về tiến hóa sinh vật và khoa học lịch sử.
Chưa bao giờ câu nói của nhà thơ Hy Lạp Euripide, cách đây hai mươi lăm thế kỷ lại cập nhật đến vậy: "Điều chờ đợi đã không xảy ra và một vị thần đã mở đường đến điều không chờ đợi'? Từ bỏ những quan niệm có tính quyết định luận về lịch sử con người cho rằng có thể tiên đoán tương lai nhân loại, kiểm lại các sự kiện và biến cố lớn của thế kỷ này, tất cả đều bất ngờ, kể từ nay là ẩn số cửa cuộc phiêu lưu nhân loại, tất cả những điều đó phải thúc đẩy chúng ta sửa soạn tinh thần để đón nhận và đương đầu với cái bất xác định.
Giảng dạy sự thông cảm
Sự thông cảm cùng lúc vừa là phương tiện vừa là mục đích của sự trao đổi giữa con người với nhau. Thế nhưng giáo dục nhằm mục đích làm cho con người cảm thông nhau lại hoàn toàn vắng bóng trong các giáo trình của chúng ta. Hành tinh này cần những thông cảm lẫn nhau từ mọi phía. Bởi tầm quan trọng của nó, cần có một đổi mới về tâm thức ở mọi cấp giáo dục và ở môi giới tuổi nhằm phát triển sự thông cảm. Đó phải là công việc của nền giáo dục trong tương lai.
Đạo lý của nhân loại
Giáo dục phải đưa đến một "đạo lý con người" nếu xét đến tính chất chứa ba loại thành phần của hoàn cảnh con người, cùng một lúc nó là:
Trong hướng này, đạo lý cá nhân - loài cần một kiểm soát lẫn nhau, xã hội kiểm soát cá nhân và cá nhân kiềm soát xã hội, tức là dân chủ, đạo lý cá nhân ↔ loài vào thế kỷ XXI kêu gọi tình đoàn kết địa cầu.
- Đạo lý phải tự hình thành trong các đầu óc từ việc ý thức được rằng con người cùng một lúc là cá nhân, là thành phần của một xã hội, và là thành phần của một loài. Mỗi con người chúng ta mang trong mình ta cái thực tế bộ ba này. Vì thế, tất cả những phát triền thực sự của con người phải bao gồm sự phát triển cùng một lúc những độc lập cá nhân, những tham gia cộng đồng và Cái ý thức mình thuộc về nhân loại.
- Từ đó mờ ra hai mục tiêu đạo lý-chính trị lớn của thiên kỷ mới: thiết lập một quan hệ kiểm soát lẫn nhau giữa xã hội và các cá nhân thông qua nền dân chủ, biến Nhân loại thành một cộng đồng toàn cầu Giáo dục phải đóng góp, không chỉ để làm cho chúng ta ý thức được về Quả đất- Quê hương của mình, mà còn cho phép cái ý thức này thể hiện thành một ý chí nhằm thực hiện tư cách công dân địa cầu.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu MaiTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan Đăng