Doanh nhân
Mặc dù không lạ với từ "doanh nhân" cũng không lạ với những doanh nhân mình quen, nhưng tôi thật sự lạ vì sao trong gia đình mình có người đi làm kinh doanh tư nhân, quyết trở thành… doanh nhân?
Từ bao đời nay, với các gia đình Việt Nam mình, cố sức làm lụng nuôi con ăn học chỉ với mong muốn con học thành nghề để "đi làm", dù trong bất cứ lĩnh vực nào thì con mình khởi đầu cũng là làm nhân viên và có thể tiến bộ dần lên trong các bậc thang hành chính hay chuyên môn. Rất ít gia đình, trừ những gia đình có truyền thống kinh doanh, mong muốn con cái mình trở thành doanh nhân.
Cái chính, vì họ thấy "lạ" trước môi trường kinh doanh, và không muốn con cái mình mạo hiểm.
Kinh doanh, dù trong bất cứ ngành nào, thị trường nào, đều phải chấp nhận những rủi ro, đều ít nhiều chấp nhận mạo hiểm. Người ta nói doanh nhân là người dám "ôm phảng lao ra biển" cũng có cái lý của nó. Giáo dục Việt Nam từ nhiều đời nay ít chú trọng xây dựng hình mẫu những con người cá nhân tự chủ và đủ cá tính tự mình đương đầu, tự mình quyết định trong các công việc, trong cả sự nghiệp của mình, mà chỉ chú trọng giáo dục hình mẫu con người tập thể, con người đứng trong số đông, những "ốc vít" trong một guồng máy với trách nhiệm tập thể cùng chịu.
2. Với doanh nhân, vốn liếng và quan hệ nhiều khi ngang bằng nhau về sự quan trọng. Nhưng "quan hệ" khác với "đi đêm" hay "bắt tay dưới bàn". Quan hệ là để gây ảnh hưởng, để thuận lợi trong kinh doanh, nhưng để hình thành các "nhóm lợi ích" nhằm tác động, "lobby" giành phần lợi ích cho nhóm mình, cá nhân mình mà bất chấp lợi ích quốc gia hay cộng đồng, thì đó là điều không thể chấp nhận được!
Một doanh nhân Việt Nam chân chính là một công dân yêu nước, thương nòi, một người dám vượt qua thử thách để trở nên giàu có và góp phần cho cộng đồng mình sống cùng trở nên khá giả.
Doanh nhân chân chính cũng là người dám tự hào là mình giàu, mình có tài sản ngày càng lớn do lao động thông minh, lương thiện, do tích lũy hợp lý, do nắm bắt và tận dụng được các cơ hội trong thương trường mà có. Xã hội và cộng đồng ngày càng thông cảm và mừng cho những doanh nhân giàu có nhưng biết sống vì cộng đồng, biết bảo vệ môi trường, biết chia sẻ với những người chịu thiệt thòi và khó khăn, biết dấn thân vì những hoạt động xã hội từ thiện. Đó cũng là những phương cách "làm thương hiệu" tốt nhất cho doanh nhân.
Nguồn:Thanh Niên
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá