Dặc dài thăm thẳm

08:39 SA @ Thứ Hai - 31 Tháng Giêng, 2011

Giống như sau khi leo tới đỉnh một trái núi chạm mây trời nhìn lại bỗng ngỡ ngàng mà không hiểu tại sao mình lại có thể leo cao được như thế; cũng giống như một nhà văn, sau khi viết xong một cuốn trường thiên tiểu thuyết đọc lại cũng lạ lùng mà chẳng rõ tại sao mình lại có thể viết được nhiều như thế? Lịch sử một con người, một dân tộc cũng vậy, sau một chặng đường dặc dài thăm thẳm những đau thương, hùng anh, mất mát, bươn chải, thăng trầm, vật vã, đến hôm nay đứng ngập tràn trong nắng gió thái hoà, mới chợt rùng mình nghĩ rằng, cái sức mạnh thần kỳ nào đã giúp con người có thể vượt qua được những cột mốc thời gian hiểm nghèo, ngàn cân treo sợi tóc kinh thiên động địa như thế!

Con người Việt Nam. Dân tộc Việt Nam.

Khổ đau lắm, nên yêu thương nhiều. Càng lắm gian truân, càng tôi rèn khí lực. Một ngàn năm phương Bắc, một trăm năm thuộc Pháp, chỉ từng ấy thôi nếu khí mỏng, lực cạn, thì chắc chắn đã bị nuốt chửng, hoà tan, biến mất trên bản đồ khu vực, trên địa chính thế giới, nhưng Việt Nam, hai tiếng thầm thì, đa đoan, vất vả tột cùng, nhưng thật sự vang lên kiêu hãnh.

Kể từ khi Bác đi tìm đường cứu nước trong sương mù vô tận, những cột mốc lịch sử bỗng trở thành những cột mốc tình yêu. Bến Nhà Rồng, Hang Pắc pó, Cây đa Tân Trào, mái đình Đại Lập, bản Nà Lừa, thủ đô kháng chiến, thủ đô gió ngàn, Nà Ngần, Phai Khắt, Hà Nội sáu mươi ngày đêm quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh, Điện Biên Phủ dưới đất, Điện Biên Phủ trên không, lửa bùng lên trong Mậu Thân 68, lửa rực đỏ trong đại thắng 75.

Nhiều, nhiều lắm. Cột mốc nào cũng là một trận vặn mình đau đớn, là một cơn sốt vỡ da rớm máu có lúc tưởng chừng như kiệt sức, nản lòng không qua khỏi để làm cuộc chuyển tiếp vĩ đại từ thân nô lệ sang vị thế con người, từ bùn đen đứng dậy dưới cờ, từ cái vô nghĩa sang điều có nghĩa, từ không đến có, từ cái không thể thành cái có thể.

Lịch sử Việt Nam là lịch sử trận mạc, dân tộc Việt Nam dẫu không muốn cũng là một dân tộc trận mạc. Có thể nói, cuộc hành trình đi tìm tự do độc lập là cuộc hành trình của những bộ quân phục, của những chiếc mũ bình dị đội trên đầu người lính vì dân, do dân. Chiếc mũ ca-lô đội lệch, chiếc mũ cối vững chắc, chiếc mũ tai bèo cong vênh, và giờ đây chiếc mũ Kepi hiện đại. Mỗi bộ quân phục, mỗi chiếc mũ đại diện cho một hình hài dân tộc, một giai đoạn lịch sử chênh vênh và tự hào.

Có đất nước nào như non nước này không, khi giặc giã và thiên tai cứ diễn ra triền miên, khốc hại như thế! Đánh Pháp ba ngàn ngày không nghỉ vừa xong, nghĩ rằng từ nay non sông cứ thế ung dung đi lên miền no ấm, chứ đâu có biết rằng, giữa lúc vết tử thương chiến cuộc chưa lành, vết đau cải cách đồng ruộng vừa há miệng, thì một bóng ma u ám, khổng lồ hơn đang chờ phía trước, bóng ma của một thế lực sen đầm, xâm lược giàu và mạnh nhất hành tinh. Thế là, các đoàn binh lại lên đường ra trận, làng xóm ruộng đồng lại để cho các cô gái, những người mẹ, người vợ ở lại đảm đang quán xuyến.

Chủ thuyết làm chủ tập thể, cơ chế bao cấp sau này có thể thành một di họa, nhưng thời khắc Tổ quốc lâm nguy ấy, nó lại là một cứu cánh, một lực đẩy vô hình và hữu hình vĩ đại làm yên lòng những chiến binh đi xa và nằm xuống. Mỗi giai đoạn lịch sử có một đặc điểm khác biệt của nó, nếu cáu kỉnh trong lòng mà mỗi lúc xổ toẹt là có tội với chính lịch sử, có tội với chính mình, những con người làm nên chính sử. Thử hỏi, trong lúc tình thế nguy nan đó, nếu không có cái làm chủ tập thể, không có cái bao cấp tuyệt vời đó, thì cuộc chiến tranh tự vệ sẽ còn diễn biến phức tạp đến thế nào, sẽ còn kéo dài, hy sinh mất mát bao nhiêu.

Chính sự ổn định của hậu phương bao la ấy, đã tạo nên một sức mạnh tinh thần vô song, đủ cho người lính yên tâm hun đúc ý chí làm nên đại thắng mùa xuân 75 và những kỳ tích chiến đấu trước đó.

Một dân tộc chỉ cần trải qua một năm, một tháng, thậm chí một ngày chiến tranh thôi là cũng đủ để hàn gắn, phục dựng vất vả biết chừng nào, một khi dân tộc ấy phải trải qua cả ba mươi năm bom đạn, thì cái giá phải trả cho thời hậu chiến là không sao lường được. Trong đó, cái ngáng trở nghiêm trọng nhất là sức ỳ trong tư tưởng, trong lối nghĩ, trong các mối quan hệ làm ăn kinh tế. Cái sức ỳ này đã kéo dài quá lâu, đủ để khiến cho giang sơn, xã tắc đi vào miền đông lạnh cho mãi đến năm 1986 mới chợt rùng mình bừng tỉnh, thay vì nó đòi hỏi phải bừng tỉnh từ ngay sau ngày chiến thắng. Kẻ thù không đẩy được chúng ta đến thời kỳ đồ đá như họ mong muốn, nhưng cũng xô dạt non nước vào những mê lộ hiểm nghèo mà cái hiểm nghèo nhất, cùng với hạt bo bo bay trắng cả trời, cùng với tiếng gào trống rỗng của những chiếc dạ dày, nó lại nằm ở lòng tin. Có lòng tin là có tất cả, vắng lòng tin là không có gì hết. Là sẽ làm nảy sinh sự băng hoại, xuống cấp của các phạm trù đạo đức, văn hoá, tinh thần.

Một câu hỏi cháy ngang trời đất Việt: Tại sao cái nhục mất nước ta không chịu được, mà cái nhục đói nghèo ta lại cam tâm chấp nhận hay sao? Một câu nói của vị cha già kính yêu cũng cuộn lên trong trái tim những người cộng sản ở cấp vĩ mô và cả vi mô: độc lập, tự do dù đổi bằng núi xương, sông máu, nhưng để làm gì, khi người dân không có ấm no, hạnh phúc?

Ta chiến thắng kẻ thù không cân sức bằng lòng tự trọng, ta chỉ có thể gượng dậy trong dựng xây bằng lòng kiêu hãnh. Quá khứ chỉ để cho người ta hiểu mình, hiện tại mới là cho người ta trọng mình. Cái triết lý bình dị, nhưng nhọc nhằn ấy bắt đầu chế ngự, soi sáng trong các mảng tối của chủ nghĩa nông dân manh mún, của sự lãng mạn viển vông để con người Việt Nam một lần nữa xắn tay áo lên làm lại từ đầu. Một cuộc làm lại còn gay go, khốc liệt không thua gì cuộc chiến. Bởi cuộc chiến cái xấu cái tốt, cái cao thượng cái thấp hèn nhận ra ngay, rạch ròi nhưng cuộc dựng xây mọi cái cứ nhào trộn, đan xen, vàng thau lẫn lộn rất khó bề phân định.

Rồi cũng phân định được bởi những tấm lòng cộng sản khắc khoải ngày đêm cùng với số phận cần lao, với những danh xưng cá thể đã đi vào nét hồng lịch sử : Kim Ngọc, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh…với câu thần chú rớm máu Đổi mới hay là chết! Khẩu hiệu hành động này có một sức nổ âm vang tương đương với khẩu lệnh Không có gì quý hơn độc lập tự do năm nào. Nhưng ai đổi mới, thế nào là đổi mới, và liệu có đổi được không hay một dân tộc chỉ quen với chiến tranh lại xô nhau xuống vực bởi sự ngô nghê, vụng về đã ăn mòn quá sâu vào tim óc?

Lại những đêm không ngủ, lại những cơn sốt vỡ da để tìm câu trả lời, trong khi biết bao các nước trước đây là bạn bè, là cùng chung lý tưởng đã không thể trả lời được mà đành để giang sơn tan hoang, vỡ vụn. Câu trả lời đã nằm sẵn trong nhịp đập trái tim cháy bỏng khát vọng từ ngàn xưa vọng về trong một cụm từ xa lạ, nhưng cũng thật gần gũi mà từ lâu ta đã bỏ quên: cơ chế thị trường!

Cái gì ở đời cũng có mặt trái của nó. Mặt trái của cơ chế thị trường có sức mạnh tương đương mặt phải. Cuộc giằng co mang tính lịch sử này nếu thắng, ta sẽ vững bước tiến sâu vào con đường hội nhập, nếu thua, lại đành chấp nhận sự giật xuống bằng không, hoặc may ra thì lùi lại hàng chục năm như đã từng lùi trong mặt bằng xã hội.

Và cũng lại một lần nữa, khí và lực và chiều sâu văn hoá của người Việt Nam đã thắng lướt sau những cái giá phải trả đến rùng mình. Có nghĩa là, một dân tộc đã biết đứng lên trong nô lệ, thì dân tộc ấy cũng hoàn toàn biết cách đứng lên trong đói nghèo, đứng vững vàng trong hội nhập.

Đó là phẩm cách, là phong độ, là tầm kích của người Việt Nam đã được hàng ngàn năm thương khó quật cường kết tủa tạo nên. Một phẩm cách sáng rõ không thể đánh đồng với những nhận định vô cảm, độc ác, ngoài lề về một Việt Nam xấu xí, trong khi họ lại đang toạ hưởng kỳ thành những cái gì mà những con người “xấu xí” đó tạo cho.

Chiến tranh là một siêu khoa học, siêu công nghệ, siêu tổ chức, siêu năng lực. Và một khi cái siêu đó được thức tỉnh, được áp dụng vào tri thức kinh tế, thì ắt nó sẽ bùng nổ thành một nội lực không đùa được. Và cái áp dụng đó đã hiện ra nhân tiền.

Người cộng sản, người quản lý của ta còn nhiều khuyết tật, thậm chí có những khuyết tật không tha thứ được, nhưng bằng một mẫu số chung cùng từ gian khó, bùn đen đi lên, đứng dậy, họ cũng đã cót két kéo cỗ xe kinh tế đi lên được một đoạn khá dài. Điều đó là không thể phủ nhận.

Và bằng thái độ dũng cảm của người cộng sản hiện đại, ta cũng không thể phủ nhận, trốn tránh được những vấn nạn đang ngày càng diễn ra đến nao lòng, đến nhức nhối. Vinashin ư? E rằng, nó chỉ là bề nổi của một tảng băng xù xì, nhưng nếu biết ghê sợ nó, tránh xa nó, bình tĩnh nhìn nhận để không giẫm lại vết nhơ của nó, thì sẽ là hồng phúc của dân tộc. Còn không, nếu chỉ coi nó là chuyện thường, tất yếu, là đơn giản có thể khắc phục được, là gật đầu nhận trách nhiệm cho qua đận này, thì lại là hiểm hoạ của non sông. Bởi nó không chỉ là sự mất đi nghìn tỷ, vạn tỷ, mà hơn thế, nó sẽ còn đánh mạnh vào ý thức và lòng tin, đạo lý của người dân.

Từ cuộc vạn lý trường chinh đầy máu và lửa đi ra, ta đang đi những bước chập chững và mỗi bước đi là một lần va vấp, âu đó cũng là điều dễ hiểu, nhưng nếu tiếp tục vấp nữa, vấp như không thì lại là bi kịch của căn bệnh vô cảm, một căn bệnh có thể đưa tất cả đến bên bờ vực thẳm.

Song, giữa dặc dài thăm thẳm thời gian, giữa vô cùng vô tận không gian, giữa những làn gió xuân đang man mác tràn về này, ta tin, ta có quyền tin non nước này, dân tộc này với bề dày lịch sử hùng anh, bền bỉ, với điểm tựa nhân cách Hồ Chí Minh mãi mãi còn giữ nguyên giá trị, sẽ biết cách vượt qua những gian khó còn nguy nan hơn gấp hàng ngàn lần.

Bởi mọi cái có thể mất đi, nhưng khí lực, lòng tự trọng, trái tim yêu nước và chiều sâu văn hoá còn, là sẽ còn tất cả.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thể diện quốc gia

    28/11/2019Trần Thị Thanh HươngCó khá nhiều câu chuyện cho thấy chúng ta khi ra nước ngoài hay tiếp xúc với những cơ quan, cá nhân hay đoàn thể nước ngoài, trong các dịp nghiêm túc hẳn hoi lại bộc lộ những yếu kém và sơ suất trong ứng xử ngoại giao, tạo ra nhiều tình huống dở khóc dở cười, và xấu hổ cho những ai còn có thể diện dân tộc.
  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • Tổ quốc

    16/10/2015Nhà văn Thiếu SơnTrong cái giáo dục này, phải giữ tâm cho chính, ý cho thành, yêu là yêu thật, thương là thương thật, rồi ta mới thấy nảy nở ra những thanh tình mỹ cảm, đối với mình đủ gây nhân cách cho mình, đối với đồng bào biết tương thân tương ái, đối với quốc gia biết làm người công dân xứng đáng...
  • Dân trí và sức phát triển của một dân tộc

    09/10/2015Nguyễn Tất ThịnhTôi cứ suy nghĩ mãi về lời một người bạn nước ngoài khi anh ta nói với tôi rằng : Ai cũng biết sau Thế chiến thứ hai, Nước Đức ở Phương Tây và nước Nhật ở Phương Đông chỉ còn có hai thứ : đó là những đống đổ nát tro tàn, và còn lại những con người với nền văn hóa vĩ đại của họ...
  • Kết luận về các bài học phát triển đất nước (phần 1)

    28/05/2011GS. Đặng PhongLenin nói: Tổ chức quyết định tất cả. Tổ chức được hiểu theo nghĩa: Là những thiết chế của toàn bộ xã hội từ trên xuống dưới, từ lĩnh vực này tới lĩnh vực kia, theo một mô hình như thế nào để toàn bộ các mối quan hệ có thể vận hành tốt nhất. Trong đó phải có cả những khích lệ thích đáng lẫn những răn đe và trừng phạt thích đáng. Một hệ thống mà khích lệ thói cơ hội, giả dối, kiêu ngạo… sẽ chỉ có thể là một xã hội trì trệ. Một hệ thống không đủ khả năng ngăn chặn những quyết sách sai lầm thì khó tránh khỏi hiểm họa...
  • Đất nước đang trông chờ những người cầm lái...

    03/11/2010Trường KiênĐiều gì là nguyên nhân chủ yếu làm cản trở sự phát triển của một quốc gia? Câu hỏi được đặt ra trong thời điểm mà mọi người dân Việt đang bức xúc với chuyện “tụt hậu” quá xa, quá lâu của đất nước mình. Đứng lại có nghĩa là thụt lùi - điều đó không chỉ đúng với từng cá nhân, mà còn là điều tất yếu đối với một tập thể, một cộng đồng, một đất nước...
  • Kết luận về các bài học phát triển đất nước (phần 2)

    29/10/2010GS. Đặng Phong“Đất nước có lúc thịnh lúc suy, nhưng hào kiệt thì thời nào cũng có”. Nếu hào kiệt thời nào cũng có thì sự thịnh suy của quốc gia trong một chừng mực đáng kể là tùy thuộc vào việc đất nước có sử dụng tốt các bậc hào kiệt hay không...
  • Trí tuệ dân tộc đang bị lãng phí

    21/10/2010Hải Hà thực hiệnCác chủ trương của Đảng nhấn mạnh đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, giảm tiêu hao tài nguyên thiên nhiên, tăng nhanh GDP do khoa học, tri thức tạo ra. Thế nhưng, chúng ta lại ra sức khai thác tài nguyên, lãng phí rất lớn tiềm năng trí tuệ của dân tộc...
  • Cội nguồn sức mạnh dân tộc Việt Nam là “Giao Chỉ”

    18/10/2010Võ Đông ChíNhân 1000 năm Thăng Long - Hà Nội tự nhiên thấy chữ Giao Chỉ (交趾) mà cảm hứng viết nên bài này hầu bạn đọc...

  • Tổ quốc và "Giai điệu tổ quốc"

    02/09/2010Nguyễn Đăng TấnAi cũng có một tình yêu tổ quốc trong tim. Tổ quốc chính là mỗi ngọn núi dòng sông, mỗi làng quê thân thuộc… Mỗi người ở mỗi cương vị khác nhau đều thể hiện tình yêu đó đó bằng cách riêng của mình.Đối với nghệ thuật, đây là lĩnh vực có đặc thù riêng để người nghệ sỹ nói lên tình yêu của mình...
  • Bởi đất nước mang hình dấu hỏi...?

    19/06/2010Nguyễn Lương Hải Khôi (Tokyo)“BÁO CÁO GIẢI TRÌNH BỔ SUNG Dự án Đường sắt cao tốc Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh” viết ngày 4/6/2010 mà Bộ Giao thông Vận tải trình Quốc hội chứa dựng những phi logic nghiêm trọng...
  • Tinh thần dân tộc ở Chủ tịch Hồ Chí Minh

    19/05/2010Hoàng Thư"Đại hội đồng UNESCO cho rằng những đóng góp quan trọng và nhiều mặt của Người trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật kết tinh truyền thống văn hóa của Việt Nam, một truyền thống có từ nhiều nghìn năm trước, và những lý tưởng của Người tiêu biểu cho khát vọng các dân tộc khác trên thế giới..." - Bà Katherine Muller-Marin, Trưởng đại diện UNESCO tại Hà Nội.
  • Bàn về quốc học

    23/11/2009Phạm QuỳnhQuốc học không phải là một vật có thể giấu giếm đi được hay là cần phải tìm tòi mới ra. Nếu quả có thật thì nó sờ sờ rõ rệt ra đó, ai còn chối được, mà phải đến người nọ nói có, người kia nói không!
  • Năng lực cạnh tranh quốc gia và tư duy kinh doanh

    23/09/2009Nguyễn Tất ThịnhTôi muốn chia sẻ với bạn đọc không chỉ là những nhà quản lý, những doanh nhân mà cả những người quan tâm đến các hoạt dộng xã hội. Chúng ta hình dung rõ hơn về một thế giới hội nhập năng động để chính mình đóng góp, hay tạo ra một sản phẩm nào đó tham gia tích cực và cộng hưởng với nó.
  • Không chấp nhận tách mình ra khỏi dân tộc

    15/09/2009Nguyễn Văn NghiKỷ niệm sinh nhật của Nguyễn An Ninh (15.9.1900) được đánh dấu bằng một “món quà” đặc biệt, đó là tập Nguyễn An Ninh – Tác phẩm do Trung tâm Nghiên cứu Quốc học xuất bản tại Nxb Văn học, tháng 6.2009 vừa qua.
  • Phát triển đất nước ta khỏi nghèo nàn lạc hậu

    20/05/2009Thu San Nguyễn Thế HùngNếu có một trường nghề dạy cho sinh viên hiểu về ba cụm từ "phát triển", "kĩ thuật" và "công nghệ" thì cơ hồ chỉ bằng những máy móc trung bình chúng ta có thể biến đổi tạo tác ra những sản phẩm có chất lượng rất cao, mà lại đạt qui mô rất lớn, số lượng rất nhiều nữa. Đó chính là phát triển nhanh và bền vững. Chứ nhất quyết không thể dùng phép đi tắt đón đầu để phát triển. Và chúng ta sẽ không những đuổi kịp mà còn sánh vai, rồi vượt lên hàng đầu nữa.
  • xem toàn bộ