Đã đến lúc cơ cấu lại doanh nghiệp?

01:10 CH @ Thứ Tư - 03 Tháng Năm, 2006

Theo sự tiến triển của doanh nghiệp, các phương thức quản trị doanh nghiệp cũng dần dần thay đổi ngày càng mang tính khoa học hơn. Nhưng vấn đề là phải vận dụng mỗi phương thức cho phù hợp hoàn cảnh.

Khi thành lập một doanh nghiệp, chủ nhân phải bố trí người, tiền của và xưởng của mình và điều khiển cho tất cả chạy ăn khớp với nhau theo một cách nào đó để chúng tạo ra sản phẩm hay dịch vụ.

Tiến triển

Cách làm ban đầu của chủ nhân là dựa trên tài năng bẩm sinh của mình mà điều khiển các thứ trên như mình thấy thuận tiện nhất; dựa vào những người mình tin tưởng là chính. Có người thì không cần phải có giấy tờ chi cả. Khi không thích thì làm lại, tiện lắm! Đó là cách quản trị kinh doanh theo sự thuận tiện.

Mọi doanh nghiệp đều bắt đầu với cách quản trị ấy và những ai không cần mở rộng, như một quán ăn ngon, một hiệu may đẹp thì họ sẽ giữ cách này mãi. Thế nhưng đối với những doanh nghiệp ăn nên làm ra, và muốn phát triển lớn thì phải cần nhiều người và sẽ không tìm ra đủ người tin tưởng, do đó chủ nhân phải thay đổi cách quản trị.

Từ thuận tiện, ông phải chuyển sang khoa học. Ông lập ra những thủ tục, hay quy trình cho việc quản trị kinh doanh; ghi vào các cẩm nang để cho mọi người áp dụng. Dựa vào các quy trình, ông cử người kiểm soát xem các đơn vị trong công ty có làm theo đúng không (kiểm soát nội bộ), rồi thuê người ngoài kiểm tra xem việc chi thu tiền bạc được ghi thế nào (kiểm toán viên độc lập) và theo dõi tiến độ công việc thực hiện qua số tiền chi và thu thực tế so với bản ngân sách hàng năm.

Với việc ghi các quy trình thành cẩm nang, việc quản trị trở nên như một cái khuôn, ông ta có thể bê nó đi từ xưởng này sang xưởng khác và cả hai cái đều được điều khiển y như nhau. Cách quản trị theo khoa học hình thành vào những năm 1920 và hoàn thiện sau năm 1950 ở các nước phát triển.

Khi lên đến mức này, ông chủ không nắm quyền quản trị nữa mà giao cho các quản trị viên làm thuê. Cách quản trị này đến khoảng 1980 được nâng cao lên một bậc với việc ISO hoá và ta tạm gọi là cách quản trị theo khoa học tiên tiến.

Vào đầu những năm 1990, khi cuộc chiến tranh lạnh chấm dứt, các công ty ở Mỹ bắt đầu bán bớt một phần công ty đi và cắt giảm đáng kể nhân công để công ty hoạt động hữu hiệu hơn, đem lại lời lãi nhiều hơn. Họ có thể thay đổi ban giám đốc, bán tài sản không sử dụng hết, thuê bên ngoài làm các công việc hành chính (out sourcing), sắp xếp lại bộ phận mua bán, tiếp thị và phân phối (re-engineering), thay đổi cơ cấu vốn và nợ, chuyển địa điểm sản xuất đến những nơi rẻ hơn...

Tất cả những việc này được thực hiện trên nền tảng của cách quản trị theo khoa học, hay khoa học tiên tiến.

Tình hình ở ta

Các công ty xuất hiện đầu tiên ở ta là quốc doanh. Ở đó không có cách quản trị theo khoa học mà chỉ có theo sự thuận tiện, xét theo nhiều yếu tố. Các công ty tư nhân xuất hiện sau năm 1990 thì đại đa số là do chủ nhân bỏ vốn và điều hành; tất nhiên họ cũng quản trị theo sự thuận tiện.

Khi sản xuất và giáo dục đại học của ta tiếp xúc với bên ngoài thì chúng ta tiếp cận với cách quản trị khoa học tiên tiến và họ đang thảo luận về tái cơ cấu. Thấy chúng cũng cần cho mình, ít ra về từ ngữ, chúng ta học ngay mà quên tình trạng quản trị kinh doanh của mình đang là theo sự thuận tiện! Quyển sách Tái lập công ty trở thành sách gối đầu giường của không ít doanh nhân, tái bản tới bảy lần!

Rồi ISO được đem vào! Chẳng hề biết rằng nó là một thể thức nhằm giữ chất lượng sản phẩm không thay đổi và nền tảng của nó là quản trị theo khoa học. Nó không dạy người ta cách phân tích để ấn định cơ cấu và cơ chế của doanh nghiệp, lập thành các quy trình, viết vào cẩm nang điều hành mà nó chỉ củng cố và bổ sung các quy trình đang có tại một doanh nghiệp. Nó cũng không áp dụng cho mọi quy trình mà chỉ cái nào chủ nhân chọn.

ISO giống như một cái khuôn gói bánh chưng, nó đòi hỏi cái bánh chưng phải đã được gói chặt tay, nay áp khuôn vào để bẻ góc cái bánh cho vuông vắn thì mười cái như một. Trong cách quản trị theo sự thuận tiện thì cái bánh chưng gói chưa chặt tay, như cái bánh của cô con gái gói lần đầu, nên có áp khuôn vào thì cũng chưa có cái bánh vuông vắn!

Phí phạm là ở đó. Nếu phải nâng tài gói bánh của cô con gái lên cho cô biết gói chặt tay rồi mua khuôn; thì doanh nghiệp cũng phải chuyển đổi cách quản trị từ thuận tiện sang khoa học thì ISO mới đáng tiền đáng của. Đây là một vấn đề về nhận thức.

Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập, phải toàn cầu hoá và các doanh nghiệp cảm thấy phải cơ cấu lại. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể tái cơ cấu theo cách làm của công ty ở nước ngoài vì trình độ quản trị kinh doanh khác nhau.

Chúng ta phải chuyển đổi cách quản trị đã rồi mới nói đến tái cơ cấu như họ. Ta phải biết rằng vươn tay ra ngoài, dù mình có lớn; nhưng dưới chân là một vũng lầy tích chứa những vấn đề do cách quản trị thuận tiện gây ra thì chẳng bao lâu sẽ thấy cố gắng của mình là phí phạm.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Kiến thức = Nguồn lực quan trọng nhất

    28/10/2016Sơn NguyễnNhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ XX Peter Drucker đã qua đời hôm 11/11 vừa qua. Ông đã để lại một di sản tinh thần khổng lồ không chỉ gồm các quyển sách, tiểu luận kinh điển kinh tế, chính trị, quản trị học mà còn cả một khái niệm đã thành thực tế: quản trị học là một điều thiết yếu trong xã hội công nghiệp...
  • Sự nhạy cảm trong hoạt động của CIO?

    14/04/2006Andrew Rowsell-Jones (Văn Thắng lược dịch)Thay đổi là con đường để phát triển nhưng cũng luôn hàm chứa những nguy cơ và thay đổi có thể là một mối đe dọa, nhưng cũng có thể là một cơ hội...
  • Sự thay đổi phương thức quản lý trong nền kinh tế tri thức

    25/03/2006Nguyễn Vĩnh - Đỗ Phương (tổng thuật từ bài viết của Don Tapscott, Chủ tịch Alliance for Converging Technologies, tác giả của nhiều cuốn sách viết về nền kinh tế kỹ thuật số)“Sáng kiến và sáng tạo không ngừng”là đặc điểm lớn nhất của nền kinh tế tri thức. Quản lý đương nhiên phải có bước thay đổi cơ bản.
  • Đi tìm một phong cách lãnh đạo phù hợp trong hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay

    23/03/2006Phạm Mạnh HàBối cảnh mới của sự phát triển đất nước, nền kinh tế thị trường đã đặt ra những yêu cầu mới đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh. Bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý...
  • Cơ cấu tổ chức

    14/03/2006Võ Đắc KhôiLựa chọn một mô hình thiết kế bộ máy tổ chức thích hợp cho doanh nghiệp là đòn bẩy thứ hai có thể giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề hợp tác...
  • Xây dựng con đường tới tương lai

    23/01/2006Nguyễn Thúy HằngTừ khái niệm ô tô đến công nghệ, những nhà tương lai học và chuyên gia về văn hoá quần chúng vẫn muốn reo rắc cho các nhà chiến lược kinh doanh bằng những suy luận của họ về thế giới của chúng ta sẽ như thế nào trong 10, 20, và 50 năm tới...
  • Phát triển bằng sự thay đổi

    09/12/2005Nguyễn Thúy HằngMột số người gọi sự thay đổi là “tiến bộ” và ca ngợi những nét đổi mới mà nó mang lại. Còn những người khác lại bác bỏ những thay đổi đó và mong muốn trở lại những ngày xưa cũ. Có cùng những sự thay đổi thì lại có những phản hồi khác nhau. Sự lựa chọn của chúng ta là: một là chúng ta có thể trở thành nhà lãnh đạo, hai là có thể thành những người nối gót. ...
  • Tổ chức tri thức

    02/12/2005Nguyễn Thúy HằngCông việc có thể là thú vui và là sự thoả mãn. Đó là lời khẳng định chắc nịch cho một thế hệ trưởng thành cùng với lời triết lý “đó là lý do tại sao họ gọi là công việc”. Khi chúng ta vượt qua ngưỡng để bước vào thế giới phồn hoa sắp tới, “công việc” sẽ đảm nhận một tiêu điểm mới vượt xa những hệ thống kinh doanh truyền thống. ...
  • Peter Drucker: Người tôn vinh nghề quản trị

    28/11/2005Phạm Vũ Lửa HạPeter Drucker được xem là nhà tư tưởng lớn về quản trị và kinh doanh của thế kỷ 20. Hiếm có vấn đề nào mà giới kinh doanh làm, suy nghĩ hay đương đầu mà ông chưa bàn đến. Ông đã sáng chế nhiều thuật ngữ và cổ xúy cho những khái niệm (ví dụ như "quản trị theo mục tiêu") nay đã đi vào ngôn ngữ hàng ngày của giới kinh doanh. Và nhiều ý tưởng sáng tạo của ông đã thành những phần không thể thiếu của nghề quản trị...
  • 7 căn bệnh lớn về quản trị doanh nghiệp Việt Nam

    22/11/2005Hoàng LộcNgày 13/11, Hội Marketing Việt Nam (VMA) đã tổ chức buổi thuyết trình và giao lưu với các doanh nghiệp phía Nam với chủ đề “Chẩn bệnh quản trị doanh nghiệp Việt Nam”...
  • Tăng Trưởng Doanh nghiệp: Lớn phải đi đôi với mạnh

    13/11/2005Khi lập chiến lược tăng trưởng (hay trong những kế hoạch kinh doanh), doanh nghiệp có thể nhắm đến những mục tiêu như tăng vốn, tăng doanh số, tăng số lượng khách hàng/thị trường, mở rộng mạng lưới công ty con và/hoặc chi nhánh, tăng số lượng nhân viên...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam (tiếp theo)

    12/11/2005Nguyễn Ngọc BíchTuyệt đại đa số các Công ty tư nhân (CTTN) ở ta ra đời năm 1990 đều áp dụng mô hình Quản lý xí nghiệp (QLXN) của XNQD...
  • Nhận dạng quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam

    08/11/2005Nguyễn Ngọc BíchNhiều giám đốc của ta hiện nay mong muốn có một cuộc cách mạng về quản lý trong doanh nghiệp để nâng cao tính hiệu quả và tăng khả năng cạnh tranh. Họ làm đủ việc, nào là thay đổi nhân sự, nào đi học tập ở nước ngoài, nào lấy chứng chỉ ISO… Song nhiều trường hợp đã mang lại kết quả đáng buồn. Tại sao vậy?
  • Vai trò của giám đốc thông tin trong kỷ nguyên mới

    25/10/2005Phạm Mai PhươngDù phải đối mặt với việc bị giảm bớt khả năng áp đặt các chính sách và kiểm tra kết quả do sự sắp xếp trên, giám đốc thông tin vẫn phải đưa ra được các sáng kiến kinh doanh chủ chốt thông qua việc sử dụng công nghệ đầy đủ và hiệu quả.
  • Sự bùng nổ nghệ thuật lãnh đạo quản lý kinh doanh hiện đại

    04/10/2005Nguyễn Thuỳ TrangTrong nửa cuối của thế kỷ 20, một loạt các công ty mới được ra đời trong các lĩnh vực khác nhau như công nghệ sinh học, máy tính, thời trang, bất động sản, đồ ăn đến dịch vụ phân phối. Các công ty lớn như Microsoft, American Online, Federal Express, Stabucks… đã trở thành các nhãn hiệu có tên tuổi và được ưa chuộng. ...
  • Văn hóa doanh nghiệp hình thành theo thời gian

    06/08/2005Ths. Nguyễn Huy Hoàng"Lâu nay chúng ta cứ nghĩ rằng ta viết ra một khẩu hiệu: chúng ta phải thế này, chúng ta phải thế kia, để treo lên phòng làm việc, treo ngoài cổng, hay treo trong công ty... như thế đã là văn hoá. Tôi nghĩ văn hoá doanh nghiệp không đơn giản như vậy. Đó mới chỉ là khẩu hiệu là ý muốn của ban lãnh đạo công ty hay của người chủ doanh nghiệp.
  • 3 điểm yếu của doanh nhân Việt Nam

    02/07/2005Chưa đoàn kết, làm việc thiếu chuyên nghiệp nhưng lại hưởng thụ sớm quá, phung phí, tự mãn sớm quá là ba điểm yếu của giới doanh nhân trong nước dưới góc nhìn của ông giám đốc công ty dầu thực vật Cái Lân (Lâm Đồng). Ông có lối nói chuyện chân thành, thẳng thắn nhưng hết sức cẩn trọng. Suy nghĩ thật lâu và chọn lọc từng lời nói trước khi trả lời.
  • “Tư duy lãnh đạo trường tồn và phát triển...”

    02/07/2005Tuấn AnhLần đầu tiên tại VN, ông Brian Bacon - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Học viện lãnh đạo Oxford (Anh Quốc), một diễn giả hàng đầu thế giới về kỹ năng lãnh đạo đã có buổi nói chuyện trước 200 doanh nhân, các nhà nghiên cứu khoa học quản lý với chủ đề "Tư duy lãnh đạo để trường tồn và phát triển trong một thế giới đầy biến động". DĐDN đã có cuộc PV ông xung quanh nội dung này...
  • 10 điều cần làm để phát triển doanh nghiệp

    21/02/2005Những chiêu tiếp thị của bạn có tạo nên sự tin tưởng cần thiết để khách hàng tiềm năng mua hàng của bạn không? Nếu đang gặp khó khăn, bạn hãy sử dụng những chiêu thức sau để biến tiềm năng thành hiện thực...
  • Kinh doanh chỉ có một mục đích: phát triển và giữ được khách hàng

    28/01/2004Không có một công thức cụ thể nào cho thành công cả nhưng có một số cách thức mà bạn có thể thực hiện giúp cho việc kinh doanh tiến triển và phát đạt. Theo Micheal Reagan, một trong những cách thức đó là vận dụng logic và khoa học dự án và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Ông luôn vững tin mình có đủ chuyên môn và các kỹ năng cần thiết để quản lý và điều hành công việc kinh doanh mà mình đã chọn. ..
  • xem toàn bộ