Kiến thức = Nguồn lực quan trọng nhất

01:42 CH @ Thứ Sáu - 28 Tháng Mười, 2016

Peter Drucker sinh năm 1919 trong một gia đình trung lưu ở Áo. Ông lấy bằng tiến sĩ luật dân sự và quốc tế tại Đại họcFrankfurt năm 1931. Sau đó, ông trải qua nhiều lĩnh vực như ngân hàng, tư vấn và báo chí. Năm 1937 ông sang Mỹ, sau đó trở lại với công tác giảng dạy chính trị, triết học, kinh tế, quản trị học, bắt đầu là ở Đại học New York, sau đó ở Đại họcClaremont.

Nhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ XX Peter Drucker đã qua đời hôm 11/11 vừa qua. Ông đã để lại một di sản tinh thần khổng lồ chỉ gồm 40 quyển sách kinh điển kinh tế, chính trị, quản trị học (trong đó có đến 30 quyển được dịch sang hơn 20 ngôn ngữ khác nhau và quyển cuối cùng sẽ được xuất bản tháng 01/2006), cùng hàng ngàn bài viết trên các tờ báo kinh tế hàng đầu như tờ Wall Street Journal cùng các tiểu luận nghiên cứu mà còn cả một khái niệm đã thành thực tế: quản trị học là một điều thiết yếu trong xã hội công nghiệp. Nếu như tác phẩm thứ nhì của ông, Tương lai của con người công nghiệp (1942) là bước khởi đầu đột phá, thì tác phẩm thứ ba, Quan niệm về doanh nghiệp (1945) được xem là chủ đạo chi phối tất cả các công trình nghiên cứu khác của ông.

Trước hết, ông xác tín rằng nên xem người lao động như là một tài nguyên thay vì đơn giản là chi phí. Ông chỉ trích mạnh mẽ hệ thống sản xuất theo kiểu dây chuyền (Taylorsim) vốn đã thống lĩnh sản xuất công nghiệp trong nửa đầu thế kỷ XX với những dây chuyền sản xuất xe hơi đầu tiên sản xuất từ Mỹ. Theo ông, hình thức lao động này không khuyến khích sự sáng tạo của người lao động. Ông cũng phản đối mạnh mẽ cái nhìn hạn hẹp cho rằng doanh nghiệp đơn giản chỉ là một cách để tạo lợi nhuận ngắn hạn.

Từ đó, ông dẫn đến luận điểm thứ nhì: vai trò của người lao động trí thức. Theo ông, thế giới đang chuyển dịch từ “nền kinh tế hàng hóa” sang một “nền kinh tế tri thức”. Nếu như trong thời Trung cổ các hiệp sĩ nổi bật trong các xã hội, trong thời đại tư bản các (tiểu) tư sản là cốt lõi, thì những người trí thức sẽ đại diện xã hội thời hậu tư bản. Mô tả của ông về sự chuyển đổi của thế giới từ một xã hội lao động công nghiệp sang một xã hội lao động tri thức có thể tóm tắt như sau: Nếu như đầu thế kỷ XX, lực lượng lao động chân tay chiếm đến 90% lực lượng lao động tại Mỹ thì đến cuối thế kỷ lực lượng này chỉ còn lại 20%. Ngược lại, nếu như cách đây 100 năm, lao động tri thức hầu như không hề tồn tại, thì nay đã chiếm phần lớn nhất của lực lượng lao động tại Mỹ với 40%. Ông định nghĩa xã hội tri thức là “xã hội của chuyển động” từ chỗ ở đến công việc làm cùng các mối quan hệ. Từ đó, các nhà quản trị cần chấm dứt xem người lao động như những bánh răng của cỗ máy khổng lồ. Cũng vì thế mà các nhà chính trị nên nhận ra rằng kiến thức (từ giáo dục mà ra) chính là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ xã hội tiến bộ nào, có lẽ năng suất lao động tri thức sẽ quyết định sự thành công của một cá nhân, sự thành công và khả năng cạnh tranh của một tổ chức, sự thịnh vượng của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong nền kinh tế thế giới. Vì thế quản lý khôn ngoan chính là nhanh chóng nhân đôi, thậm chí nhân ba năng suất của người lao động tri thức. Từ đó, các nhà quản trị phải biết rằng lãnh đạo không chỉ đơn giản là thể hiện quyền lực và đưa ra quyết định.

Thế nhưng, ông chủ trương không nhất thiết phải trả lương những người này cao hơn nhiều so với các lao động lành nghề truyền thống, nhằm bảo đảm tính quân bình của xã hội. Là một người nhìn xa trông rộng, ông cảnh báo rằng đến giai đoạn suy thoái kinh tế “sẽ có một làn sóng chỉ trích và khinh miệt đối với nhà quản lý tự chi trả cho mình hàng triệu USD” (vốn rất thịnh hành từ những năm 1990 và còn tồn tại cho đến ngày nay).

Peter Drucker còn đẩy quản trị học ra ngoài phạm vi kinh tế đơn thuần. Ông xác tín rằng quản trị là “bộ phận tất yếu của tất cả các tổ chức hiện đại” chứ không riêng gì các doanh nghiệp. 1/3 số sinh viên theo học tại Viện đào tạo quản trị mạng tên ông ở Đại học Claremont (Mỹ) đến từ những lĩnh vực không liên quan đến kinh doanh. Trong số các khách hàng tìm đến ông để tư vấn có cả Hội chữ thập đỏ của Mỹ và Hội Nữ hướng đạo sinh. Lời khuyên của ông cho họ là: cho dù là có tổ chức thiện nguyện gì đi nữa, cũng hãy tư duy giống như các doanh nghiệp, do lẽ các mạnh thường quân sẽ ngày càng đánh giá họ trên kết qủa công việc chứ không chỉ dựa trên ý định tốt đẹp. Ngược lại, các tổ chức tình nguyện cũng có những bài học đáng giá để dạy lại cho các doanh nghiệp: đó là sự hăng hái trong công việc và tài biến các “thân chủ” đang đóng góp tiền của thành “những nhà tiếp thị” quảng cáo cho chính các tổ chức này.

Phạm vi ảnh hưởng của ông Drucker thật rộng lớn và đáng ngạc nhiên. Khi được hỏi sách gối đầu giường về quản lý doanh nghiệp, tỉ phú tin học Bill Gates trả lời: “À, dĩ nhiên là Drucker rồi”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thất bại là mẹ - vậy ai là cha?

    20/07/2014Tạ TúcThất bại là mẹ thành công - vậy ai là cha? Câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn này được nêu ra dựa trên quan điểm âm dương: một người đàn bà sẽ không thể làm mẹ nếu thiếu người phối ngẫu...
  • Kinh Tế thị trường và Xã hội Công dân như một Hệ thống: Trường hợp Việt Nam

    22/11/2005Vũ Quang Việt, Ph.d. kinh tế, New York UniversityBài viết này thử nhìn kinh tế thị trường và xã hội công dân như một hệ thống và điểm lại tình hình Việt Nam qua một số kết quả nghiên cứu của tác giả về kinh tế Việt Nam đã xuất bản hoặc mới chỉ phổ biến hạn hẹp trong vòng bạn bè...
  • Kinh tế học và chính sách kinh tế

    11/11/2005Lê Văn CườngTrong bất kỳ một quốc gia nào, mọi công dân, từ những nhà lãnh đạo đến người dân bình thường, đều mong muốn kinh tế học phục vụ tốt để phát triển kinh tế cho nước mình. Đó là một đòi hỏi chính đáng. Là một người lãnh đạo, theo tôi cần phải nhận thức được những hạn chế sau đây của kinh tế học...e
  • Khoa học quản lý - khoa học của hành động

    06/11/2005Trần Bạch ĐằngLà 1 môn khoa học nên vận động là quy luật, quản lý chỉ có ý nghĩa sống khi gắn chặt với mọi mặt xã hội và trong những trường hợp nhất định, khoa học quản lý thêm, bớt bản thân chủ trương, đôi khi giúp cả lối thoát cho chủ trương, vào những tình thế nhất định. Dĩ nhiên, cũng không loại trừ mặt ngược - quản lý sai dẫn đến hậu quả xấu, đôi khi, cực xấu...
  • Kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ mới

    05/11/2005GS Kinh tế David DapiceNghĩ tới Việt Nam thời kỳ hậu WTO với hàng loạt kịch bản và gợi ý, Giáo sư Kinh tế David Dapice đã chốt lại rằng:"Việt Nam cần thúc đẩy mức tăng trưởng cao hơn nữa và tiếp tục đổi mới thể chế”...
  • Tổng quan về lý thuyết quản lý

    17/10/2005Phạm Quang LêCác lý thuyết quản lý lần lượt được quy nạp thành các trường phái quản lý với đặc trưng khác nhau. Mỗi trường phái về lý luận quản lý đều có cống hiến nhất định, cung cấp cho các nhà quản lý những kiến giải và phương pháp hữu hiệu (với tư cách là công cụ, phương tiện thay vì là nội dung quản lý)...
  • Mua lấy sự khôn ngoan của người đời

    05/09/2005Nguyễn Sĩ DũngDịch vụ tư vấn phát triển là do nhu cầu của con người về ý kiến thức và về sự hiểu biết ngày một tăng lên. Thực ra, nhà sản xuất bán hàng hóa, thì nhà nghiên cứu bán sự hiểu biết là chuyện bình thường trong nền kinh tế thị trường...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Kinh nghiệm hay kiến thức?

    28/07/2005TS Phan Đăng TuấtTôi có người quen, có thể nói là thân, sau một chuyến làm ăn ở nước ngoài về, có lưng vốn kha khá. Khi thấy cơ chế kinh doanh trong nước có chiều hướng cởi mở, bèn nảy ý định mở một nhà hàng ăn đặc sản. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu khá tường tận thị trường, một phương án kinh doanh đã được hình thành.
  • xem toàn bộ