Sự thay đổi phương thức quản lý trong nền kinh tế tri thức

08:22 CH @ Thứ Bảy - 25 Tháng Ba, 2006

“Sáng kiến và sáng tạo không ngừng”là đặc điểm lớn nhất của nền kinh tế tri thức. Quản lý đương nhiên phải có bước thay đổi cơ bản.

Tầm quan trọng của vốn nhận thức

"Con người là tài sản quan trọng nhất của chúng ta". Hành vi của các nhà lãnh đạo và quản lý nhân lực thời nay ở các tập đoàn kinh doanh thành đạt đã cho người ta một kết luận như vậy. Con người được đối xứ giống như một phí tổn biến đổi (variable cost), bởi nó là thứ tài sản luôn luôn sinh lợi. Trong những năm sắp tới, người ta sẽ đánh giá tài sản chính của một Công ty không phải bằng quy mô của những nhà máy (máy móc, nhà xưởng, đất đai.. ), cũng như ngay cả nguồn vốn truyền thống là tài sản về tài chính. Trong một nền kinh tế dựa vào trí óc hơn là chân tay, có xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ sang công việc cần đến tri thức. Sáng kiến thúc đẩy mọi hoạt động và các Công ty sẽ phải thường xuyên tìm đến phương thức mới để tạo giá trị. Các phương thức thương mại cũ như bán buôn, bán lẻ, môi giới kiểu cũ đang giảm dần vi trí trung gian mà thay vào đó là những "trung gian mới" chuyên cung cấp giá trị qua mạng. Trong nền kinh tếkiểu mới này, tài sản duy nhất được tính đến là tài sản trí tuệ, là tri thức chứa đựng trong bộ não của những công nhân tri thức (knowledge worker) và trong các dữ liệu và "tài liệu số" đã được hệ thống hóa.

Trong trận chiến hình thành giữa các Công ty như kiểu Netscape Communications, Lotus, Microsoft, Oracle, Yahoo và một loạt các Công ty nổi tiếng về phần mềm khác, hầu như không còn thứ "lao động" theo ý nghĩa truyền thống. Tri thức và sức sáng tạo của những nhà chiến lược, những chuyên gia phụ trách phát triển và nghiên cứu thị trường chiếm giữ tất cả các vị trí mấu. Điều quan trọng bậc nhất là khả năng của một Công ty thu hút và phát huy năng lực tối đa của những công nhân viên trí thức, cung cấp môi trường cho những sáng kiến và sáng tạo.

Một tổ chức sẽ chiến thắng nếu hiểu được điều này nhanh hơn đối thủ của nó. Bởi lúc này, mọi Công ty đều có thể có công nghệ tương đương nhau, mọi sản phẩm đều có thể "bắt chước nhau” làm nhái. Trong cuộc đua tài mới, công việc đào tạo căn bản và lâu dài trở thành lợi thế cạnh tranh đặc biệt của các Công ty có tầm nhìn xa trông rộng.

Một"thế hệ mạng” nảy sinh, phát triển

Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, giới trẻ trong nhiều nước phát triển đã trở thành nguồn sáng tạo chính trong xã hội. Số lượng N-gen là thuật ngữ để chỉ thế hệ những người ở thời điểm năm 1999 trong độ tuổi 2 đến 22. Đặc điểm của thế hệ này là họ sẽ trở nên lớp người đầu tiên bước vào thời đại “kỹ thuật số” (digital) - cùng với trình độ về kỹ thuật số đang tạo ra một sức mạnh tràn qua mọi Công ty và mọi thực thể kinh tế. Không giống lớp người trước, họ đang tạo ra "bước nhảy thế hệ" vượt qua ông cha họ trong kỷ nguyên thông tin này. Thế hệ đó là những người ham hiểu biết, tự tin, nhanh nhẹn, tập trung, dễ thích nghi, có lòng tự trọng cao và mang xu hướng toàn cầu. N-gen có những quan niệm khác về công việc. Họ ham muốn hợp tác, chia sẻ thông tin và kiến thức, thích tìm ra những khái niệm mới mà đôi khi các ông chủ cho là lạ kỳ, và còn có khi "phê" là không tưởng! Chính vì vậy, điều quan trọng hơn cả đối với người lãnh đạo là hiểu được thế hệ mới này, hiểu tâm lý và giá trị văn hoá theo các quan niệm mới của họ, cũng như biết cái cách mà họ muốn "đổi mới thế giới này" để có định hướng đúng cho lớp người trẻ.

Vốn, nhân lực liên quan đến doanh nghiệp

Trong nền kinh tế mới, một mô hình đáng lưu ý là cộng đồng kinh doanh điện tử (E-business community- ECB). ECB có ảnh hưởng lớn tới cách nghĩ, cách quan niệm về vốn nhân lực. ECB là hệ thống nhữn nhà cung cấp, phân phối, cung cấp mạivà khách hàng, những người tiến hành liên lạc và giao dịch kinh doanh qua Intemet và các phương tiện điện tử khác. Họ có thể sáng tạo và tiếp thị các giá trị mới cho khách hàng theo cách giảm thời gian, phân táan rủi ro và giảm chi phí.

Nguồn nhân lực giờ đây trở thành nguồn nhân lực liên doanh nghiệp vượt ra ngoài cơ cấu quản lý truyền thông. Các Công ty không cần thuê công nhân viên cụ thể mà chuyển sang các loại nhân lực "đột xuất". Việc sử dụng lao động"không thường xuyên" đã tăng tới bốn lần (400%) kể từ 1982 tới nay. Và quan trọng nhất là đóng góp của từng người, được khích lệ bằng thù lao tương xứng bất kể họ ở quy chế lao động nào.

Sẽ xuất hiện những loại hợp đồng mới. Dù là người làm ngoài giờ, lưu động hoặc di động, đột xuất hay vụ việc, các mối quan hệ chủ- thợ vẫn có thể được củng cố dựa trên sự ủng hộ, tin tưởng lẫn nhau. Đây có thể coi là nét mới nổi bật trong phương cách sử dụng sức lao động trong nền kinh tế tri thức.

Quan hệ giữa vốn trí tuệ và lợi ích cá nhân

Ởnền kinh tế mới, vốn tri thức dễ di chuyển hơn vốn truyền thống. Các CNVC tri thức, đặc biệt là N-gen, dễ dàng tìm nơi ưu đãi hơn.Cũng không có luật doanh nghiệp riêng mà trong một thế giới “kết nối mạng” sẽ tạo cho họ những Website, những lợi thế chuyển đổi công việc không khó nếu họ có đủ năng lực. Các Công ty phải tạo sự tin cậy, tăng độ thích thú với công việc, có cách trả lương mới. Như vậy cũng góp vào quá trình dân chủ hoá hơn trong các mối quan hệ ở Công ty và doanh nghiệp.

Đánh giá hiện tượng này, một thành viên Ban biên tập Tạp chí Fortunerất nổi tiếng thế giới cho rằng, những người lao động trong tương lai phải được đối xử như những "nhà đầu tư vào vốn trí tuệ", vì những tư duy mới mẻ của họ giúp Công ty giữ được tài sản quý giá, duy trì sức sáng tạo, sự thịnh vượng và đóng góp thúcđẩy công bằng xã hội.

Phát triển vốn con người trong thế kỷ XX

Vốn nhân lực không chỉ được gìn giữ mà còn phải phát triển. Diều này có nghĩa là tạo ra một môi trường hợp tác hiệu quả, yêu cầu trình độ cao và đòi hỏi chất lượng khắt khe. Mỗi Công ty phải liên tục củng cố nền tảng tri thức của mình. Những Công ty khôn khéo còn đảm nhận thêm trách nhiệm đào tạo và nâng cấp tay nghề cho cả Công ty đối tác trong các ECB.

Trong nền kinh tế tri thức xuất hiện sự thay đổithế hệ của lực lượng lao động, nảy sinh khái niệm “về hưu sớm”. Năm 19147, Công ty Procter & Gamble đưa ra một chương trình, theo đó những lao động trẻ, phần đông là nữ giới, nhận trách nhiệm "phụ đạo" về kỹ năng kỹ thuật cho người lao động đúng tuổi. Chương trình này nhanh chóng nhân rộng sang nhiều Công ty khác. Tháng 3/1999 đã giành được một giải thưởng uy tín của Mỹ.

Khái niệm về cách làm việc mới khi N-gen trở thành lực lượng lao động phổ biến được gọi là “knowledge deployment” (triển khai tri thức). Thuật ngữ này mang ý nghĩa là tạo ra, phát triển và chia sẻ tài sản tri thức. Để thành công trong nền kinh tế mới, các Công ty phải quản lý tri thức chứ không chỉ quản lý dữ liệu và thông tin. Việc triển khai tri thức là hoàn toàn khả thi vì giờ đây các công nhân tri thức có thể kết nôi với nhau qua mạng. Khi chiếc máy tính không được nối mạng, nó chỉ có thể trao đổi thông tin qua băng, CD, đĩa hình. Nhưng khi chúng được nối mạng, giá trị của chúng nâng lên rất nhiều. Tương tự như vậy, con người và những bí quyết trong lao động trí óc của họ khi chưa được nối mạng thì phải tổ chức hội thảo, báo cáo memo, bàn bạc qua điện thoại, qua các chuyến đi công tác... "Kết nối" con người tăng lên rất nhiều lần nhờ kết nối được tri thức. Vì vậy một số Công ty đã có chức danh mới : trưởng phòng thông tin chuyển thành trưởng phòng tri thức. Một nghiên cứu gần đây về giới lãnh đạo doanh nghiệp, cho thấy 96% trong số họ cho rằng "quản lý tri thức đóng vai trò quan trọng hơn "thiết lập" hoặc "đổi mới lại" doanh nghiệp - dù điều này đã từng là mô hình quản lý thành công của những năm 90.

Khi được hỏi về "chia sẻ tri thức", một cậu bé 15 tuổi người Mỹ tên là Austin Locke trả lời : "Đây là một cái gì đó thúc đẩy văn hóa. Nếu bạn biết nhiêu kiến thức hơn, bản có thể nhân rộng kiến thức này, nó giống như tác động cấp số nhân. Bản thân chúng tôi đã nhìn thay sự hợp tác hiệu quả qua mạng giữa nhiều trường khác nhau trong một sồ được coi là dự án”.

Có thể mạng "kết nối" sẽ giúp một "tổ chức" có được "ý thức” tương tự như hệ thống thần kinh trong não người tạo ra ý thức con người. Tổ chức - cũng như con người, nếu không có ý thức thì không thể "học tập" làm giàu thêm kiến thức cho mình và phát triển lên được. Chính vì vậy rất có thề ý thức của tổ chức là điều kiện tiên quyết cho việc thu lượm tri thức. Thời đại kỹ thuật số không chỉ là thời đại của máy móc thông minh mà là thời đại của con người,thông qua mạng họ có thể kết nốitrí thông minh, tri thức, sức sáng tạo lại với nhau, kiến tạo và nhân lên khối lượng của cái nhằm phát triển xã hội. N-gen sẽ là thế hệ đầu tiên kết nối tri thức để giải quyết các vấn đề của sáng tạo, mở rộng ý thức từ cá nhân sang tổ chức. Đây chính là "bài học đầu tiên" và ‘quan trọng nhất" của các nhà quản lý trên con đường tiến vào nền kinh tế tri thức.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • Kiến thức = Nguồn lực quan trọng nhất

    28/10/2016Sơn NguyễnNhà quản trị học quan trọng nhất thế kỷ XX Peter Drucker đã qua đời hôm 11/11 vừa qua. Ông đã để lại một di sản tinh thần khổng lồ không chỉ gồm các quyển sách, tiểu luận kinh điển kinh tế, chính trị, quản trị học mà còn cả một khái niệm đã thành thực tế: quản trị học là một điều thiết yếu trong xã hội công nghiệp...
  • Nhận diện nền kinh tế tri thức

    10/01/2014Gần đây, kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém...
  • Cách mạng khoa học – công nghệ và nền kinh tế tri thức

    15/03/2006TS. Lê Thị Kim ChiMọi nền kinh tế đều có các lĩnh vực sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Các lĩnh vực đó hợp thành một hệ thống thống nhất, có sự tác động qua lại, trong đó lĩnh vực sản xuất đóng vai trò quan trọng nhất. Do đó, đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế, trước hết phải căn cứ vào trình độ phát triển của lĩnh vực sản xuất, trong đó yếu tố có tính cách mạng nhất là công cụ sản xuất...
  • Cái nết, cái đẹp trong nền kinh tế tri thức

    31/01/2006GS. Tương laiTừ Tây sang Đông, tư duy của loài người đâu có đối lập giữa đẹp và nết, sự hài hòa giữa cái đẹp thể hình với cái đẹp tinh thần, giữa “sắc đẹp” quan sát được bằng mắt với phẩm chất, nhân cách của con người được cảm thụ không chỉ bằng mắt, đều là thuộc tính của con người.
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Có chăng nền kinh tế tri thức?

    19/12/2005Đoàn Tiểu LongKinh tế tri thức chỉ là một phần của xã hội tri thức, trong đó mọi người đều có khả năng tiếp cận và sử dụng các tri thức chung của toàn nhân loại để phục vụ cho công việc và cuộc sống của mình...
  • Peter Drucker: Người tôn vinh nghề quản trị

    28/11/2005Phạm Vũ Lửa HạPeter Drucker được xem là nhà tư tưởng lớn về quản trị và kinh doanh của thế kỷ 20. Hiếm có vấn đề nào mà giới kinh doanh làm, suy nghĩ hay đương đầu mà ông chưa bàn đến. Ông đã sáng chế nhiều thuật ngữ và cổ xúy cho những khái niệm (ví dụ như "quản trị theo mục tiêu") nay đã đi vào ngôn ngữ hàng ngày của giới kinh doanh. Và nhiều ý tưởng sáng tạo của ông đã thành những phần không thể thiếu của nghề quản trị...
  • Kinh tế tri thức cần Ý tưởng sáng tạo

    06/10/2005Hiện nay, nhiều nhà chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật nước ta đang sôi nổi luận bàn về kinh tế tri thức và hiện cũng có một xu hướng xem kinh tế tri thức là một mục tiêu vươn tới, là chiếc đũa thần đưa con thuyền kinh tế ốm yếu Việt Nam vượt lên. Trong khái niệm "vươn tới" người ta dễ dàng hình dung đến một tiến trình học tập, chiếm lĩnh kho tri thức quý báu của nhân loại tiên tiến làm vốn tri thức cho mình, cho nền kinh tế tri thức của mình. Thật đơn giản. Nhưng nếu sự việc đơn giản như vậy, trong bối cảnh cả thế giới cũng chen tay nhau rướn lên, xây dựng nền kinh tế tri thức cho quốc gia mình, thì vị trí Việt Nam có gì khác so với cuộc chạy đua khoa học, công nghệ hiện đại?
  • Đọc sách "Kinh doanh theo tốc độ của tư duy"

    21/04/2004Cuốn sách "Business @ the Speed of Thought" của Bill Gates giúp những người lãnh đạo hiểu rõ hơn hiệu quả và cách thức tận dụng, những sự thay đổi lớn lao đang diễn ra trong lĩnh vực công nghệ thông tin. ...
  • Đến 2020: 50% GDP sẽ do kinh tế tri thức tạo ra

    12/02/2004Phương ThanhĐại hội 9 của Đảng xác định đến năm 2020 phấn đấu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, 50% GDP do tri thức tạo ra. Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang chủ trì Đề án ''Xây dựng khung kinh tế tri thức ở Việt Nam''. Đường tới nền kinh tế tri thức còn dài và nhiều chông gai nhưng là con đường Việt Nam không thể không tiến vào...
  • xem toàn bộ