Cô gái nhảy và người ăn xin
Trong căn phòng nhỏ đẹp đẽ ở ngoại ô có một cô gái xinh đẹp.
Một hôm, có một người ăn xin đi qua. Ông ta ăn mặc rách rưới cùng mái tóc bạc trắng, trông rất đáng thương.
Cô gái động lòng trắc ẩn, cho ông 10 đồng. Cô hỏi người ăn xin :" Mỗi ngày trừ lúc đi ăn xin thì ông làm gì?"
Người ăn xin nói: "Trang điểm".
"Trang điểm?" Cô gái kinh ngạc :"Đi ăn xin mà cũng cần trang điểm sao?".
"Đúng vậy, tôi trang điểm, đánh phấn để già yếu hơn một chút, cùng khổ hơn một chút, như thế khiến người khác càng động lòng, thì tôi càng có thể xin được nhiều tiền hơn. Còn cô, ngoài lúc đi làm thì cô làm gì?"
Cô gái nói: "Trang điểm".
Người ăn xin cũng gật đầu, nhưng không tỏ ra lạ lắm, vì ông hiểu, rất nhiều các công ty hiện nay đều bắt nhân viên của mình phải trang điểm, ông hỏi :"Cô làm ở đâu?".
"Làm ở sàn nhảy. Tôi trang điểm để trẻ hơn một chút, cao sang hơn một chút, các khách sang trọng mới thích tôi, mới thưởng cho tôi nhiều tiền".
Nghe cô gái nói vậy, người ăn xin lập tức móc 10 đồng ra trả lại.
Cô gái kinh ngạc hỏi :"Sao thế, ông không cần sao?".
Người ăn xin nói :"Đúng vậy, không cần, vì đội ngũ của chúng tôi có nguyên tắc : Không được xin tiền của người cùng nghề".
Lời bình
Cái hay của câu chuyện dựa trên 2 nút thắt.
- Nút thắt đầu tiên khi cô gái nhảy và người ăn xin cùng nói mình làm nghề có bản chất là "Trang điểm". Vậy là, những biểu hiện hình thức đa dạng, nhiều khác biệt như cô gái nhảy ở vũ trường sàn nhảy nhộn nhịp đông người và người ăn xin nơi ngõ xóm khuất nẻo lại là có cùng một tính chất công việc, một bản chất gần như nhau. Hình thức hào nhoáng, đầu tư nhiều tiền của... có khi cũng chỉ là tiểu xảo để người ta che đậy, dấu diếm cái bản chất việc đang và sẽ làm, hay có thể là ru ngủ cho chính bản thân.
- Nút thắt thứ hai là khi người ăn xin trả lại tiền cô gái nhảy với lý do "nguyên tắc nghề nghiệp", ví như không kiếm ăn, làm tiền dựa trên đồng nghiệp. Mỗi nghề đều có cách kiếm sống của mình thông qua hiểu rõ nhu cầu, tâm lý của đối tác để sau đó phục vụ đối tác. Quan trọng hơn, mỗi người cần tự giác theo đuổi nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực của nghề nghiệp... kiểu như không tự gây hư hao, thiệt hại cho tài sản mà mình có trách nhiệm phải gìn giữ, bảo quản. Đó là cách tốt nhất thỏa mãn nhu cầu riêng cá nhân lại phù hợp với yêu cầu chung cho cộng đồng.
Điều đáng sợ nhất chính là người ta được tôn vinh làm những nghề cao quý, giữ những trọng trách lớn lao cho xã hội nhưng lại coi thường đạo đức, chuẩn mực chuyên môn công việc, đi ngược lại nó, dùng nhiều thủ đoạn, các hình thức với chủ đích để che dấu sự thật này.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn TrọngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất Thịnh"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn