Chuyện đàn bà

08:58 SA @ Thứ Năm - 08 Tháng Tám, 2013

Xét theo lý tính, một người đàn bà đẹp hay xấu chẳng có ý nghĩa gì. Song thực tế, mỗi khi trông thấy một người đàn bà cụ thể, sống động, xinh đẹp, thì người đàn ông nào, kể cả người lý tính nhất cũng cảm thấy rung động. Trong từ điển thành ngữ, đàn bà được ví là hoa, là trăng. Giả Bảo Ngọc đã thốt lên: “Đàn bà làm bằng nước lã”(l). Có lẽ chúng ta phê phán nhận xét ấy là của những kẻ phong tình. Song, Thẩm Tòng Văn cho rằng, đàn bà là con đẻ của sự hợp tác giữa thiên thần và ma quỷ. Thậm chí, khi nhắc đến truyện “Cái gai” của giới Phật, ngài Hồ Thích khuyên mỗi khi gặp đàn bà liền nghĩ ngay đến hình ảnh già nua của họ, nghĩ ngay đến cái đầu lâu sau khi họ chết. Điều đó chứng tỏ đàn bà xinh đẹp vẫn có sự cám dỗ, mê hoặc rất mạnh đối với họ, đành phải trốn chạy, chứ chẳng làm sao được. Kẻ thật sự không có chút nào chú trọng đến hình thức xấu đẹp của đàn bà là những ông mãnh loại nghèo túng ở vùng quê heo hút lấy vợ về để có cái mà đặt lên giường là được rồi.

Đối với đàn bà xinh đẹp, họ sẵn có ý thức không thuộc về mình, chẳng khác nào nhân viên trong cơ quan hàng ngày chỉ trông mong cái ghế trưởng phòng trưởng ban, chứ chẳng bao giờ dám có ý nghĩ làm chủ tịch nước, dù có đến Trung Nam Hải cũng chẳng thèm muốn đến nỗi quên ăn mất ngủ. Những ông mãnh đói khát này lại còn bảo “tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh”, xấu đẹp cũng thế cả. Sau khi cưới cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, họ chẳng thắp đèn buồng ngủ bao giờ. Xem thế đủ biết đàn ông anh nào cũng thích gái đẹp, có điều nghèo hèn quá chẳng dám theo đuổi mà thôi. Nghèo không chọn vợ mà !


Có thể nói, xã hội phát triển cho đến bây giờ, khẩu hiệu giải phóng phụ nữ hò hét đã mấy thế kỷ, nhưng thế giới vẫn là do đàn ông cầm chịch. Bất cứ người đàn ông nào, dù nói ra hay không nói ra, vẫn tỏ thái độ đối với người đàn bà mới quen trước hết bằng cảm giác bên ngoài. Trong tình yêu, vừa gặp đã xiêu lòng, được ca ngợi hết lời. Vừa gặp đã xiêu lòng đương nhiên là bởi hình thức bên ngoài. Người đàn ông nào cũng muốn lấy vợ đẹp. dĩ nhiên tiêu chuẩn xinh đẹp mỗi người một khác. Anh nào cũng chọn đẹp, rút cuộc chẳng còn thừa ai, giống như những trái đào chọn đến cùng, mua đến sạch, nồi nào úp vung nấy. Còn đàn bà thì cũng quen lấy cái đẹp của mình làm vui vẻ đàn ông. Trang điểm vì người tri kỷ, nghe thì có vẻ cao thượng, thật ra thì cay đắng. Một người đàn bà ân cần không làm cho đàn ông chú ý, không được đàn ông vây quanh. Người đàn bà ấy hoặc là tự sát, hoặc là không bao giờ ra khỏi nhà, hoặc là để chống lại số phận, chịu khó rèn luyện một tay nghề mà sống. Người con gái nào chẳng muốn có nhiều chàng trai trên đường phố ngoái cổ lại nhìn mình, dù có bắt gặp ánh mắt thèm thuồng rất khó chịu phải chửi một câu “Mất dạy!”, thì trong tiếng chửi đó cũng có ít nhiều chứa đựng sự đắc ý. Các cửa hiệu ngày nay gần như mở ra vì phái đẹp, bày bán đủ thứ quần áo, mỹ phẩm, các trang bìa tạp chí có tới tám mươi phần trăm đăng ảnh con gái, làm như thế giới này là của đàn bà. Thật ra đó chính là sự phản ảnh của thế giới đàn ông. Trong suy nghĩ của giới mày râu, đàn bà sinh ra là để hiến dâng sắc đẹp. Quan điểm này đàn bà thường không nói ra, song họ vẫn làm thế. Quan điểm này phát triển tới đỉnh cao, thì việc hưởng thụ sắc đẹp của đàn ông đối với đàn bà bị dị hóa, cụ thể tới từng cặp vợ chồng, là đàn ông tận tụy phục vụ đàn bà. Thế là những tên đàn ông đần độn lầm tưởng là nay đã âm thịnh dương suy. Những năm ba mươi, một quân nhân rất có tiếng tăm tên là Phùng Ngọc Tường khi cưới vợ, anh hỏi người yêu: “Vì sao em lấy anh”. Cô vợ trả lời: “Thượng Đế cử em xuống quản lý anh”. Nhiều người khen câu nói đó. Song ngẫm kỹ, đằng sau câu nói ấy lại ẩn chứa một điều gì. Nói thẳng ra, nói rõ hơn ý nghĩa là đàn bà sinh ra là để chinh phục đàn ông, mà chinh phục bằng sắc đẹp. Đẹp là mức hạn định đối với tác dụng của đàn bà mà cánh đàn ông đã tình nguyện chịu chinh phục. Hiểu được ý tứ này sẽ là người đàn ông vĩ đại. Nếu là con nhà võ thì phải diễn tích “Anh hùng chết vì gái”. Nếu là con nhà văn thì sẽ có câu thơ: “Chết dưới giá hoa làm ma cũng sướng”. Không hiểu được ý tứ này sẽ có lưu manh, sẽ có tội cưỡng dâm bị ăn đạn.

Hiểu rõ thế giới này vẫn là cánh đàn ông. Đàn bà cũng biết rõ tác dụng sắc đẹp của mình. Vừa không để sắc đẹp dắt mũi nhân cách của mình. lại vừa làm cho sắc đẹp phục vụ mình dài lâu, đàn bà phải sống như thế nào? Thượng đế sinh ra vạn vật vốn đã ngang bằng sổ thẳng rồi. Ngày xưa, có người nước Kỷ lo trời sập (2). Trời không bao giờ sập đâu, dù trái đất nổ tung vẫn có tinh cầu cho người sống. Ngày xưa ta đun củi, bao nhiêu cây rừng bị chặt về đun; chặt hết cây, đánh hết gốc, cứ lo một ngày nào đó không biết lấy gì mà đun. Sau đó lại tìm ra than đá; than đá gần hết lại có điện. Có lẽ sau này hết điện sẽ có nguyên liệu khác thay thế. Đàn ông, đàn bà là hai nửa của nhân loại; chưa bao giờ nửa đàn ông nhiều hơn, nửa đàn bà ít hơn. Hai nửa chung mà khác, vì khác mà hút nhau, không rời nhau; hút nhau bằng từ trường tình dục, tình dục là một ham muốn, quan trọng như loài người cần phải ăn uống.

Kích thích tình dục qua vẻ đẹp bên ngoài là động lực sáng tạo ra thế giới. Đó cũng là bí quyết tại sao thượng đế sáng tạo ra con người phải có đàn ông đàn bà. Sau khi có nền văn minh của loài người, có hai quan điểm về sự rung động của ham muốn tình dục: Một là tình yêu được coi là đề tài muôn thuở của mọi nghệ thuật, ca tụng hết lời. Một là chuyện trai gái trăng hoa bị chê cười và bị công kích một các nghiêm khắc. Song ai có thể phân biệt rõ đâu là tình yêu, đâu là trăng hoa? Chúng đều là hoạt động tinh thần, từ tinh thần chuyển hóa thành hành động của thân thể, đều chung một chữ "tình". Có thể nói, tình yêu là chắt lọc của chuyện trai gái. Có thể nói, tình dục bất cập là tình yêu? Tình dục bừa phứa là chuyện trăng hoa? Nói gì thì nói, chúng vốn không khác biệt.

Đàn bà đại thể chia ra mấy loại, ví dụ như loại vợ thảo, mẹ hiền, loại đỏng đảnh, phóng đãng, vân vân. Ở 1 góc độ khác lại chia thành hai loại lớn: loại “đại gia khuê tú” (con gái nhà giàu có quyền thế) và "tiểu gia bích ngọc" (con gái đẹp nhà thường dân). Các loại đàn bà này thực ra đều do cánh đàn ông đánh giá. Nhiều chàng trai thích con gái đỏng đảnh, phóng đãng; các chàng đã vẫy gọi thì các cô nàng đến, cùng nói cười, cấu véo nhau. Song bọn con trai thường không muốn lấy những cô gái này làm vợ. Họ đòi hỏi vợ phải mãi mãi thủy chung với mình, ngoài chồng ra phải coi tất cả đàn ông là gỗ đá. Đàn bà rút cuộc ai cũng lấy chồng. Nếu chàng trai nào cũng hạn chế nghiêm ngặt vợ mình thì lấy đâu ra những cô gái này để bọn họ được “phong lưu”. Đây là chỗ mâu thuẫn nhất của đàn ông. Bởi vậy, ở khía cạnh nào đó, đàn ông là động vật tự tư nhất, xấu xa nhất. Người đàn bà sở dĩ trở thành đàn bà thật sự trước tiên phải hiểu bản tính của đàn ông: Đàn ông là đứng núi này trông núi nọ, là ưa của lạ, là ăn bát nhìn nồi. Đàn ông không suy nghĩ lung tung bậy bạ không phải là đàn ông. Đàn ông cao thượng hay thấp hèn về tình dục chính là ở chỗ sức kìm chế mạnh hay yếu; hoàn cảnh cho phép hay hạn chế, do dự hay quyết đoán dưới sức ép của văn hóa. Khổng Tử nói: Chỉ có đàn bà và trẻ nhỏ là khó nuôi, gần thì sinh nhờn, xa thì trách oán (3). Đàn ông còn hơn thế, thường có những anh chàng tỏ ra ngông ngạnh, cho rằng mình chiếm được nhiều con gái hơn người khác là điều vinh diệu; thậm chí niềm vui cuối cùng của họ chỉ là con số, chứ chẳng nhớ được họ tên và hình ảnh của bất cứ cô gái nào cả. Cũng có loại đàn ông vợ xinh đẹp mà ra ngoài vẫn tán tỉnh hết cô này đến cô khác, vẫn thấy cô nào cũng xinh hơn vợ mình. Nếu anh ta lại lấy một cô đẹp nhất, thì chẳng bao lâu lại cảm thấy cô khác hay hơn. Tình yêu rất xa vời, nhìn chẳng thấy, với chẳng được. Nếu đàn bà là con chạch luồn lách giữa các ngón tay, thì đàn ông sẽ có lòng dũng cảm như con ruồi: Bởi vậy, người đàn bà thông minh muốn mình mãi mãi được đàn ông quý trọng, đã làm vợ muốn mãi mãi được chồng yêu, thì điều chị ta theo đuổi phải là: không để đàn ông chiếm hữu, cũng không chiếm hữu đàn ông. Chuyển đổi mối quan hệ này là một thứ bình đẳng, một thứ độc lập tự thân. Sống tự thân, sống có cá tính, sống có nhiệt huyết thì cuộc sống lúc nào cũng tươi mới, rất phù hợp với bản tính hèn kém, dễ mệt mỏi của đàn ông, làm cho họ lúc nào cũng có cảm giác mới mẻ, có sức hấp dẫn. Chuyện này tuy giống như lấy lòng đàn ông để đạt mục đích song khác hẳn về chất. Đáng tiếc, trong thế giới đàn ông này, nhiều đàn bà không biết làm đàn bà như thế nào. Xinh đẹp cố nhiên là cái vốn, nhưng có thể giữ đẹp về hình thức đến già được đâu. Lấy sắc đẹp thỏa mãn đàn ông, đàn ông rồi cũng chán ghét cái họa của sắc đẹp. Mà ở đời, sắc đẹp mang nhiều dáng vẻ khác nhau chỉ lấy một trong số đó liệu có kiểm soát hoặc tóm gáy được hết cái tính “được cô em, thèm cô chị” của cánh đàn ông không? Lấy đỏng đảnh phóng đãng mua vui là tự coi thường mình, đàn ông cũng chẳng ai tôn trọng. Thích nghe lời đường mật quá thì dễ mắc lừa đàn ông. Lương thiện quá, tốt với đàn ông quá, thì anh ta lầm tưởng sẽ lấn át được đằng chân lân đằng đầu.


Đàn bà có tính cách độc lập, say sưa với cuộc sống, say sưa với chính mình, sống vì mình, sống tốt đẹp sẽ mãi mãi hấp dẫn đàn ông. Đó là bình đẳng. Bình đẳng với đàn ông là sống theo phong cách thật sự đàn bà: Sống trên đời bình đẳng với đàn ông, làm một người vợ bình đẳng với chồng. Bạn có thể đẹp, có thể không xinh, song bạn phải toát lên cái nét tự nhiên của mình. Nết là cách dùng chữ ngày xưa. Nết không miêu tả bằng lời được gần giống như khí chất và phong độ vẫn nói hiện nay. Vẻ đẹp của đàn bà chỉ một thời, cái nết của đàn bà mới bền vững trọn đời. Lý Ngư nói: "Đàn bà có nết, đẹp ba phần sẽ tăng lên bảy. Đàn bà không có nết, đẹp bảy phần giảm xuống còn ba". Nết như lửa có ngọn, như đèn có ánh sáng, như vàng bạc có khí báu. Đương nhiên, cái nết khi sinh ra đã có, song đa số là do rèn luyện sau này mà nên.

Ngày xưa, đàn bà có nết là những kỹ nữ có tiếng tăm lừng lẫy. Thời ấy, kỹ nữ là vật phụ thuộc sống nhờ đàn ông, song đã trở thành kỹ nghệ cao cấp thông thạo cầm, kỳ, thi, họa, lại cũng là những người tự do nhất, sống bình đẳng với đàn ông, cho nên có nết nhất. Ngày nay, đương nhiên không cần phải hy sinh bản thân, không cần phải sống giữa bùn nhơ mà chẳng hôi tanh mùi bùn như bông sen, không cần phải qua vực thẳm máu và nước mắt. Đàn bà có khí chất, có phong độ mỗi ngày một đông. Đó là sự tiến bộ xã hội. Đàn bà sống như vậy với thật sự là đàn bà .


(1) Nhân vật Giả Bảo Ngọc trong “Hồng lâu mộng” của Tào Tuyết Cần (Trung Quốc) có quan niệm: đàn ông từ bùn mà thành, đàn bà từ nước mà thành.
(2) Thành ngữ “kỷ nhân ửu thiên”, nghĩa bóng là lo những chuyện không đâu, nhanh nhẩu đoảng. Tương tự như: “Gái góa lo chuyện cung đình” hoặc “cầm đèn chạy trước ô tô”
(3) Khổng Tử nói: “Tiểu nhân và đàn bà gần thì sinh nhờn, xa thì sinh oán”.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Xã luận về phụ nữ

    15/03/2014Nguyễn MinhSau một hồi lập luận nhì nhằng, chắc chắn bạn đã thấy sở thích của phụ nữ làm cho lịch sử tiến bộ có kém gì dầu mỏ đâu chứ. Thế nên từ bây giờ đừng hỏi “Sao phụ nữ thích cái này, thích cái kia” nhé. Họ đang làm cuộc sống của bạn tuyệt diệu hơn đấy.
  • Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

    20/10/2018Người phụ nữ là tuyệt phẩm kỳ diệu nhất mà tạo hóa đã ban cho nhân loại, là biểu tượng của cái Đẹp, của Tình yêu. Và người phụ nữ Việt Nam với tấm lòng đôn hậu, trái tim yêu thương, với thiên chức làm mẹ, làm vợ đã trở thành ngọn lửa tình thương sưởi ấm gia đình, sưởi ấm tâm hồn mỗi chúng ta. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 là một dịp...
  • Người đàn bà trong xã hội “An Nam”

    07/03/2018Hữu NgọcPhong trào đòi nam nữ bình quyền trên thế giới xuất phát từ Pháp với Cách mạng 1789. Từ đó, các cuộc đấu tranh nổ ra khi nơi này, lúc nơi khác. Phong trào đã đạt được những kết quả toàn vẹn lần đầu tiên ở các nước Bắc Âu vào cuối thế kỷ 20. Thí dụ như ở Đan Mạch, nam nữ hoàn toàn bình đẳng, không những do pháp luật và những biện pháp cụ thể của nhà nước, mà cả ở trong phong tục tập quán và tâm lý xã hội.
  • Siêu lý đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới

    19/10/2017Trần Huyền SâmLịch sử của nữ giới là một lịch sử câm lặng và giông bão. Tính từ thời điểm mà nhà Nữ huyền học người Italia - Catherine de Sienne ở thế kỷ XIV, đã lên tiếng đòi nhân quyền cho nữ giới, bằng cách viết 381 bức thư gửi các nhân vật quyền lực nhất trong Giáo hội, đến thời điểm 1960, với phong trào giải phóng nữ giới ở phương Tây, đó là một hành trình dài để gắn vấn đề nữ quyền với nhân quyền.
  • Xã hội nữ tính quá

    06/09/2017Nguyễn Tất ThịnhNgày ấy chiến tranh, những làng quê vắng hoe vắng hoắt bóng dáng những người đàn ông trẻ tuổi và khỏe mạnh - họ đều phải ra chiến trường cả, ở những nơi mà ngay cả các cô gái thanh niên xung phong đã ‘tiếng hát át tiếng bom’ , mở đường và phá bom. Hậu phương chỉ còn thấy những ông già, và những em bé, phụ nữ...
  • Cái lý của phụ nữ... hư

    10/04/2017Hoàng DuyDạo gần đây, giới phụ nữ thành phần trung lưu, tuổi trên dưới bốn mươi truyền cho nhau một điều "đắc ý" có trong một bài báo ở đâu đó. Một chị nói: "Báo viết chí lý thật. Giúp ta hiểu thêm bản thân. Sao mà cái nhân vật trong bài báo giống y chang đời tôi vậy!". Rồi chị kể ra: "Này nhé, tuổi hai mươi hai bước vào đời, chưa biết gì! Loay hoay mất hơn chục năm nào là nuôi con, tã lót, bình sữa, chạy đưa con đi bệnh viện, nhà trẻ, chạy trường tốt, lo dạy con... ngoảnh lại khi con lớn một chút, thì mình đã bốn mươi. Bây giờ mới biết thế nào là tình yêu, là khao khát và nhìn nhận con người. Và... yêu! Và sai lầm mà không sao rút ra khỏi bi kịch cá nhân!".
  • Phụ nữ có một ngày

    06/03/2016Nguyễn Việt HàKiến thức nhập môn ngôn ngữ học của người Ăng Lê cho rằng, chữ đàn bà (woman) được tạo ra từ sự đau khổ (woe) của người đàn ông (man) . Căn cứ vào đấy, nhiều nam triết gia lương thiện bi thảm xác định, đó là một tiên đề bất khả sửa chữa, một kiểu chấp nhận số phận hao hao như sống chung với lũ. Tuy nhiên họ vẫn cố khuyên những thằng con giai mới lớn hãy nên nhìn sự hồn nhiên vui đời của những nông dân Nam bộ trong mùa nước ngập. Người ta vẫn nhậu, vẫn đờn ca cải lương, vẫn sòn sòn đẻ năm một không nửa lời oán thán.
  • Bí mật chiếc túi xách của các bà các cô

    07/08/2015Thoạt nhìn thì chúng chỉ là những chiếc túi hết sức bình thường nhưng sức chứa của chúng thì thật là phi thường. Thỏi son, cái lược, bút máy, khăn mùi xoa, bút kẻ mắt, vé tháng xe bus, nước hoa, sổ điện thoại, ví tiền, các hoá đơn thanh toán tiền Và những chiếc túi ấy cũng có những quy luật tồn tại riêng không thuộc phạm trù giải mã của các nhà khoa học
  • Thời đại "đàn bà con gái"

    06/03/2015Thời Trang TrẻLà đàn ông, ai cũng biết tai hoạ kinh khủng nhất đối với thế giới đàn ông là gì. Xếp hạng nhất là tai hoạ: nam giới phải phục tùng phụ nữ...
  • Phụ nữ - cá tính?

    20/10/2014Hoàng Tùng - Vũ Minh - Hoài AnhVẻ đẹp cá tính gây ấn tượng mạnh cần phải đi kèm một thành công nhất định. Sắc đẹp để được ghi nhớ và chinh phục được mọi trái tim phải được hội tụ đầy đủ những phẩm chất cao quý. Khi ấy, sắc đẹp sẽ vĩnh cửu.
  • Sơ lược về đời làm báo của Phan Khôi

    09/10/2014Lại Nguyên ÂnPhan Khôi (1887-1959) can dự văn chương không hiếm khi với tư cách người sáng tác (làm thơ, viết truyện ngắn, truyện dài) nhưng thường khi với tư cách người bình luận, người nghiên cứu, hoặc với tư cách dịch giả. Hoạt động của ngòi bút ông gắn với báo chí đến mức di sản của ngòi bút ông có cơ mất hút trong mắt các lớp hậu thế nếu họ chỉ đi tìm ông theo cái kênh dễ soi là sách xuất bản thời trước và do vậy chỉ thấy được một ít văn phẩm (Chương Dân thi thoại, Việt ngữ nghiên cứu, …) dường như chưa xứng tầm cỡ tác giả!
  • Phụ nữ hiện đại làm chủ duyên phận

    19/10/2013Vệ GiangTừ ngàn xưa, quan niệm rằng hôn nhân của người phụ nữ là một bí mật của định mệnh, được sắp sẵn cho mỗi người con gái. Và họ cũng giống như “ hạt mưa sa” mà đấng tối cao nhắm mắt tung vào trần thế. May mắn gặp được người chồng tử tế giỏi giang thì nhờ, còn nếu lỡ gặp một gã đàn ông vũ phu, độc đoán hoặc nghèo khổ, thất nghiệp quanh năm…
  • Đạm Phương nữ sử - nữ kí giả Việt Nam tiên phong đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ

    28/11/2009TS. Đỗ Hằng- ThS. Phương HàĐạm Phương Nữ Sử là một phụ nữ xuất thân từ hoàng tộc, một công nương của nhà Nguyễn, với rất nhiều tác phẩm có giá trị, bà không chỉ là gương mặt nổi bật trong lĩnh vực văn chương báo chí, mà còn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
  • Phụ nữ vẫn khổ hơn

    20/10/2009Hoàng Đạo CungỞ nước ta, đứng đầu bảng về tính cần cù chăm chỉ, mà có vùng phụ nữ không chỉ đi cấy mà còn cả đi cày, đi bừa, còn đàn ông ngồi nhà đánh bài, hút thuốc lào và bốc phét. Đến bây giờ vẫn còn người chửi vợ, đánh vợ, thậm chí đánh chết vợ.
  • Võ đàn bà

    14/06/2009Nguyễn Minh PhươngTư tưởng triết học phương Đông quan niệm rằng: đàn ông tượng trưng cho thể cứng, có sức mạnh xuyên đá vá trời. Khác hẳn đàn bà tượng trưng là nước, mềm mại uốn lượn, có khả năng len lách luồn lọt vào tận cùng hang sâu ngõ hẻm tâm hồn con người...
  • Chào mừng ngày Quốc tế Phụ nữ 08-03

    08/03/2009Ngày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi. 120 năm sau ngày 8/3/1857, năm 1977, Liên Hiệp Quốc quyết định mời các nước dành một ngày để nói lên quyền lợi của người phụ nữ và hòa bình thế giới. Và ngày 8 tháng 3 được chọn để trở thành ngày lễ chung cho nhiều quốc gia trên thế giới. Nhân ngày tôn vinh một nửa của thế giới, Chungta.com trân trọng dành tặng các bà, các mẹ, các chị em những lời chúc mừng tốt đẹp nhất!
  • Đối mặt với nữ quyền

    06/03/2009Chung Nhi thực hiệnMột người phụ nữ đẹp nói về quyền phụ nữ để đàn ông nghe. Có vẻ như là một sự quá đỗi bình thường. Bình thường đến độ, có thể, đàn ông sẽ tặc lưỡi, lại là chuyện đàn bà đòi quyền lợi. Hoặc giả là, gớm chết những bà, những cô, suốt ngày nhảy tưng tưng lên đòi đấu tranh, đòi bình đẳng giới. Chả ra cái thể thống gì, đàn bà cứ học đòi giống đàn ông... Nhưng hình như người đàn bà này có khác.
  • Những chiếc bẫy của đàn bà

    07/05/2008Dương dươngBộ não của phụ nữ giới khác nhiều so với phái nam chúng ta. Họ không bao giờ thỏa mãn với hạnh phúc. Họ luôn nghĩ ra những mâu thuẫn, những bi kịch, những điều đâu đâu. Chính vì vậy họ luôn muốn trắc nghiệm với bạn thông qua những câu nói tưởng như rất ngây thơ. Xin hãy cẩn thận vì nhiều khi, đó là những “ chiếc bẫy” dành cho bạn đấy...
  • Phụ nữ là gì?

    06/03/2006Giáp SơnChừng nào cả nhân loại còn cùng tìm câu hỏi "Phụ nữ là gì?" thì còn tranh luận nữa và chắc nam giới chưa chịu buông quyền trượng ra đâu. Trả lời được câu hỏi ấy, thì câu hỏi "Chúng ta là ai?"
  • Khi phụ nữ nói…

    21/10/2005Huy MinhNếu phụ nữ nói có là không, nói yêu là ghét, nói giận là thương… thì đâu đến nỗi quá rắc rối đàn ông chỉ việc hiểu ngược lại điều phụ nữ nói là xong!
  • Sự bình đẳng giới tính

    02/08/2005Ngay cả trong Vườn Địa đàng, phụ nữ cũng chỉ là người phụ trợ của người đàn ông, và rõ ràng họ bị đặt dưới quyền cai trị của đàn ông vào lúc bị trục xuất khỏi Vườn Địa đàng. Thánh Paul ra lệnh phụ nữ phải phục tùng chồng họ và áp đặt sự im lặng cùng tính thụ động lên họ trong những vấn đề thuộc học thuyết và hệ thống lãnh đạo Giáo hội. ...
  • Vị trí của phụ nữ trong xã hội

    02/08/2005Văn hóa phương Tây đã khởi nguồn trong một kiểu xã hội phụ quyền, dựa trên nguyên tắc sự thống trị của nam giới trong gia đình và cộng đồng. Việc thảo luận về vai trò phụ nữ trong những tác phẩm cổ thường phản ánh bối cảnh phụ quyền này, nhưng vẫn có những ngoại lệ đáng kể. Ngay cả trong thời đại xa xưa một số tư tưởng gia đã đi đến những kết luận về thân phận phụ nữ trái ngược với trật tự đương thời. ...
  • xem toàn bộ