chung một nguyên nhân sâu xa, liên quan đến phẩm chất, tính cách con người...
"/>chung một nguyên nhân sâu xa, liên quan đến phẩm chất, tính cách con người...
"/>

Chuyện dài về khuyết tật trong tính cách Việt

09:08 CH @ Thứ Năm - 15 Tháng Hai, 2007

Một người bạn nước ngoài kể rằng có lần sang Việt Nam, anh bị lạc đường tại TP. Hồ Chí Minh. Rút tấm bản đồ thành phố mang theo, anh chặn lại một cách ngẫu nhiên vài người đi qua để hỏi thăm đường về khách sạn và anh phát hiện một điềukhông một ai làm được việc mà anh yêu cầu là xác định vị trí nơi họ đang đứng, trên bản đồ .

Anh bạn còn nhận xét rằng năng lực định vị đồ vật của một số người Việt Nam cũng không được tất lắm. Chuyện này không liên quan đến khả năng ngoại ngữ, bởi anh thường cố gắng giao tiếp bằng tiếng Việt với những người Việt không quen biết trước. Nóichung, anh cho biết, đế mô tả vị trí cửa một vật nào đó trong không gian vật lý (chẳng hạn, căn nhà nằm trong con hẻm, panô quảng cáo ở ngã tư), những người Việt anh giao tiếp thường tốn khá nhiều công sức. Họ loay hoay với nhiều phương án liên kết vật cần được định vị các vật mà không dứt khoát theo đuổi phương án nào, bởi vậy, không có phương án nào được hoàn thiện. Hậu quả là càng cố giải thích, sự việc càng trở nên rối rắm và không hiểu được, thậm chí… cả đối với chính người giải thích.

Anh bạn tin rằng sử dụng bản đồ, định vị đồ vật bằng ngôn ngữ không phải là một công việc đòi hỏi năng khiếu gì đặc biệt: đó chỉ là chuyện rèn luyện một kỹ năng bằng cách lặp đi lặp lại các thao tác tương tự để thành thói quen. Theo anh, có lẽ một bộ phận người Việt Nam không coi việc rèn luyện kỹ năng đó như là điều kiện cần thiết cho cuộc sống, công việc.

Việc "một bộ phận" người Việt gặp khó khăn trong việc tra cứu bản đồ hoặc định vị đồ vật là điều có thật và suy cho cùng, chỉ là hai trong nhiều khuyết tật có chung một nguyên nhân sâu xa, liên quan đến phẩm chất, tính cách con người.

Cá nhân chỉ là một thành phần của nhóm

Môi trường xã hội truyền thống, mà một người Việt tồn tại và phát triển, đặc trưng bới sự thống trị của chủ nghĩa cộng đồng, chủ nghĩa gia đình.Trong đại gia đình xã hội, mọi người sinh ra, lớn lên đều phái gắn với một gia đình tư nhân, một thôn, làng, gọi chung là một nhóm người. Cá nhân không bị tan biến vào nhóm, không vô danh, nhưng không được cá nhân hóa: trong cuộc sống xã hội, gia đình, chứ không phải cá nhân, là chủ thể.

Gắn chặt với cộng đồng những người thân, quen, con người có thể có được nhiều cơ may được bảo đảm các điều kiện sống vật chất, được thương yêu, bênh vực. Nhưng đổi lại, con người không có điều kiện để xây dựng và hoàn thiện tính cách cá nhân, phát huy các phẩm chất, năng lực cá nhân, đều được coi là một cá thể sống đúng nghĩa có thể tụ mình tồn tại, giao tiếp mà không cần bám víu vào một thể sống khác.

Trong khung cánh sống của con người Việt Nam đương đại, chủ nghĩa cộng đồng, chủ nghĩa gia đình truyền thống cộng hưởng với chủ nghĩa tập thể. Nhóm càng được tôn vinh, còn cá nhân tiếp tục bị xem nhẹ. Cá nhân phải sống trong tổ chức: hộ gia đình, nhà trường, cơ quan, Công ty. Về phần mình, các tổ chức, các nhóm, dù mang tên gọi nào, đều vận hành theo mô hình gia đình: người đứng đầu là cha, anh, chú, bác, các thành viên mang thân phận con, em, cháu.

Được giáo dục để gắn chặt với một nhóm, thấm nhuần nếp sống có hạt nhân là sự bảo bọc, giám hộ của tập thể, con người không tự coi mình là một chủ thể độc lập, tự làm chủ vận mệnh của mình, có quyền của riêng mình và phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình.NgườiViệt, phần lớn, không có được tính tự chủ cá nhân.

Cá nhân không có tư thế chủ nhân không gian vật lý

Do không có ý thức làm chủ không gian vật lý, con người không coi không gian là của mình và không bận tâm đến việc chủ động tìm hiểu, kiểm soát nó. Vẫn có nhiều người Việt Nam biết tra cứu bản đồ để tìm đường đi, biết cách định vị đồ vật bằng các công cụ khái niệm. Nhưng trong đại đa số trường hợp, người Việt Nam làm các việc đó không phải như một người giữ vị trí trung tâm và nắm quyền kiểm soát khung cảnh sống, mà ở trong tâm trạng của người giữ vai trò khiêm tốn của một phần tử bình thường, bên cạnh những phần tử bình thường khác, của khung cảnh đó.

Không làm chủ không gian vật lý, con người cũng không bận tâm đến việc gìn giữ chất tượng của nó. Đối với rất nhiều người Việt Nam, bên kia tường rào nhà mình là nơi mà mình không có quyền và cũng không chịu trách nhiệm quản lý. Khi ném một con chuột chết, một mẩu thuốc lá cháy hoặc một hộp sữa chua rỗng ra giữa đường phố, trên bãi cỏ công viên, hầu hết tác giả của hành vi đó không có suy nghĩ gì đặc biệt, vẫn vô tư theo cung cách của người xả rác thuở xưa, lúc mà con người chưa có ý niệm gì về hiệu ứng nhà kính, về sự biến đổi khí hậu và về trách nhiệm của con người đối với những hiện tượng đó.

Cá nhân không có tư thế chủ nhân không gian xã hội

Tư thế chủ nhân không gian xã hội đặc trưng bằng hai yếu tố cơ bản của nhận thức xã hội về tự do. Một mặt, con người hiểu rằng mình là một cá thể tự chủ và có quyền tự mình quyết định việc chiếm lĩnh, khai thác không gian xã hội để thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của riêng mình. Mặt khác, trong điều kiện không gian xã hội là ngôi nhà chung cửa mọi công dân, việc thực hiện quyền tự do của một người đồng nghĩa với việc hạn chế tự do của mọi người. Bởi vậy, sự tự do của một người bao hàm cả việc người đó tôn trọng sự tự do của mọi người khác.

Không làm chủ không gian xã hội, con người, với bản chất vị kỷ, có xu hướng chỉ phát triển yếu tố "một mặt" của nhận thức xã hội về tự do và bỏ qua yếu tố "mặt khác" .Hậu quả là khi theo đuổi các mục tiêu của cuộc sống, con người thường không quan tâm đến mối liên hệ xã hội giữa mình và cộng đồng, không tính đến các hệ lụy xã hội của hành vi.

Cho đến nay, chất tượng xã hội của các ứng xử thông thường của một người Việt Nam tại nơi công cộng thường chỉ dừng lại ở mức bảo đảm thuần phong mỹ tục, chưabảo đảm được tính hợp lý, tính có tổ chức, tính liên kết và tính trật tự. Các hành động của cá nhân liên quan đến việc chiếm lĩnh, sử dụng không gian công cộng, cho các mục tiêu cá nhân, thường tỏ ra manh mún, tự phát, tùy tiện. Có thể tìm thấy ví dụ ở mọi nơi: trên đường phố, muốn băng qua đường, thì cứ tìm cách nào băng qua cho được, ở quầy bán vé, muốn mua vé thì tiến đến quầy bằng cách chen vào bất kỳ khoảng trống nào trước quầy, trong khách sạn, muốn vào thang máy thì cứ buộc vào, dù trong thang máy có hay không có người đang đi ra. Rất nhiều người Việt Nam không hiểu rằng người muốn băng qua đường chi có quyền băng qua tại lối đi dành cho người đi bộ, người muốn vào thang máy phải tôn trọng quyền ưu tiên rời khỏi thang máy của người đang ở bên trong, người muốn mua vé phải tôn trọng quyền ưu tiên của người đến trước.

Có khi, nhận thức phiến diện kết hợp với nếp sống hoang sơ, dẫn đến các ứng xử lố bịch không thể hiện nổi. Chẳng hạn, ở Hà Nội, chủ một bất động sản "mặt tiền” không cho phép chủ một bất động sản bị vây bọc ở phía sau mở lối đi qua trên bất động sân của mình, với lý do mình không có nghĩa vụ gì đối với việc bảo đảm cho người khác khai thác bất động sản của họ. Điều đáng chú ý là cả các đại diện cơ quan Nhà nước, khi trả lời báo chí, cũng tỏ ra không hiểu tranh chấp này là gì và ai là người có thẩm quyền giải quyết. Trong khi, với nhận thức sơ đẳng của một chủ sớ hữu sống trong một xã hội trọng pháp, người ta biết rằng bất động sản của một cánhân trước hết là một thực thể xã hội, là một đơn vị trong cộng đồng láng giềng, có những mối liên hệ qua lại không thể né tránh với các bất động sản chung quanh.

Nói chung, sự thiếu vắng tính tụ chủ cá nhân ở người Việt Nam là nguyên nhân của tác phong tự do kiều vô chính phú trong không gian xã hội và của tư thế chơi vơi trong không gian vật lý. Điều đó giải thích tại sao các sinh hoạt mang tính giao tiếp công cộng ở Việt Nam thường trông rất mất trật tự và nhếch nhác, nhất là ở những nơi đông người tụ tập. Người Việt Nam, về phần mình, vẫn chưa được biết tới như là một người lịch lãm, tự tin, có khả năng ứng xử theo đúng các chuẩn mực của xã hội công dân và có khả năng dấn thân trong tư thế người làm chủ, có quyền và có trách nhiệm cá nhân đối với vận mệnh của thế giới tự nhiên, của xã hội và của bản thân mình.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Việt Nam: Ô, ta tự đóng cửa ngắm mình!

    04/02/2018Mỹ HằngTừ trước đến nay, chúng ta luôn tự khen Việt Nam rừng vàng biển bạc, tự khen... chính chúng ta thân thiện. Nhưng tại sao khách du lịch vẫn ùn ùn đổ về Thái Lan, Malaysia, Indonesia... mà không hào hứng ghé thăm quốc gia Việt Nam nằm cận kề ngay đó - nơi vẫn được người Việt tự hào là "hòn ngọc Viễn Đông"?
  • Suy nghĩ về đặc tính dân tộc Việt Nam

    13/07/2017Bùi Quốc ChâuNghiên cứu về tâm lý dân tộc là mặt việc thú vị đối với tôi. nhưng trước hết cũng xin nói rõ bài viết dưới đây không phải là một công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc về bản tinh của dân tốc Việt Nam: mà chỉ là một số nhận xét có tính chủ quan (ở đây tôi chỉ đề cập đến tính cách của người Kinh)...
  • Đời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại

    04/04/2016Quỳnh Nhi thực hiệnĐời sống tinh thần người Việt trong xã hội hiện đại là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của toàn xã hội, đặc biệt là các nhà văn, nhà thơ. Những năm gần đây, làn sóng toàn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế đã khiến cho nhiều dân tộc, trong đó có người Việt chúng ta, đôi khi đứng trước những lựa chọn khá nan giải. Hình ảnh người Việt sẽ như thế nào sau vài ba chục năm nữa đi theo tiến trình toàn cầu hóa?
  • Chỗ mạnh, chỗ yếu trong tâm lý con người Việt Nam khi đi vào thời đại văn minh trí tuệ

    09/12/2015GS.TS. Hoàng TụyPhân tích để hiểu rõ những đặc điểm văn hoá, tâm lý của dân tộc, những truyền thống tốt, những yếu tố tích cực, thúc đẩy sự phát triển, cùng với những nhược điểm, những yếu tố chưa tốt, thậm chí tiêu cực, đang hoặc sẽ níu kéo chúng ta lại sau, là việc làm hết sức cần thiết để giúp xây dựng một chiến lược phát triển đúng đắn, phù hợp hoàn cảnh và điều kiện thế giới ngày nay...
  • Một đóng góp vào việc nhận dạng con người Việt Nam hôm nay

    29/11/2014Vương Trí NhànCó những cuốn sách làm cho người đọc căm ghét cuộc sống( chẳng hạn; một số tác phẩm hiện thực phê phán); có những cuốn sách làm cho người đọc thêm yêu đời nhiều hơn. Còn qua những trường hợp như Thời xa vắng của Lê Lựu, đọc xong, tự nhiên tôi cứ thấy tiếc đời...
  • "Cần nhìn lại văn hoá Việt Nam một cách sòng phẳng"

    10/07/2014Minh ThiChúng tôi nghĩ, trước một thực trạng văn hoá đang xuống cấp về mọi mặt, điều quan trọng là phải bắt đầu từ một nền giáo dục toàn diện & tiên tiến. Giáo dục tiên tiến dạy cho con người ta khả năng đầu tiên là khả năng phản đối trước khi đồng ý, với nguyên lý cơ bản là tạo ra con người độc lập, tự do cho xã hội
  • Phản đề của “người Việt xấu xí”

    12/01/2007Thiên LươngNgười Việt không ít tính xấu, nhưng cũng cần xét về nguyên nhân, về cội rễ của những thói tật ấy thay vì ngồi nhìn và chỉ trích nó như một khoái cảm. Nhìn vào cái xấu phải có cái tốt làm đối trọng.
  • “Để người Việt Nam tự nhận thức...”

    12/09/2006Nguyên An thực hiệnTự nhận là đang làm công việc “chưa ai khai phá”, nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, “người hay nói về nhược điểm của đồng nghiệp”, đang góp nhặt những lời người xưa cảnh tỉnh về thói hư tật xấu của người Việt từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau và dự định sẽ in thành sách. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với ông về công trình này...
  • Hạn chế của tư duy, nhận thức người Việt

    09/09/2006GS, TS Tô Xuân Dân và TS. Nguyễn Thành CôngXét về mặt bản chất, tư duy, nhận thức của người Việt Nam có một số hạn chế cần khắc phục sau đây: Bệnh "cá nhân chủ nghĩa". Trong một thời gian khá dài, tại các đợt học tập chính trị, chỉnh huấn từ những năm 1952 - 1960 đều lấy việc chống chủ nghĩa cá nhân làm chủ đề chính cho các sinh hoạt và rèn luyện đạo đức, tư tưởng...
  • Người Việt trong mắt ai?

    23/03/2006Hồng Quyền... những tiếng cười hô hố vang lên. Có những đoạn bình luận về mông, về ngực hết sức thô tục dành cho... người đẹp.
  • Con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại

    09/02/2003Xuân Hà lược ghi (từ kết luận của chương trình nghiên cứu KX – 07)Trong các di sản truyền thống, bên cạnh mặt tích cực cũng hàm chứa mặt hạn chế, những phản giá trị. Trên đại thể, những mặt tiêu cực và hạn chế của di sản truyền thống VN cũng bộc lộ khá rõ mà những nét nổi bật nhất là tính cục bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa gắn với thái độ “cào bằng”, ghen ghét, đố kỵ những người trỗi vượt hơn mình, tinh thần cầu may, tác phong tùy tiện, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, lối làm ăn nhỏ, manh mún, không biết lo xa và hạch toán kinh tế, chưa tôn trọng con người cá nhân chủ thể, tư duy phân tích, thực nghiệm và luận lý kém...
  • Thanh niên Việt Nam đã sẵn sàng đối thoại văn hoá?

    25/12/2005Đình NamLàm thế nào để đối thoại văn hoá trở thành công cụ tăng cường hoà bình và an ninh, thúc đẩy phát triển bền vững là những vấn đề cơ bản được thảo luận tại Hội nghị "Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững". Trong đó không ít nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi về mức độ sẵn sàng của thanh niên Việt Nam trong tiến trình đối thoại văn hoá, văn minh...
  • Bóng đá Việt Nam và khoảng trống văn hóa

    23/12/2005Thanh Thảo... phải ngẫm nghĩ rất nhiều khi muốn cắt nghĩa tại sao bóng đá Việt Nam lại nhiều tiêu cực như vậy, tại sao cầu thủ VN lại "bán mình" một cách dễ dàng và rẻ rúng như vậy ? Câu trả lời chính là cái "khoảng trống văn hóa" ấy đang cư ngụ ngay trong lòng bóng đá VN, trong hành trang vào đời và vào nghề của nhiều cầu thủ.
  • 10 đặc điểm của người Việt

    22/08/2005Đây là bộ 10 đặc điểm của người Việt do người nước ngoài nhìn và bộ 9 đặc điểm khác do người Việt tự nhìn mình (tham khảo)
  • Đi tìm nhân cách người Việt Nam

    05/01/2004KS. Trần Quốc KhảiThực sự mới ra khỏi chiến tranh hơn chục năm nay, người Việt Nam vẫn sống trong hào quang của chiến thắng. Kém về thể lực và trí lực, cộng với niềm tự kiêu đôi khi không tỉnh táo, thế hệ trẻ Việt tuy đã bắt đầu chuẩn bị cho cuộc bứt phá trong tương lai, nhưng chỉ số nhân cách của người Việt Nam hiện đại đang ở đâu? Dưới kết quả nghiên cứu khoa học về nhân văn trên cơ sở vật lý và toán học, câu trả lời ấy là...
  • Những tính cách trì níu dân tộc Việt

    11/11/2003Giáo sư Nguyễn Chung TúChúng ta hay thắc mắc về dân tộc mình. Tính cách nào mang lại cho dân tộc Việt Nam một sức sống mãnh liệt đến thế, để vẫn tồn tại, vẫn chiến đấu và chiến thắng mọi cuộc xâm lăng bạo tàn? Để mình vẫn là mình - Một dân tộc biết cách sống còn bên một dân tộc lớn, ngay cả trong 1000 năm Bắc thuộc...Nhưng sau những chiến công hiển hách ấy, những tính cách nào đã có "trong ta", để trở thành một lực cản, một sự níu kéo, làm ta bước khó khăn hơn trên con đường mới?
  • xem toàn bộ