Cần xây dựng văn hoá internet

07:26 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Ba, 2015

Internet đã làm thay đổi thế giới một cách sâu sắc. Thời gian, không gian như bị thu hẹp; Các mối quan hệ xã hội từ chính trị đến kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá văn nghệ đều được tác động, thúc đẩy; Diện mạo, tính chất văn hóa của các cộng đồng, ít hay nhiều, đều có sự thay đổi bởi internet. Sự thay đổi có mặt thuận và mặt không thuận.

Nếu biết khai thác, phát huy những lợi thế ưu việt của công nghệ thông tin này thì văn hóa phát triển, nếu không, sẽ có những tác động tiêu cực và để lại nhiều hệ luỵ khôn lường. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam hiện đang tồn tại hàng triệu website có nội dung không lành mạnh, thậm chí độc hại ảnh hưởng rất xấu đến đạo đức, lối sống, nhân cách của mỗi người và cả cộng đồng. Đạo đức bị băng hoại, Văn hoá bị tầm thường hoá, méo mó; An toàn xã hội bị đổ vỡ….Đó là chưa nói đến những ảnh hưởng bất lợi khác về chính trị, kinh tế do một số website cố tình hay vô tình gây ra.

Từ thực tiễn cho thấy đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các website xấu chủ yếu là thanh thiếu niên vì họ chưa được trang bị đầy đủ tri thức và kinh nghiệm về cuộc sống, xã hội, họ đang trong quá trình hình thành và ổn định nhân cách, tâm lý. Sự ham hiểu biết của tuổi trẻ nếu không được hướng dẫn sẽ bị các thông tin của thế lực “mạng đen” đánh lừa, chinh phục. Và rất có thể họ sẽ tự huỷ hoại nhân cách của mình và gây mất an toàn cho cộng đồng xã hội.

Đây là điều chúng ta đã biết từ lâu. Thế nhưng việc quản lý hệ thống cung cấp dịch vụ internet trong cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An vẫn còn nhiều kẻ hở và thế lực mạng đen vẫn đang hoành hành. Phần lớn các điểm dịch vụ truy cập internet đều gần các trường học, học sinh, sinh viên là khách hàng chính. Các em, ngoài một bộ phận không nhiều truy cập để tìm kiếm thông tin phục vụ cho học tập, nghiên cứu, còn lại chủ yếu là để chơi game, để chat và để tự nguyện làm nô lệ cho các website đen. Nhiều sinh viên, học sinh bỏ học vì chơi game. Việc xử sự, giao tiếp trên mạng đang tạo nên những l? hổng lớn về đạo đức và văn hoá. Rất nhiều vụ án đã có căn nguyên từ ảnh hưởng của lối sống sa đoạ và bạo lực trên các website.

Để góp phần bảo vệ thế hệ trẻ, và toàn xã hội khỏi bị ảnh hưởng xấu từ internet chúng tôi đề nghị các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu để có những chế tài quy định rõ ràng và cụ thể hon về hoạt động dịch vụ này, thể hiện được sự quyết tâm của Nhà nước và xã hội trước hiện tượng “lũ internet đen” hiện nay. Chúng ta cần xác lập, phổ biến, tuyên truyền những quy định có ý nghĩa xã hội rộng rãi, dần hình thành những tập quán mới, đúng đắn, phù hợp với truyền thống văn hoá, đạo đức dân tộc trong việc khai thác, sử dụng internet. Chúng ta cần hình thành một văn hoá internet, xác lập được những chuẩn mực, giá trị trong quá trình sử dụng internet, bao gồm cả mục đích, lợi ích, hiệu qủa thiết lập mạng và khai thác, các quan hệ ứng xử…để mọi người cùng hướng đến chân, thiện, mỹ trong thế giới mạng.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Internet sẽ tiêu diệt văn hóa đọc?

    02/07/2016Minh TuấnInternet là phát minh vĩ đại của nhân loại. Song, nó cũng tác động không nhỏ đến văn hóa đọc truyền thống. Liệu sách, báo in sẽ tồn tại?
  • Giới trẻ và hội chứng Internet

    18/01/2016Hoàng Đức NhãMặt trái của việc sử dụng Internet trong giới trẻ và thực tế đáng buồn là tình trạng đó vẫn đang diễn ra và có dấu hiệu phát triển mạnh thành “hội chứng Internet”...
  • Sành điệu Internet - “Bầy đàn” & Văn hóa đọc

    17/11/2014Nguyễn MinhVăn hóa đọc xem ra là vấn đề có vẻ trầm trọng, kéo theo nhiều băn khoăn, phiền não của những người tâm huyết với sách. Người ta mở biết bao nhiêu Hội thảo, diễn đàn trên báo bay trong... hội trường để bàn về việc làm sao cho sách in, báo in "trụ” được trong cuộc cạnh tranh dữ dội với lnternet. Tràn ngập trong những cuộc hội họp ấy là lời than phiền về tương lai của sách và luận điểm người ta đưa ra nhiều nhất là: Internet sẽ “nuốt chửng" sách in truyền thống, thật đáng lo ngại!
  • Internet làm chúng ta ngu đi?

    18/04/2014Khi Nicholas Carr bắt tay viết quyển sách về đề tài liệu Internet có hủy hoại khả năng tư duy của con người hay không, ông đã hạn chế tối đa hoạt động trên mạng, chỉ kiểm tra thư điện tử, tắt hẳn các tài khoản Twitter và Facebook...
  • Sức hút của Internet và Web

    30/11/2009Hoàng GiápVới sự hỗ trợ của công nghệ, chúng ta hy vọng sẽ có khả năng làm nhiều thứ hơn một lúc và làm với tốc độ nhanh hơn.
  • Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ

    19/05/2009Anh Xuân - Lê MinhTrong 2 năm gần đây, mạng Internet cộng đồng phát triển bùng nổ cả về tốc độ, số lượng và quy mô. Bên cạnh ý nghĩa kết nối bạn bè, chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc... thì số đông mạng Internet cộng đồng hiện nay đang thương mại hoá. Để làm được điều này, mạng xã hội đã "tấn công" giới trẻ bằng nhiều chiêu thức nguy hiểm để moi tiền và hút khách, kéo theo đó là những tệ nạn rất cần phải kiểm soát.
  • Người dùng Internet dễ trở nên ích kỷ

    08/07/2008Một công trình nghiên cứu của Anh cho rằng người sử dụng Internet đang trở nên thiếu kiên nhẫn và có phần ích kỷ hơn khi họ lên mạng...
  • Một ngày không net…

    23/01/2008Nguyễn Vĩnh NguyênMột tờ báo học trò đã đặt ra câu hỏi: Bạn sẽ thế nào nếu một ngày không có Internet?
    Cách đây năm năm, tôi trả lời: - Chẳng “xi nhê”!
    Thế nhưng hiện tại, tôi có thể tuyên bố ngay: - Đó là ngày thế giới sống của tôi mất đi một nửa! Hỏi thêm: Nửa ấy là gì? Trả lời: Đó là một thực tại khác!
  • Net là một phần văn hóa

    17/12/2005“Net là một phần văn hóa quan trọng trong đời sống hiện nay”, đa số các bạn trẻ tham dự ngày hội internet lần 5 khai mạc tại Nhà văn hóa thanh niên TP.HCM sáng nay đều cùng chung quan điểm như vậy...
  • “Công dân Internet” hay mặt trái của thế hệ trẻ

    22/11/2005Theo Chinadaily, GuardianNgủ dậy, bật máy tính, đánh răng rửa mặt và vào mạng Internet là lịch trình của Tiểu Linh vào mỗi buổi sáng, giống với nhiều thanh niên trẻ khác trên khắp Trung Quốc...
  • Văn hóa Internet

    15/10/2005Phạm Kim HưngHãy bắt đầu bằng việc tưởng tượng ra một cuộc sống không có điện thoại...
  • xem toàn bộ