Người dùng Internet dễ trở nên ích kỷ
Một công trình nghiên cứu của Anh cho rằng người sử dụng Internet đang trở nên thiếu kiên nhẫn và có phần ích kỷ hơn khi họ lên mạng...
Tiến sĩ Jacob Nielsen, ông trùm nghiên cứu về hành vi sử dụng, cho rằng con người ta ngày càng thiếu kiên nhẫn khi vào mạng. Nielsen nói các trang tìm kiếm thông tin đang đóng vai trò thống lĩnh mạng. Thay vì truy cập vào các trang web một cách chậm rãi, nhiều người sử dụng chỉ muốn vào trang web thật nhanh, thực hiện xong mục đích và làm việc khác.
Đa số người sử dụng không quan tâm gì tới các thông tin quảng cáo được đưa ra để gây chú ý. Họ chỉ muốn vào trang thật nhanh và hoàn tất những ý muốn cụ thể nào đó.
Nielsen nói các con số thống kê cho thấy trong năm 1999 tỷ lệ người vào Internet làm những công việc họ muốn chỉ đạt 60% thì nay đã tăng lên tới 75%. Ông đã nêu ra những lý do. Đó là các trang Web được thiết kế tiện dụng hơn để mọi người dễ giao lưu và tìm kiếm thông tin hơn, có nghĩa là giờ đây khi người ta lên mạng thì họ biết họ muốn gì và làm thế nào.
Nielsen nói thêm là “Người sử dụng hiện nay thiếu kiên nhẫn hoặc thậm chí chẳng có chút kiên nhẫn nào”.
Vào năm 2004, khoảng 40% số người sử dụng Internet vào trang chủ và tiếp đó vào các trang trong, tức là chỉ có khoảng 60% số người dùng mạng dùng đường link (kết nối) trực tiếp vào những mục cụ thể nào họ muốn vào. Nielsen nói hiện nay, tức năm 2008, chỉ có khoảng 25% số người sử dụng mạng vàoc ác trang chủ mà thôi, và 75% đùng đường link trực tiếp. Ông cho rằng hiện nay các trang tìm kiếm (search engine) đã thống trị mạng Internet.
Thế nhưng điều đó không có nghĩa các trang tìm kiếm đã hoàn hảo, bởi đôi khi người sử dụng vào đó mà không tìm kiếm được kết quả mong muốn.
Thứ hạng search engines
Theo số liệu thống kê của ComScore cho biết:
- Người dùng Internet tìm kiếm thông qua Google, chiếm 58,6% thị phần của cả thị trường tìm kiếm.
- Đứng thứ hai vẫn là công cụ tìm kiếm Yahoo với 22,4%.
- Vị trí thứ ba là công cụ MSN của Microsoft với 9,8%.
- Ngoài ra, Ask.com (4,6%) và AOL của Time Warner (4,5%).
ComScore khuyến cáo rằng năm 2008, Google sẽ phải đối mặt với một đối thủ mới rất "khó chơi". Đó là công cụ tìm kiếm nguồn mở, Wikia Search cho phép người dùng tham gia lọc và xếp hạng các kết quả tìm kiếm.
Người dùng còn có thể theo dõi "đường đi nước bước" của từng kết quả tìm kiếm, vì sao nó lại được chọn, vì sao nó lại xuất hiện ở thứ hạng đó - một sự "minh bạch" mà những công cụ hiện hành như Google, Yahoo không đạt được.
Phần "ngầm" của Internet
Trên thực tế, những cỗ máy tìm kiếm chỉ cho bạn thấy một phần của toàn bộ những gì có trên Internet.
Các website sau đây có thể giúp bạn thâm nhập vào "thế giới ngầm" vốn thường không được các site lớn đưa vào danh mục website.
Dogpile - tổng hợp của 4 site tìm kiếm lớn nhất Internet (Google, MSN, Yahoo, Ask). Nếu bạn vô tình lạc vào một website nào đó và không bookmark, nhưng không thể quay lại trang đó khi tìm bằng Dogpile, chắc chắn site đó nằm ở "vùng tối" của thế giới ảo.
Clusty - site tìm kiếm này trả về danh sách kết quả tìm kiếm khá rối rắm, ngược lại với các "ông lớn" thường cố gắng khiến danh sách đó càng đơn giản càng tốt. Tuy nhiên, Clusty có lợi thế nhất định do site không tự động lọc bỏ các kết quả bị máy tính cho là "dư thừa". Nếu có đủ thời gian và kiên nhẫn, khả năng lọc ra được những website "giấu mặt" là khá lớn.
USA Library of Congress - site chuyên về tìm các tài liệu học thuật - cũng thường được site tìm kiếm chính thống bỏ qua do mang tính chuyên môn cao.
Nelson Search - website chuyên về tìm kiếm tin tức. Tất cả các sự kiện, tin tức được đưa tin trên web đều có thể tìm ra ở đây - một phiên bản "thô" chưa được lọc tin rác của Google News.
Inute - công việc lên danh sách và tìm kiếm của Google được thực hiện hoàn toàn tự động nhờ các phần mềm gọi là bot. Người sử dụng dịch vụ thường xuyên cảm thấy chán ngán do bot không có khả năng lọc hàng núi "rác" vô nghĩa khỏi danh mục kết quả. Intute là bộ máy tìm kiếm duy nhất sử dụng danh sách website hoàn toàn do sức người lập nên, nhằm đảm bảo rằng các website vô nghĩa không bao giờ lọt vào danh sách kết quả tìm kiếm.
AltaVista - AltaVista là cỗ máy tìm kiếm nổi tiếng nhất trước khi Google soán ngôi thống trị như ngày nay. Mặc dù "chìm nghỉm" dưới bóng các ông lớn, bộ máy tìm kiếm này vẫn hoạt động tốt và trả về kết quả tương tự với Clusty khi sử dụng.
http://www.archive.org/index.php
Wayback Machine - một cỗ máy thời gian thực sự của thế giới web. Máy chủ của bộ máy tìm kiếm này lưu giữ toàn bộ các site đã có mặt trên Internet từ trước đến nay, và bạn có thể tìm thấy các site hiện giờ hoàn toàn không còn tồn tại bằng Wayback Machine. Vấn đề duy nhất khi sử dụng là bạn phải đưa ra được đường dẫn chính xác của website cần tìm!
Bloglines (http://www.bloglines.com/) - Bộ máy tìm kiếm chuyên về blog. Các blog cá nhân có số người truy cập khá ít, và do đó thường bị các ông lớn nhét xuống dưới cùng danh sách kết quả tìm kiếm đôi khi lên đến vài chục ngàn kết quả. Một danh sách chỉ toàn blog hẳn sẽ dễ dàng hơn nhiều...
Chú ý rằng phần lớn cái gọi là "thế giới ngầm của web" thường là các site có chất lượng quá thấp đến mức bị bot bỏ qua, các trang chủ cá nhân hoặc hồ sơ lưu của các forum. Thế giới này cũng bao gồm các thông tin bị số đông bỏ qua như thông tin học thuật - cần có chuyên môn nhất định để hiểu và sử dụng, và còn nhiều loại khác...
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu Đổng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005