Cần một chữ dũng
Ông M. nghỉ hưu cách đây đã 5 năm ở chức Bộ trưởng. Bốn năm qua, mỗi lần đến dự tổng kết năm của Bộ, ông được mời đại diện cho cán bộ hưu phát biểu nhưng một mực từ chối. Vậy mà hôm nay ông hăm hở bước lên bục và nói:
Khi nghỉ được vài năm, tôi đã tự nhủ "mũ ni che tai" là tốt. Song tôi nghĩ rằng mình phải nói ra điều bấy lâu nay chưa nói được. Mỗi năm, chúng ta đều tổng kết đánh giá những cái được, cái chưa được, nêu ra phương hướng cho năm sau. Cách làm đó là đúng. Chỉ có điều chưa đúng, là không ai dám nói thẳng về nguyên nhân những cái chưa được bởi lẽ, nói ra sợ vướng này, vướng kia, dễ gây oán hận thậm chí còn mất cả "ghế". Tôi đã suy ngẫm và thấy để nói ra được điều khó nói nhất ở Bộ ta hiện nay chung quy lại chỉ cần một chữ - đó là chữ DŨNG.
Dũng thứ nhất là, dám nhìn thẳng vào sự thật để phân tích và tìm ra giải pháp. Ví như Bộ ta trong năm năm qua có hai cái yếu cơ bản: Một là, cơ cấu đầu tư không hợp lý, dàn trải theo kiểu "gai mít" nên không tạo ra được sản phẩm mũi nhọn có sức cạnh tranh cao. Chất lượng và giá thành sản phẩm đều yếu, dùng cho thị trường nội địa cũng đã khó, nên khi đem vào thi đấu với thị trường quốc tế thì đành lép vế đứng vào một bên. Việc thu hút vốn đầu tư thì còn quá nhiều thủ tục phiền hà, "hành" là chính. Gây cho người đầu tư nỗi lo lắng, băn khoăn, định kiến, thậm chí hoảng sợ. Vì vậy trong 5 năm qua vốn đầu tư cứ tụt dần, năm sau ít hơn năm trước. Hai là, hằng năm ta "sản xuất văn bản, nghị quyết quá nhiều mà tạo ra sản phẩm xã hội lại quá ít. Tôi nghĩ, hiệu quả xã hội là thước đo đề đánh giá Bộ, Ngành ta, chứ không phải là thống kê văn bản, thông tư, nghị quyết... Điều cần ở các văn bản, nghị quyết là nó phải chứa đựng cuộc sống và đi vào cuộc sống. Cẩm nang trong hành động của chúng ta lúc này là: Nói ít làm nhiều hay thà ít mà tốt. Ta cứ dùng cái cẩm nang cũ này trong vài năm tới, chắc chúng ta sẽ có những chuyển biến không cũ.
Dũng thứ hai là, Bộ ta xin trên một cơ chế làm điểm để chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trước xu hướng và đòi hỏi khách quan của xã hội nên yêu cầu về cán bộ cũng phải phát triển và có điểm khác với giai đoạn trước. Khái niệm về Đức, Tài cũng phải khoa học hơn và phải được thể hiện bằng sản phẩm cụ thể của người lãnh đạo, quản lý.
Vậy cơ chế ta xin trên là gì? Đó là cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên khi đủ điều kiện để vào "kênh" tuyển, chọn, bầu thì phải tự xây dựng và trình bày phương án tương ứng với cấp được bầu. Phương án đó sẽ được thẩm định, đánh giá và "sát hạch" của chính cấp đó sau khoảng nửa nhiệm kỳ, nếu những mục tiêu và nội dung trong phương án đã "bảo vệ" mà không đạt thì ta mạnh dạn miễn nhiệm, hoặc đề nghị miễn nhiệm, cho dù đó là lãnh đạo cấp Bộ. Hiện nay, Bộ ta mới chỉ có bổ mà không có miễn, có lên mà không có xuống, có vào mà rất ít ra. Đó là một nghịch lý và là một trong những nguyên nhân chính của sự tụt hậu. Đức, Tài và tất cả các phẩm chất, tiêu chuẩn khác của cán bộ phải được hội tụ bằng kết quả, bằng sản phẩm của công việc hằng ngày, hằng tháng, hằng năm.
Tôi thiết nghĩ, cơ chế này sẽ tránh được loại cán bộ "chạy"; tránh được loại cán bộ nói nhiều, làm ít; loại cán bộ yếu kém, vi phạm đạo đức, gió chiều nào che chiều nấy; và cả loại cán bộ cơ hội kiểu "ôm chân", "im lặng là vàng" nữa...
Ông M. vừa tạm dừng lời, thì có một đại biểu - cũng là cán bộ hưu, ngồi ở cuối Hội trường lên tiếng: Tôi thấy đồng chí M. nói đúng cả đấy, giá như đồng chí nói ra điều này cách đây mười năm, khi còn đương chức thì tuyệt vời biết mấy. Hội trường bỗng ồn ào, nhiều người bày tỏ sự tán đồng.
Ông M. ngậm ngùi: Vâng. Lúc đó tôi chưa đủ dũng và có lẽ đó là cái lỗi lớn nhất trong cuộc đời công tác của mình. Tôi đã chưa thấm một trong năm nguyên tắc về công tác xây dựng Đảng mà Bác Hồ đã dạy - nguyên tắc tự phê bình: "Một Đảng mà dấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng, một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó rồi tìm mọi cách sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính".
Tạp chí Cộng sản, số 19-2003.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá