Tản văn về sự dũng cảm

08:24 SA @ Thứ Ba - 13 Tháng Hai, 2007

Khi nói về lòng dũng cảm, người ta thường nêu ra những gương chiến đấu anh dũng trên chiến trường hay những hành động không ngại giankhổhiểm nguy cứu giúp người khác. Nói gọn lại, dũng cảm là điều phi thường luôn được xã hội tôn vinh. Thực ra, trong đời sống hàng ngày, có rất nhiều những biểu hiện của sự dũng cảm.

Xin kể ba câu chuyện nhỏ. Một đêm nọ, trên đường phố đông người, xảy ra một tai nạn xe máy. Nạn nhân điều khiển xe máy bị bể đầu, rách thịt, máu chảy đầm đìa. Kẻ gây ra tai nạn tẩu thoát. Không có cảnh sát giao thông hay đại diện chính quyền địa phương ở đó. Mộtngười chạy xe ôm đang lưu thông trên đường đứng ra làm chủ vụ việc. Ngườichạy xe ôm đã có tuổi, dáng vẻ ốm yếu. Ông đưa người bị nạn lêntaxi đến bệnh viện cấpcứu, để lại chiếc xe của mình, xe của nạn nhân cho người khác trông coi trong khi chờ cảnh sát tới. Chiếc xe cũ kỹ của ông chẳng đáng giá bao nhiêu, nhưng với gia cảnh phải chạy xe ôm để kiếm sống, đó là một tài sản lớn. Với tấm lòng nhân ái sẵn sàng cứu giúp người bị nạn, ông đã tin cậy giao phó tài sản lớn của mình cho người không quen biết. Có thể nói, ông là người dũng cảm.

Một chuyện khác nhỏ thôi nhưng rất đáng kể. Một ông khách ra sân bay, dọc đường mua một gói thuốc lá.Không có tiến nhỏ, chỉ có tiền mệnh giá lớn (500.000đ). Bà bán thuốc lá trả lại cho ông thừa tới 50.000 đồng. Điều này ông chỉ phát hiện ra khi tới sân bay trả tiềntaxi. Ông công chức Nhà nước đinước ngoài này khẩn khoản nhờ người láitaxi quay trở lại chỗ bà bán thuốc trả lại giùm sốtiền thừa. Người láitaxikhông nhận số tiền trả cho cuốc xe từ sân bay đến điểm bán thuốc, hứa sẽ thay ông trả lại tiền thừa cho bà chủ tủ thuốc Và anh chàngtaxiđã đến nơi trả lại bà chủ số tiền thừa ấy! Người ta khen ông công chức đi sân bay và anh láitaxi là người dũng cảm.

Người viết đã từng chứng kiến rấtnhiều gương dũng cảm và có thể khẳng định: Dũng cảm là yếu tố quan trọng hàng đầu cho chiến thắng trongchiến tranh cũng như trong hoạt động kinh tế. Có một gương dũng cảm khác, không thể không kể ra. Ởvùng quê nghèo khó nọ, có một cựu chiến binh không nhận mình là thương binh cho dù thương tật của anh bị mất một bàn tay và bị thương ởchiến trường. Anh bảo, vết thương này do đi tắm ở suối bị rặn nắn, không phải do bom đạn ở chiến trường,không bị thương trong chiến đấu saogọilà thương binh được. Ôngkhẳng định: Chính sách đối với người có công trongkhángchiến vẫn có thể cấpcho anh sổ thương binh với khoản tiền trợ cấpvà những quyền lợi khác không nhỏ chút nào. Có người nói anh gàn giở.Rất nhiều ngườikhenanh dũng cảm. Có người bảo, thời buổi cạnh tranh hội nhập ngày nay “con người kinh tế” là chủ soái, làcổ đông chi phối mọihoạtđộng con người. Nghĩalà kinh tếtrongchính trị,kinhtế trong văn hóa, kinh tế trong đạo đức... Màđã là kinh tế thì phải có lợi ích, lợi nhuận.Người viết không đủ bản lĩnh bàn sâu về vấn đềấy. Tuy vậy, khi kể ra ba câu chuyện nhỏ về sự dũngcảmrất bình dị xảy ra trong cuộc sống thường ngày mà chắcchắn bạn đọc vẫnthường gặp,người viết đã gián tiếp bàn thêm về cáiưuthế chủ đạo của "con người kinh tế” hiện nay.

Chắc cũng không sâu sắc gì nhiều nhưng cũng khôngthểnói là nông cạn khi khẳng định: dũng cảm công nhận sự thật, dũng cảm tincậy người khác, dũng cảm vượt qua tính ích kỷ vụ lợi để đảm báo lợi ích của người khác,dũng cảm thực hiện sự công bằng minh bạch cho dù rất nhỏ là những tố chất phải có của con người kinh tế hiện đại.

Nếu không có những tố chất trên, con ngườikinh tếsớmmuộn gì cũng phá sản. Bởi lẽ, cho dù là kinh tế, chính trị hay văn hóa, con người vẫn là chủ đạo, đạo lý làm người vẫn mang tính quyết định.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ Hệ tư tưởng đến Hệ giá trị

    09/06/2018Nguyễn Trần BạtGiá trị của các hệ tư tưởng chỉ có tính chất tương đối, mang tính lịch sử. Tư tưởng và hệ tư tưởng không phải là những giá trị bất biến, càng không phải là những tín điều để tôn thờ, nó đang và sẽ bị thay thế bởi hệ giá trị, là một hệ thống các tiêu chuẩn để quy định, định hướng và tổ chức hành vi của con người trên phạm vi toàn cầu...
  • Một số nét tâm lý đặc trưng về định hướng giá trị của thanh niên hiện nay

    30/09/2015Đỗ Ngọc HàGiá trị và định hướng giá trị có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự hình thành nhân cách, lối sống và có ảnh hưởng đến toàn bộ hành vi cá nhân. Khi tiếp cận trên bình diện giá trị và định hướng giá trị, chúng ta có thể hiểu sâu được những quá trình xã hội điều khiển sự hoạt động của các cộng đồng, các nhóm xã hội...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Vấn đề giá trị quan Châu Á: nghiên cứu so sánh Châu Á và phương Tây

    18/10/2014Hồ Sĩ QuýNgười Châu Á coi “cần cù, yêu lao động” là giá trị hàng đầu của sự làm người. Nhưng người Mỹ lại coi "tự lực cánh sinh"' mới là giá trị đáng quý nhất, cần cù cũng được coi trọng nhưng chỉ đứng thứ ba sau “tự lực cánh sinh và thành đạt cá nhân”...
  • Giá trị luận

    30/01/2008Nguyễn Huy HoàngGiá trị luận (từ chữ Hy Lạp axios - giá trị và logos từ, khái niệm) học thuyết về các giá trị, lý thuyết triết học về những nguyên tắc có ý nghĩa chung, quy định hướng hoạt động, động cơ hành động của con người...
  • Đông Á và sự phát triển của các giá trị phổ biến

    05/02/2007Nguyễn Ngọc ToànTrong sựbiến đổi văn minh hiện nay, vaitrò quan trọng của triếthọc là nhận biết các giátrị tham gia vào các nền văn minh chủyếu, đặc biệt là nền văn minh Châu Âu và Châu Á,đồng thời, chỉ ra sự tươngđồng của các nền văn hoá- cáicó khả năng liên kết những dântộc, những xãhội khác biệt...
  • Mẹ tôi - giá trị cũ

    13/10/2006Quảng YênMẹ có nhiều bạn gái - bà giáo thân, cùng thời, cùng tuổi, cùng mê thơ lãng mạn Pháp. Trong số họ, cũng có người khổ vì con cái ích kỷ. Có bà sống một mình, dù con rất giỏi và thành đạt. Cho dù họ cư xử không mấy mặn mà với mẹ mình, nhưng mẹ lại luôn tự hào về họ và nhớ mãi tuổi thơ con đã lớn lên đáng yêu như thế nào...
  • Giá trị chân chính của kinh tế tư nhân

    07/07/2006Nguyễn Trần Bạt - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc InvestConsult GroupKinh tế tư nhân không chỉ có tiếng nói quyết định đến sức mạnh kinh tế của hầu hết các quốc gia mà còn trở thành một lực lượng kinh tế có ý nghĩa chính trị toàn cầu. Phát triển khu vực kinh tế tư nhân cũng có nghĩa là bảo tồn tính đa dạng phong phú của đời sống kinh tế, xem nó như là nguồn gốc của mọi sự phát triển...
  • Bàn về Đạo - Lý - Tính

    31/05/2006Đ.H.LCũng như các trường phái triết học cổ điển khác của phương Tây, hễ có lập luận triết lý tất yếu phải có quan niệm về các nguyên lý và nguyên nhân của sự sinh hóa trong vũ trụ, nội dung triết học của Nho giáo cũng có xuất phát điểm lấy cái Lý làm gốc với quan niệm: Thiên địa vạn vật nhất thể...
  • Hướng các giá trị đạo đức truyền thống theo hệ chuẩn giá trị Chân – Thiện – Mỹ

    27/03/2006TS. Đặng Hữu ToànNền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển riêng của nó đang có ảnh hưởng sâu sắc cả theo hướng tích cực lẫn tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị, các quy phạm đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong một quốc gia, dân tộc. Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình xâm nhập, bổ sung lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng xử truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế...
  • Định hướng giá trị và sự phát triển của thế hệ trẻ

    03/03/2006Phó GS. TS. Đỗ LongGiá trị bao giờ cũng đóng một là vai trò chỉ đạo và định hướng cho xã hội theo những mục tiêu to lớn được coi là có ý nghĩa cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình phát triển của xã hội nhanh hay chậm tùy thuộc ở chỗ giá trị được định hướng có phù hợp với quy luật khách quan hay không, phù hợp nhiều hay ít, có tương ứng với giá trị của cộng đồng, của cá nhân hay không và sự tương ứng ấy ở mức độ nào...
  • Giá cả và giá trị!

    24/12/2005Thực tế cuộc sống buộc chúng ta phải chấp nhận rằng có rất nhiều thứ giá trị nhưng không có giá về mặt tiền bạc và ngược lại, vô khối thứ đắt giá nhưng lại chẳng đáng hoặc không mấy giá trị...
  • Khía cạnh triết học trong các giá trị phổ quát của dân chủ

    24/11/2005Đỗ Trung HiếuTất cả những chủ thuyết và lý tưởng Sống chỉ đáng theo, đáng thực hành khi chúng nhân danh con người và phụng sự con người, khi chúng hợp lý, hợp quy luật, hợp với lẽ phải (chân), hợp với nhân tính (thiện), hợp với khát vọng về sự hài hoà và những tình cảm cao thượng của con người (mỹ). Dân chủ chính là một học thuyết đáp ứng được các tiêu chí đó. Nó chẳng những cổ vũ cho những giá trị chân, thiện, mỹ trong đời sống cá nhân và cộng đồng, mà còn chỉ ra những cách thức thực hành những giá trị đó...
  • xem toàn bộ