Chuyện về hưu

12:00 SA @ Thứ Hai - 01 Tháng Giêng, 1900

Nhớ lại sử ta rồi đọc báo hay lướt web, thấy một số chuyện về hưu đáng để luận bàn và suy nghĩ. Chu Văn An (? - 1370) đỗ Thái học sinh, được vời vào cung dạy cho con vua (Trần Vượng) rồi dạy vua (Hiển Tông), sau làm tư nghiệp Quốc Tử Giám. Ông là “thầy của các thầy". Thời Trần Dụ Tông (1341-1369) xã hội nhiễu nhương, thác loạn. Vua ham tửu sắc hát xướng hơn trị nước. Cận thần là lũ bất tài, lưu manh, lộng hành, hãm hại người hiền tài. Dân lành thì “tiếng kêu đậy đất án ngờ lòa mây”.Nhiều người bức xúc phải phát tang làm ma sống rồi mớivào triều "góp ý" với vua. Nhưng Chu Văn An vẫn không sợ, dâng sớ xin chém bảy gian thần. Tất nhiên sau đó là cái kết cục được ông tính trước: về hưu mà không có lương hưu. Đòi chém bọn tham nhũng không xong mà đầu vẫn còn giữ được trên cổ thì cũng gọi là may. Thầy như ông quả là bậc đại sư! Cú "về hưu non" của ông quả đáng lưu danh thiên cổ!

Nguyễn Công Trứ (1778-1858) là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại, từng làm đến binh bộ thượng thư. Năm Tự Đức thứ nhất 1847, ông nghỉ hưu, mang về quê nghèo Hà Tĩnh không phải một tài khoản kếch xù trong ngân hàng mà là một cái tráp (rương nhỏ) quần áo, sách vở, ở nhờ nhà từ đường, ngày ngày cưỡi bò đi chơi, đàn hát, thơ phú. Dân gọi ông là "Cố Lớn". Ông tự nhận mình là "kẻ hưu trí ngất ngưởng", vui vẻ sống giữa cảnh "gót senđủng đỉnh một đôi dì” (chắc là tường tượng chứ tiền đâu mà bao nhiều mỹ nhân thế). Về hưu như ông sau khi "nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo” quả là đại phước, thanh cao và thú vị.

Thời nay, nhiều quan to về hưu không có được cái thanh cao như thế của tiến nhân. Người thì bòn Nhà nước (tức là nắn túi dân đóng thuê) một chuyến du lịch giả mạo hàng chục ngàn đô, người gạ gẫm mua (rẻ như cho" cả một biệt thự hàng chục tỉ đồng, rất nhiều người mở tiệc ăn khao vì đã "hạ cánh an toàn", ý tự hào vì một đời ăn cắp may mà không bị bắt hay bị lộ!

Cũng là con Rồng cháu Tiên mà chuyện về hưu xưa và nay khác thế!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Cái nóc” và việc tránh cho “nhà dột từ nóc”

    05/10/2006Kiên ĐịnhNgười đứng đầu ngành quan trọng như cái nóc, chân lý này đã được khẳng định từ hàng ngàn năm nay. Ở các nước, việc chọn người đứng đầu được chuẩn bị một cách chu đáo, tổ chức bài bản và công khai. Từ việc phát hiện các nhân tố mới, tổ chức sàng lọc, bố trí vào các vị trí quan trọng để họ thể hiện mình đến việc chức tranh cử, bầu cử một cách bài bản dưới sự giám sát công khai của dân chúng và các phương tiện truyền thông...
  • Nên tập nghe những lời trách cứ

    05/09/2006TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnLàm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và luật hóa quyền phê phán của người dân đối với hoạt động của cá nhân người lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia, là công việc bức bách trong khuôn khổ dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội...
  • Lạm phát sách… “dạy làm quan”!

    08/08/2006Phạm Khải"Dạy làm quan" - Điều ấy không phải không cần thiết, nhưng trước nhất hãy dạy con người sống đúng với đạo lý làm người, thẳng thắn, chân thành và biết yêu thương đồng loại...
  • Soi gương

    11/07/2006Hà Văn ThịnhSocrates - triết gia người Hy Lạp là người đầu tiên trên thế giới khuyên con người phải luôn "soi gương": Hãy tự biết mình! Socrates còn đi xa hơn nữa khi cho rằng: Hạnh phúc lớn nhất của con người là hàng ngày ngẫm mình và ngẫm người; nếu không làm được như thế, cuộc sống sẽ không phải là cuộc sống...
  • Sao về hưu mới thẳng đương chức thì cong?

    29/06/2006T. G....không ít những cụ về hưu kể cảcác cụ vốn là cán bộ cao cấp đã có tháiđộ thẳng thắn nói ra nhiều điều mà khi đương chức không dám nói hoặc nói khác. Đa số bình luận rằng, khi đương chức là phải lo giữ ghế, giữ miếng cơm nên phải thả diều theo chiều gió, nói năng phải lựa lời. Còn bây giờ về hưu rồi, chẳng có gì để mất, không sợ gì ai nữa, nói thẳng sướng mồm lại khoái tai mọi người..