“Cái nóc” và việc tránh cho “nhà dột từ nóc”

11:47 SA @ Thứ Năm - 05 Tháng Mười, 2006

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linhtrong bài "Cái nóc"đăng trên Báo Đại đoàn kết số ra ngày 3/3/1990 đã viết "Giải quyết nội bộ xuất hiện lần đầu chỉ ở cơ quan lãnh đạo bên trên, vì "nhà dột từ nóc" nếu nhanh chóng trở thành phổ biến xuống đến các cơ quan lãnh đạo bên dưới, "vùng cấm" tràn lan đâu cũng có "vùng cấm" không được phê bình, đụng chạm, trong đảng đương nhiên xuất hiện những "siêu đảng viên" hàng chục năm chẳng phải tự phê bình, tự kiểm điểm nhưng khen ngợi, tâng bốc thì quá nhiều' quá đáng cùng với tuyên dương, đề bạt. Đây là thứ đặc quyền, đặc lợi tệ hại nhất làm cho nhiều cán bộ lãnh đạo chẳng cần học tập, nâng cao năng lực lãnh đạo. trau dồi đạo đức vẫn bình chân như vại, giữ hết chức vụ chủ chốt này đến chức vụ chủ chốt khác, chỉ thấy có lên không có xuống, có người năng lực lãnh đạo, quản lý và tư cách đạo đức rất hạn chế lại giữ những mấy chức vụ quan trọng”. Hơn 16 năm đi qua, điều cố Tổng Bí thư NguyễnVăn Linh nhắc nhở tưởng đã thành kỷ niệm. Vậy mà, bệnh tham nhũng không những không có xu hướng giảm mà đang có nguy cơ trở thành một vấn nạn. Một căn bệnh đã được chữa trị từ hơn 20c năm qua không những không khỏi mà còn có nguy cơ ngày càng lâm vào trọng bệnh khiến người ta liên tưởng đến ba tình huống: Thứ nhất, bốc thuốc đúng nhưng do chẩn đoán bệnh sai, Thứ hai, bắt đúng bệnh nhưng bốc thuốc sai, Thứ ba, bắt đúng bệnh, bốc đúng thuốc nhưng thuốc không đảm bảo chất lượng hoặc dùng không đủ liều.

Từ cái nóc cửa cơ quan chống tham nhũng

Vấn đề "đầu tiên"

Trở lại câu chuyện chống tham nhũng ở nước ta, nếu coi bộ máy Nhà nước như ngôi nhà thì điều đầu tiên là phải có cái nóc tốt. Bộ máy chống tham nhũng của chúng ta cũng đồ sộ và đông đảo không kém bất kỳ một nước nào trên thế giới. Cùng với Thanh tra Chính phủ, chúng ta còn có Viện kiểm sát cơ quan cảnh sát điều tra, an ninh kinh tế, Ban Nội chính Trung ương... trong đó Thanh tra Chính phủ là cơ quan đầu ngành được giao chức năng này. Cứ tưởng như với bằng ấy bộ máy cùng hàng ngàn "công bộc" của dân, thì không một con ruồi nào có thể chui lọt. Thế nhưng, không chỉ là con ruồi mà cả con voi cũng đã chui lọt qua bộ máy ấy.

Thanh tra Chính phủ, cơ quan ngang Bộ có chức năng giải quyết phòng chống tham nhũng được coi là cái nóc của công cuộc phòng và chống tham nhũng lại đang đối mặt với nhiều tai tiếng sau khi một loạt các thành viên cao cấp trong ngành dính vào những chuyện mờ ám. Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Quốc Trượng đã bị triệu tập để thẩm vấn làm rõ trách nhiệm của ông này trong quá trình thanh tra các công trình ngành dầu khí. Ông Trượng bị cáo buộc đã lạm dụng quyền hành, nhận hối lộ khi thanh tra ngành dầu khí từ năm 2001 - 2003. Ông đã bị đình chỉ công tác ba tháng để làm rõ những cáo buộc của các đương sự trước cơ quan điều tra của BộCông an.

Năm ngoái, ông Lương Cao Khái, PhóVụ trưởng Thanh tra kinh tế 2. Trưởng đoàn thanh tra các dự án liên quan dầu khí, đã bị bắt tạm giam cũng vì liên quan vụ án này. Hai nhân vật khác Dương Văn Lực và BùiVăn Bảy cũng đang bị tạm giam. Cũng như mộtngôi nhà dột nát thường từ các lỗ thủng trên mái. Việc chữa dột bắt đầu bằng việc phát hiện lỗ thủng và tìm cách khắc phục nó. Tuy nhiên cách này chỉ thành công khi lỗ thủng từ mái, còn nếu dột từ nóc, nghĩa là nóc hỏng thì việc chữa dột lại chỉ có thể thực hiện được bằng cách thay nóc.

Cái "nóc" của ngành giáo dục

Cũng như công cuộc chống tham nhũng trong lĩnh vực kinh tế trong lĩnh vực giáo dục đang đối mặt với căn bệnh thành tích, bệnh gian lận trong thi cử, thực chất đây cũng chỉ là một dạng biến tướng của căn bệnh tham nhũng - tham nhũng chất lượng giáo dục.

Sau một nhiệm kỳ không mấy thành công trên cương vị người đứng đầu ngành, cựu Bộ trưởng NguyễnMinhHiển đã rớt đài với một di sản bừa bộn và ngổn ngang với nhiều căn bệnh trầm kha. Mặc dù là một ngành thuộc Bộ trưởng Giáo đục- Đào tạo NguyễnThiệnNhânlãnh địa xã hội nhưng Giáo dục được coi là ngành quan trọng hơn bất cứ một ngành kinh tế nào. Chính vì lý do đó, trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XI đã chọn được một gương mặt mới thay cho "cái nóc" của ngành này là ông NguyễnThiệnNhân, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố HồChíMinh.

Ngay sau ngày đầu tiên ngồi vào "ghế Bộ trưởng", ông đã xuống cơ sở, gặp mặt thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người tố giác tiêu cực trong thi cử, động viên an ủi và đưa ra những quyết định ngay trong lĩnh vực đang nóng. ÔngNhân cũng có ý kiến chỉ đạo ngay việc thầy giáo gạ đổi tình lấy điểm, và nhiều vấn đề tồn đọng mà người tiền nhiệm để lại.

Gần ba tháng nhậm chức là thời gian chưa dài nhưng những chuyển động của ngành giáo dục đang được dư luận đánh giá cao. "Nói không với tiêu cực trong thi cử và với bệnh thành tích trong giáo dục" đang là cuộc vận động của thầy và trò trong hệ thống giáo dục - đào tạo. Phong trào này đã được dư luận ủng hộ nhiệt liệt và đang thành một làn sóng lan rộng ra toàn xã hội. Không chỉ những người trong ngành mà những ngành khác liên quan đều lên tiếng "nói không" với những tật bệnh đó. Giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của toàn dân, nằm ngay trong từng tế bào xã hội, không một gia đình nào trên đất nước ta lại không có mối liên hệ với lĩnh vực rộng lớn này.

Những chuyển động của ngành giáo đục phản ánh rất rõ đến việc thay một "cái nóc" mới của ngành đang được dư luận hoan nghênh.

Đến công nghệ chọn nóc

Người đứng đầu ngành quan trọng như cái nóc, chân lý này đã được khẳng định từ hàng ngàn năm nay. Ở các nước, việc chọn người đứng đầu được chuẩn bị một cách chu đáo, tổ chức bài bản và công khai. Từ việc phát hiện các nhân tố mới, tổ chức sàng lọc, bố trí vào các vị trí quan trọng để họ thể hiện mình đến việc chức tranh cử, bầu cử một cách bài bản dưới sự giám sát công khai của dân chúng và các phương tiện truyền thông.

Nóc phải được lựa chọn từ nhiều ứng viên. Thông qua cương lĩnh hành động của họ và cách thức bảo vệ cương lĩnh ấy, công chúng có thể xem xét, cân nhắc điểm mạnh, điểm yếu của từng ứng viên, từ đó lựa chọn được người thích hợp nhất cho mỗi vị trí. Việc tranh cử công khai còn tạo ra một cuộc đua cho những người có thiên hướng chính trị. Trên cơ sở nguyện vọng của nhân dân, họ sẽ biết nhân dân cần gì, muốn gì và phẩm chất của người đứng đầu cần có. Trên cơ sở đó để kiểm tra lại năng lực bản thân, xem cái gì mình có cái gì chưa. Cái đã có thì giữ gìn, phát huy, cái chưa có thì phải bổ sung, hoàn thiện.

Để tranh thủ được lá phiếu của công chúng, không chỉ có nghệ thuật vận động mà còn cả chương trình hành động, còn phải thực hiện những cam kết mà công chúng mong đợi. Công chúng là người giám sát những cam kết ấy. Sau nửa năm, một năm anh đã làm được những gì chưa làm được những gì, các lộ trình đã cam kết triển khai đến đâu, cái gì thành công cái gì chưa, đâu là nguyên nhân. Trên cơ sở đó công chúng vừa là người giám sát vừa là người hiến kế. Cái nóc không chỉ giữ cho ngôi nhà khỏi dột mà còn là kết cấu chịu lực giúp cho ngôi nhà đứng vững trước những dông bão của thiên nhiên.

Khi việc chọn nóc được áp dụng theo một quy trình bài bản, sẽ hạn chế một cách tối thiểu việc chọn sai, chọn nhầm. Nhà có cái nóc tốt, việc chữa dột không còn là vấn đề quá khó. Từ câu chuyện cái nóc của cố Tổng Bí thư NguyễnVăn Linh, chúng ta cần làm ngay và làm thật tốt công nghệ chọn nóc, để tránh tình trạng nhà dột mà không khắc phục được.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Thất phu hữu trách

    16/07/2015Vương Trí NhànĐiều quan trọng là người lãnh đạo cần tháo gỡ cho mọi công dân cái khó... tự giải tỏa được cái "ngại nói vì rất lo lắng" của người góp ý thì chắc chắn trí tuệ dân tộc được hanh thông...
  • Chính trị, quản lý và cơ chế của sự lựa chọn

    09/06/2014Nguyễn Trần BạtViệc sử dụng và lạm dụng thuật ngữ "chính trị" khiến nó thường bị hiểu sai và bị tầm thường hoá. Một trong những sai lầm phổ biến nhất và cũng căn bản nhất, là sự nhầm lẫn giữa chính trị và quản lý, giữa nhà chính trị và nhà quản lý...
  • Cần biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ

    27/11/2010Trần Bạch ĐằngCần tạo thế đồng bộ trong thực thi nghị quyết của Đảng và Quốc hội, mỗi ngành, mỗi địa phương đều cần “cắn rứt” trước những điều không hay và biết “nổi nóng” với các dạng trì trệ. Ngọn lửa phải bùng cao, tỏa rộng và lâu bền. Thời gian sẽ trả lời về quyết tâm của chúng ta...
  • Phiếm bàn về câu thành ngữ “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”

    25/11/2010Vũ ThoảngKhuôn phép gia đình; Lẽ sống và đạo đức; Ngôi vị và trọng trách của con người trong cuộc sống gia đình, trong cộng động xã hội... Quá trình thực tế đời sống và xã hội, "Thượng bất chính, hạ tắc loạn" đã trở thành thành ngữ, câu nói cửa miệng của nhân dân ta từ lâu đời.
  • Nhân tài tiềm ẩn đang chờ con mắt tinh đời của người lãnh đạo

    25/09/2006Nguyễn Văn ChiểnNgày xưa có chuyện LưuBị ba lần đến cầu Khổng Minh ra giúp mình xây dựng cơ đồ. Đó là chuyện người lãnh đạo cấp cao tìm đến người tài để giúp cho sự nghiệp của mình. Bên ta NguyễnTrãi đã rời Đông quan vào rừng núi Lam Sơn giúp Lợi xây dựng nghiệp lớn, đó là bước đi ngược lại: người tài tìm đến minh chủ. Cách đây đúng 60 năm, Hồ Chí Minh đã trao việc xây dựng đội quân cách mạng cho một trí thức trẻ mới ngoài 30 tuổi: người đã nhắm đúng người, trao đúng việc, con mắt tinh đời của Người đã tạo nên một nhân tài quân sự kiệt xuất của nước nhà, sánh ngang với Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuán và Quang Trung…
  • Nên tập nghe những lời trách cứ

    05/09/2006TS. Nguyễn Ngọc ĐiệnLàm rõ vai trò, trách nhiệm cá nhân trong hoạt động lãnh đạo và luật hóa quyền phê phán của người dân đối với hoạt động của cá nhân người lãnh đạo, đặc biệt là người lãnh đạo quốc gia, là công việc bức bách trong khuôn khổ dân chủ hóa đời sống chính trị, xã hội...
  • Đóng - mở và kết nối

    29/08/2006Nguyễn Xuân HiếuNhà Nguyễn, ngànhDu lịch, trailàng, cơ quan chức năng, ông thủ trưởng nọ, nhà hàngxóm kia, VNPT...cho hay cáisự đóng, mở và kếtnối từ xưa chí nay,từ trên xuống dưới,từ tư tưởng đến lờinói vàhàng động đánglo lắm...
  • Hữu danh vô thực chỉ làm cản bước tiến…

    14/08/2006Lan NgọcTôi không thích ngồi một chỗ mà than vãn. Người ưa than vãn hoặc là người không có tài hoặc là người tự thỏa mãn với sự kém cỏi của chính mình. Nhà tài phiệt Soros có một định nghĩa rất hay về hạnh phúc: “Hạnh phúc là cái mình nghĩ về mình và xã hội nghĩ về mình. Hai hình ảnh này càng gần nhau thì càng hạnh phúc, và ngược lại".
  • Ai kiểm soát ai?

    24/07/2006TS. Nguyễn Quang ATất cả đềuhữu hạn.Vô tận là sảnphẩm của trí tuệ conngười. Cáilớn quá,to quá cao quámà con ngườikhó hình dung nổi thìđược coi làvô tận.Đó làmột sựsáng tạo tuyệt vời của con người, với khái niệmvô tậncon ngườicó thểmô tả (gần đúng) rấtnhiều hiệntượng. Không có cái kháiniệm vô tậnấy khoa học chắc thật khó phát triển. Ấy nhưng, đừng có thần thánhhoá con người làsinh vật dễ lầm và rất nhiều khi mắc vào cái bẫydo chính tư duy...
  • Họ đều là con cháu “các bố” cả

    17/07/2006Kiên ĐịnhMột Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước đã không dưới một lần tâm sự, tại Công ty ông chỉ có già 1/3 nhân viên làm việc có hiệu quả, số này phần lớn được tuyển dụng bằng con đường công khai. 1/3 nữa là con em các vị trong ngành và 1/3 còn lại là do các cấp trên, ngành dọc, ngành ngang hay quan hệ chéo, gửi gắm. Số này vẫn là một ẩn số phức tạp, không ít trường hợp là một gánh nặng...
  • Im lặng và hứa suông: Hai căn bệnh cần có thuốc đặc trị

    14/07/2006Hải YếnHiện nay nhân dân là các doanh nghiệp đã và đang bị một bộ phận công chức thoái hóa, biến chất hành hạ đủ kiểu và ngày càng tinh vi. Tại kỳ họp Quốc Hội lần này, vấn đề lại được đưa ra thảo luận và việc giải quyết mối quan hệ giữa các công chứclà nhân dân - doanh nghiệp được gọi vớicái tên là: “Cải thiện quan hệ củacơ quan hành chính với dân”...
  • Bàn về từ nguyên của thuật ngữ “quản lý” và “quản lý hành chính”

    16/04/2006Hoàng Ngọc Hùng (Đại học Đà Nẵng)Bàn thêm về thuật ngữ quản lý và quản lý hành chính là một trong những việc cần thiết cho hoạt động dạy học quản lý hành chính và đẩy mạnh cải cách hành chính hiện nay ở nước ta...
  • “Lương, cỡ nào cũng sống được - thế mới lạ!”

    23/03/2006Mai LanGiáo sư Hoàng Tụy vẫn thường kêu lên như thế mỗi khi ông phải giải đáp băn khoăn của tôi về những sự việc “không thể hiểu” được trong giáo dục và khoa học. Lần này cũng thế, khi đề cập đến tệ nạn tham nhũng ông lại bắt đầu gọn lỏn: lương thế này thì chống tham nhũng sao nổi!
  • Thư gửi bí thư đảng ủy

    14/03/2006Nguyễn Văn MinhSau các hoạt động, khi đoàn viên... về hết rồi thì chỉ còn mình tôi với... một đống sổ sách. Hoạt động hằng tháng chỉ đếm trên đầu ngón tay mà có tới hơn một chục cuốn sổ công tác. Mỗi tháng một lần ngồi viết nghị quyết trên bốn mặt công tác, dù có cô đọng lắm thì cũng “đi đứt” gần 10 trang A4 cho một nghị quyết...
  • xem toàn bộ