Bánh chưng, Dưa hành... và những đổi thay của Tết

09:51 SA @ Thứ Năm - 04 Tháng Hai, 2010

Tết, dù thời nay được định nghĩa bằng những món Tây, bằng những món quà biếu xa xỉ chở nặng... toan tính thì trong tâm niệm của hết thảy người Việt, Tết muôn đời vẫn là xum vầy, là tụ họp và vui vẻ.

Năm hết, tết đến. Tiệc tùng mở ra. Trong quan niệm của người Việt xưa thì cả hai năm dành dụm chỉ dành cho một ngày tết. Có chút đường cũng góp lại, có chút mắm cũng để dành. Chút đậu xanh ki cóp được cả năm cũng chỉ để dành cho dịp này để gói bánh chưng. Ở quê thì mổ lợn chung, mấy nhà chung nhau một con. Cũng khoảng từ thời điểm này mọi người bắt đầu để dành bí, hồng để làm mứt. Với những cậu học trò lười thì điểm chác cũng vừa xong, họ bắt đầu quan tâm tới con dấu in trên trang vở cũ, những quả pháo Bình Đà. Nhiều cậu ham chơi, nghịch ngợm còn tự cuốn pháo, những quả pháo cối nguy hiểm giờ trẻ em không còn thấy, nhưng dù gì nó cũng là một phần của Tết xưa. Tết ngày đó, nghèo nhưng vui, ai cũng nghèo, tranh đua gì?

Rồi mọi thứ bắt đầu thay đổi từ năm 1986, nước nhà chính thức mở cửa, những tập đoàn lớn bắt đầu rót tiền vào Việt Nam. Người Nhật tới Việt Nam đầu tiên khi người Nga vừa về nước. Văn hóa Tây Âu và Bắc Mỹ ngày một thổi mạnh. Mọi ý niệm về tết, quà tết của mọi người cũng bắt đầu thay đổi.

Bây giờ, Tết bỗng nhạt hơn. Bởi người ta, kể cả trẻ con bỗng nhiên dồn cái nô nức ấy cho Noel – tết của người Công giáo rồi. Trẻ con háo hức chờ ông gia Noel cưỡi xe máy đến nhà tặng quà. Các quán bar, nhà hàng, công viên ngày này lũ lượt khách Tây, khách ta ăn uống vui chơi. Đường phố tắc nghẽn, còi xe inh ỏi, không khí rộn ràng bởi ai cũng muốn ra đường ngắm phố, ngắm người. Hai bên phố, các cửa hiệu nhộn nhịp kim tuyến, đèn xanh đèn đỏ nhấp nháy trên cây thông Noel. Chẳng thiếu người chạnh lòng: Dân mình giờ Tây quá. Nhưng mà ngày vui, ngày Tết, dù chẳng phải Tết truyền thống, thì cớ gì mà buồn, chi bằng cứ vui chung cái vui của mọi người. Có thêm một cái Tết, cuộc đời này thêm một niềm vui.

Nhưng mà vì Noel, vì Tết dương lịch vui mất rồi, nên chẳng mấy nữa lại đến Tết Nguyên đán, người ta cũng kém đi cái phần háo hức. Mà Tết của người ta chơi là chính, Tết mình ăn uống lễ lạt mấy ngày, lớp trẻ đâm ra ngại: ngại mua, ngại sắm, ngại nấu nướng, ngại thăm hỏi. Có mấy ngày nghỉ, chủ trương của mấy bà mẹ trẻ là ngủ nướng. Nếu mà bày vẽ, bận thêm, mệt thêm, còn gì là nghỉ ngơi nữa. Thế là Tết bỗng dưng bị người ta... sợ. Nỗi sợ Tết cũng bởi thời này stress là... đại dịch.

Từ cái ngày Công Táo chầu trời, người ta đã thấy Tết len lỏi trong đào, trong quất, trong sắc hoa, tà áo. Ngày xưa, người ta sắm Tết từ đầu tháng chạp, còn bây giờ mấy co vợ trẻ đến tận 30 có khi mới quáng quàng ra chợ. Thời buổi điện thoại, internet, cái gì chả có trên mạng. Vài ba mẹ mách nhau alô đến cái cửa hàng này, thế là 30 Tết có sẵn cân giò, con gà luộc. Bánh chưng bày vẽ gói ghém làm gì cho phức tạp, alô là có ngay. Mứt thời nay có cho gọi là có, chứ ai ăn, lại “Alô chị ơi cho em cân bánh, gói kẹo, với tí hạt dưa, vừa vừa thôi nhé, không thì ra Tết hỏng hết, giờ ai ăn”. Chị bán hàng chiều khách, đong đủ vừa ba ngày Tết, không thừa không thiếu, khéo ghê. Nhiều nàng dâu nhân cái tiện đó, cũng chẳng cần alô mà làm gì, ra siêu thị sắm một cái Tết thật oách: nào vang Pháp, whisky Anh, xúc xích Đức, salat Nga, phồng tôm Thái, thịt bò Úc. Chỉ khổ bà mẹ chồng, thèm món canh măng hầm giò heo, ước có mấy củ kiệu để ăn miếng bánh chưng ngày Tết mà cũng khó. Nhưng mà chúng nó bận, thôi thì có ba ngày Tết, rồi cũng qua nhanh. Tết thời alô tiện thật, nhưng cái tiện đủ đường ấy bỗng dưng khiến con trẻ mất đi thú vui vùi củ khoai nướng khi trông nồi bánh chưng, khiến cô thiếu nữ không có thời gian ngắm đào bên phố chợ còn những người luống tuổi thì tặc lưỡi: “Bao giờ cho đến Tết xưa?”.

Quà Tết bây giờ cũng khác. Mươi năm cũ, người ta tặng nhau cặp bánh, cân giò, với tấm lòng trân trọng, với tình thương mến thương. Bây giờ, 23 Tết nhân viên cuống cuồng nghĩ mua gì tặng sếp để năm sau thăng chức, lên lương. Rồi thằng kia nó tặng sếp chai rượu Tây không lẽ mình chẳng biếu sếp nổi chai vang ngoại? Quà Tết bỗng trở thành thứ chở nặng những mưu đồ, toan tính của kẻ lắm tiền, cơ hội và là gánh nặng với người nghèo. Quà biếu sếp nặng đô, quà biếu ông bà nhạc cũng thêm phần tiền bên cạnh thùng bia, hộp bánh cho nó... thiết thực. Nhưng mà “thời thế, thế thời, dù sao chúng nó cũng nhớ đến cha mẹ, anh chị em ngày Tết, thế cũng là quý rồi”.

Vẫn biết Tết không còn được chăm chút như trước, nhưng bánh chưng thì nhà nào cũng vẫn có, giò thủ, canh măng vẫn song hành với bò Úc, cá hồi. Mai vẫn vàng và đào vẫn thắm, dù hoa đất được nhiều người chọn (cho nó bền, đỡ phải thay nước). Tết, vẫn còn giữ phong vị đó. Người già mong Tết để sum vầy với con cháu, con trẻ vẫn ước Tết đến để được lì xì lấy may.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Mạn đàm tập tục Tết

    22/01/2020Bùi Đức Anh TúNăm nào cũng vậy, sau lễ cúng ông công ông táo, mọi gia đình quét dọn nhà cửa, sắm lễ, treo câu đối, đoàn tụ ăn bữa cơm tất niên để đón năm mới. Tết đến, mọi người chúc nhau mạnh khỏe, may mắn, chúc bạn bè gần xa nhiều tài nhiều lộc.
  • Tết và những giá trị gia đình thời hội nhập

    22/01/2020Trần Thị TrườngXuân đến Tết về không chỉ là ngày, là mùa đón khí mới mà còn là dịp con người tri ân tổ tiên, nguồn cội, biểu tỏ tình yêu thương với gia đình, người thân, bạn bè…
  • Tâm lý ngày Tết

    22/01/2020Phạm QuỳnhNhững dịp để cả một dân tộc được sống cùng nhau trong một tình cảm, một ý tưởng chung, cùng một xúc động tập thể, bao giờ cũng hiếm. Thường đấy phải là những sự kiện quan trọng, có liên quan ngay đến đời sống của cả cộng đồng, mới có thể tạo nên sự đồng nhất như vậy về ý nghĩ và rung cảm của mọi người.
  • Một thoáng cảm xúc mùa Xuân

    15/02/2018Nguyễn Tất ThịnhXuân là câu chuyện của Trời
    Tết là Tình ý của Ngưới đón Xuân
    Bốn Mùa trải mấy gian truân
    Đợi Giao Thừa đến thả vần Thơ bay…
  • Tết Hà Nội thời hội nhập

    15/02/2018Băng SơnTết là ngày đặc biệt nhất trong những ngày đặc biệt của một năm. Theo câu ca dao cổ: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, thì ngoại trừ “tràng pháo” theo lệnh của Chính phủ cấm pháo, không còn là thú chơi nữa, không ai đốt pháo nữa, thì các thứ khác vẫn xuất hiện trong ngày tết khắp đó đây, tuy có nhiều thay đổi.
  • Giữ Tết cổ truyền - Tết xưa, tết nay….

    21/01/2017G.SLê Văn LanNgày xuân con én đưa thoi. Chỉ có 6 chữ thơ Xuân thôi mà thấy đủ sự vần vũ chuyển động của đất trời và lòng người. Có sự nhịp nhàng vui vẻ của con thoi và tiếng thoi. Cả những thoăn thoắt sinh động của cánh én trên lồng lộng mây trời… Tết xuân là như thế. Không hề và không thể “nhất thành bất biến”. Nhưng nếu biến động chuệnh choạng hoặc thậm chí đứt gẫy thì “ còn gì là xuân”?
  • Tết xưa và nay

    25/01/2012Ngân HuyềnTết như cái bản lề, khép lại một năm này và mở ra một năm khác. Tết là thời điểm đặc biệt mà chỉ trừ những đứa nhỏ, bộ nhớ còn rất nhiều khoảng trống, còn lại phàm những người có ký ức đều bắt đầu hồi tưởng và so sánh: “Tết giờ sao nhạt, chẳng giống ngày xưa!”.
  • Tết lại nhớ Tết

    25/01/2009Hồ Đình GiangSài Gòn cũ ăn Tết rất rộn rã. Tâm lý "hiện sinh" thấm nhuần cả chuyện ăn Tết. Chơi Tết cho đã đi vì quanh năm ngất ngư lo toan bao nhiêu chuyện. Nghe mấy bản nhạc ban QVT là đã thấy ra không khí tưng bừng
  • "Ăn" Tết

    23/01/2009Quế ViênĐầu thập niên 1970, nhiều người gốc Bắc sống ở Sài Gòn - được gọi chung là dân “Bắc Kỳ di cư” - tìm đọc Áo mơ phai của Nguyễn Đình Toàn và Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng để nhớ hoặc biết ít nhiều về quê nhà. Nếu Áo mơ phai là những hoài niệm buồn nhưng cũng đầy lãng mạn về Hà Nội, thì tác phẩm sau toàn chuyện… ẩm thực.
  • Mâm cỗ ngày tết

    23/01/2009Quang TâmTết nguyên đán được coi là Tết lớn nhất của người Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một nước sống là nông nghiệp, đây là thời gian mà mùa màng đã hoàn tất, người rảnh rang, là lúc để nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng nhau.
  • Chuyện phong tục Tết

    19/01/2009Nguyễn Vinh PhúcLễ tết là thuộc về phong tục. Trong phong tục của cả nước có phong tục riêng của từng vùng. Mỗi vùng đóng góp những phong tục của mình vào phong tục chung. Hà Nội cũng vậy, từ xưa để hình thành một vùng “Văn hóa kinh kỳ” cũng có tục đón Tết riêng.
  • Ý nghĩa ngày Tết Nguyên Đán

    15/01/2009Hồng Anh (st)Tết Nguyên Đán là ngày hội cổ truyền lớn nhất, lâu đời nhất, có phạm vi phổ biến rộng nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau và là ngày lễ tưng bừng, nhộn nhịp của cả dân tộc. Từ những thế kỷ trước, từ đời Lý - Trần – Lê, ông cha ta đã cử hành lễ Tết hàng năm một cách trang trọng.
  • "Chung rượu đào" của Bác Hồ

    30/04/2008GS. Tương LaiKể từ lúc khúc hùng ca "như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng" cất lên trong ngày vui hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc, cho đến nay cũng đã 33 năm, một phần ba thế kỷ...
  • Cảm nghĩ thời đại lúc vào xuân

    29/03/2007Nguyễn Khắc MaiTôi không thể không làm một việc cần thiết: gửi một lời chúc xuân tới quý bạn đọc, những tri kỷ của mình. Thật may mắn, tôi đã tìm được lời chúc xuân rất có ý nghĩa trong một bài thơ của Ngô Thì Nhậm "Nhập Xuân đa giai thụy" (Vào xuân với nhiều điều Đẹp giai, Lành - thụy).
  • xem toàn bộ