Anh nông dân và những chiếc 'hộp'

04:58 CH @ Thứ Hai - 15 Tháng Sáu, 2020
Truyện có tính ngụ ý về lẽ lao động của mỗi người với sự tinh thần : dù ở đâu, lúc nào, có bao , từ mình, với gì . chuyên tâm chuyên cần lao động ai cũng có phúc phận thôi ( chứ không phải đợi điều kỳ diệu nào )...
.
.
Xưa, một anh nông dân tuổi ngoài ba mươi, bấy lâu cày cấy trên ruộng đồng ông bà để lại chỉ thấy cơ khổ , chút của ăn của để chẳng nổi vài ngày mai.
.
Anh ghét ruộng đồng, chán thiên nhiên, sợ bốn mùa, cảm thấy tất cả như quay lưng với mình, tự rủa số phận. Anh kêu Giời mãi, rồi cũng thấu, Tiên Ông được cử xuống gặp nói: vậy hãy đổi đồng ruộng cho Ta để nhận lấy cái sọt rỗng kỳ diệu ‘đựng được đủ những gì mong cầu’ . Anh vui vẻ đồng ý ngay. Tiên Ông buộc dây sọt cho và dặn : vật này đeo lên thân tâm con, đúng 1 năm . Sáng mai con hãy khởi hành . Ta sẽ đặt rải rác trên đường nhiều hộp muôn hình muôn vẻ ghi ‘Cái / Thứ/ Điều’ bên trong ai cũng muốn , tuỳ ý con cảm mà nhặt bỏ vào sọt. Hễ con mở ra lúc nào nên dùng ngay, nếu không thì giá trị của chúng dần bị mất đi nhanh : hoặc 1 ngày hoặc chỉ trong tuần Trăng ; khi con quyết định dừng hoặc quay về trước 1 năm tất cả hoá hư không . Mỗi ngày con lên đường phía trước , những hộp bỏ qua thì sẽ không còn; liền 3 hôm không nhặt thì sau đó sẽ không gặp gì nữa. Nếu kiên trì hết 1 năm, con hãy lấy ngay ra những hộp còn lại chưa mở sẽ sử dụng tiếp được hết đời, vì đúng khi đó Ta thu về cái sọt.
.
Những ngày đầu với anh ta thật hào hứng...bao nhiêu ‘Cái / Thứ / Điều’ nhặt nhiều khiến sọt đầy lên nhanh cùng với trĩu nặng. Do sốt ruột anh ta mở ngay nhiều hộp ra xem có ‘Cái / Thứ / Điều’ gì. Có hộp đựng Vàng... mừng rỡ gói lại ngay nhưng giá trị của nó bị mất đi rất nhanh như Tiên Ông nói.
.
Sọt tuy đựng được vô hạn, nhưng càng đầy càng nặng mệt muốn nghỉ, nhưng nhớ lời Tiên Ông dặn nên cố gượng đi mỗi ngày. Kinh nghiệm ‘mở ngay’ cho anh nhận thấy ‘Cái’ nặng hơn ‘Thứ’ , và ‘Thứ’ nặng hơn Điều’ . Từ đó anh phải lựa chọn : muốn cho thêm gì mới vào thì phải bỏ bớt cũ đi, muốn cầm này thì phải buông kia, muốn đi nhanh phải nhẹ, muốn an toàn nên ít vật mang . ‘Cái’ nặng lỉnh kỉnh, mất giá trị nhanh khi mở ; ‘Thứ’ thường là phù phiếm , tương đối, cũng gây nhiều phiền toái ; còn ‘Điều’ thì mở ra xem lại chuyển được vào đầu thấy khôn hơn, lại đỡ phải mang .
.
Có ngày chả còn thức bỏ bụng , tuy có nhiều hộp trong sọt lại không thể ăn, không gặp chợ để trao đổi. Thật trớ trêu : một lần gặp người trên đường, anh ta lấy ra gói nghĩ rằng ai cũng thích vì bên trong đựng ‘Điều’ gọi là ‘hạnh phúc’ để đổi thức ăn. Ai ngờ người kia trả lời: tôi chỉ còn cơ số tiết kiệm lắm lắm mới mong không chết đói mà về được nhà xa, nên hiện giờ đồ ăn là hạnh phúc tuyệt đối của tôi sao dại đổi lấy cái ‘hộp hạnh phúc’ ảo huyền của anh mà chính anh không thấy nó nuôi được bụng mình. Anh tỉnh dần với ‘Điều’ đó ! Nên cũng không ham hố gì nhiều nữa.
.
Cứ như thế, gần 1 năm trôi qua. Quy tắc Tiên Ông đã dặn khiến anh ta rất nhọc mệt mà những cái hộp đã nhặt chưa thể đắc dụng ; chả kịp có bạn thân nào ; không bắt đầu làm được gì.... vì ngày nào cũng phải lên đường, vì chưa hết 1 năm thì những hộp trong sọt thành vô giá trị. Lòng dạ sốt ruột anh ta mong chóng hết 1 năm....
.
Trên một đoạn đường đồng hành với một cao nhân , được nghe một ‘Điều’ khiến ánh ta rất nhớ :
. ‘Đặt chân đến đâu hãy thực sống ở đó, đã dừng ở đâu hãy chuyên cần ở đó, đừng đuổi theo thời gian hoặc đừng để nó lôi mình’.
.
Anh ta bừng tỉnh : không thể trở về với quá khứ, phải nhanh chóng bắt đầu với cuộc sống mới dù đến đâu khi hết 1 năm , hoặc trắng tay nếu nửa đường ! Từ đó anh không chú trọng nhặt thêm gì cho khỏi nặng mà lao tâm nghĩ về khởi sự ở nơi mới sẽ tới.
.
Khi vừa đúng 1 năm. Anh nhận ra mình đang trong vùng đất thưa thớt sinh linh. Anh vội lấy những ‘Cái / Thứ / Điều’ còn sọt ra , chẳng là bao !
.
Cái sọt rỗng hoá thành làn khói trắng nhỏ bay lên hư không. Từ tầng cao vọng xuống tiếng Tiên Ông: vùng đất này Ta cho con mượn dùng để tiếp sinh sống, với quy tắc mới : những cái hộp còn lại với con là Giời ban tạm cho bất quá 1 đời, làm vốn để lao động và phải ghi nhớ : Giời sẽ tính sổ lỗ lãi việc tạo nghiệp của con với những gì Giời đã trao !
.
Anh ngửa mặt lên xin vâng lời, rồi cúi xuống mở một cái hộp nhỏ nhất ghi rằng : ‘Giời tạo thiên nhiên cho con người , nên mảnh đất nào cũng có thể đơm bông kết trái bốn mùa khi chuyên cần. Hãy dùng tốt những gì đựng trong các hộp còn lại: ‘Cái’ là trước mắt, biết ngay sử dụng mới có giá trị ; ‘Thứ’ là tương tác hữu ích với vạn vật xung quanh ; ‘Điều’ là càng dụng thiện cách càng nghiệm lành, càng chia sẻ càng giàu có , hãy như ‘Nước’ !
..
Anh sinh sống và lao động theo quy tắc đó ! Từ đó cây cỏ muông sinh , vạn vật sinh thái tươi đẹp nảy nở, thân hữu, ủng hộ anh mọi chuyện, sinh con cháu đề huề! Anh hiểu đó là sự công nhận của Giời : Anh đã tạo lãi!
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Nói về Lao động

    01/05/2019Nguyễn Tất ThịnhTrên các ngả đường, đến nhiều nơi làm việc, trải nghiệm cùng nhiều người lao động, tôi càng thấm thía rút ra 9 điều dưới đây : đúng với từng người, với cả cộng đồng...
  • Giá trị lao động và giá trị tri thức

    01/05/2017Trần Quân Tuyền (GS, TS Viện khoa học xã hội Trung Quốc)Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra sự phân tích và luận chứng khoa học để, một mặt, phê phán quan điểm của phương Tây cho rằng lý luận giá trị lao động của C.Mác đã không ý nghĩa, mặt khác chứng minh một cách thuyết phục lý luận giá trị thặng dư của C.Mác không hề lỗi thời, mất tác dụng...
  • Lao động của chúng ta bắt đầu tụt hậu

    15/06/2016“Việt Nam đã bắt đầu tụt hậu so với các nước trong khu vực về sức tiếp thu kỹ năng lao động” - Nhận định trên được đưa ra trong một dự án nghiên cứu về lao động việc làm do Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tại Việt Nam chủ trì...
  • Chỉ lạc quan khi có Khả năng lao động cho Tương Lai tươi sáng

    20/04/2018Nguyễn Tất ThịnhNhư phương châm viết của tôi : sự thật, tâm thành, hữu ích ! Các câu chuyện đều nhằm tới vấn đề XH, nên đọc qua thấy mệt, nhưng nhìn rộng trong cuộc sống thấy mừng vì sự thật tôi viết dưới đây càng ít đi, và người ta đã biết rõ nguyên nhân của nó…Hơn nữa ngày càng nhiều người có khả năng xã hội hóa lao động hữu ích của mình hơn để không sợ tuổi tác...
  • Có một thế hệ mang tên 'LƯỜI': Lười đọc sách, lười lao động, thích rượu bia, căn bệnh trầm kha khiến chúng ta mãi không giàu?

    22/02/2018Phan NgọcTiếp tục "lười" lập thành tích, năng suất lao động thấp hơn cả Lào, thói quen lười làm, lười đọc sách nhưng lại chăm rượu bia của người Việt phải chăng là nguyên nhân khiến chúng ta mãi vẫn mãi... không giàu và văn minh...
  • Người lao động xuất sắc

    19/08/2016Dương Xuân BảoLao động của con người ngày nay đã được xã hội hóa, được phân công rất chuyên biệt ra hàng triệu loại lao động khác nhau. Nhưng theo bạn, cần có những kiến thức gì để có thể hoàn thành tốt lao động của mình để có thể trở thành "Nhất nghệ tinh - Nhất thân vinh?"
  • Hãy lao động đi!

    07/07/2016Chungta.com sưu tầmĐi làm việc đi, đồ nhác ! Đừng có ăn không nữa, quân ăn bám. “Hãy tìm nghề mà sinh nhai, làm một công việc, thực hiện một bổn phận, mày không muốn à ? Làm việc như mọi người mày cho là chán phải không ? Làm việc là một quy luật. Kẻ nào chốn tránh lao động vì cho là buồn chán thì sẽ phải lao động như một hình phạt...
  • Tiểu thuyết "Lao động Biển cả" của Victor Hugo

    11/09/2015Lao Động Biển Cả (Les Travailleurs de la mer) Là một tác phẩm của đại văn hào Victor Hugo được xuất bản năm 1866. Tác phẩm mô tả cuộc đấu tranh của chàng đánh cá Giliát với biển cả và sự hy sinh cao quý của chàng cho hạnh phúc của người chàng yêu tha thiết, Đêruysét...
  • Tâm giao về sự học và Sự nghiệp lao động

    17/11/2014Nguyễn Tất ThịnhChúng ta hãy hình dung điều gì xảy ra nếu một đứa trẻ không được đi học? Lớn lên trở thành ai ? Có thể là một Doanh nhân? một Vị Tướng hay một Chính khách được không? Cũng như vậy đặt câu hỏi ngược lại rằng nếu một Doanh nhân, vị Tướng, hay Chính khách nếu không được học sẽ thực thi chức phận của mình như thế nào, chưa nói đến là tài giỏi?
  • Hai chữ lao động

    16/08/2009Huỳnh Thúc KhángTừ văn hóa đông tây tiếp xúc nhau, trên thế giới mỗi ngày mỗi sinh ra chuyện mới. Xem như văn tự Trung Hoa là một thứ xuất hiện trên đời đã rất cổ, nay bị triều lưu Âu Mĩ cảm xúc chùi mài, mà tự nhiên nẽ ra cái vẻ mới. Trên ba bốn mươi năm nay danh từ mới xuất hiện đã nhiều (như dân quyền, tự do, xã hội chánh đảng v.v... ) mà từ nay về sau, trong kho chữ Hán cũ rích kia, có lẽ còn nhiều thứ lần lần trồi đầu ra mà mang cái huy hiệu mới. Hai chữ “lao động” cũng là một hạng trong danh từ mới đó, truyền sang nước ta đã trên mười năm nay và bây giờ đã thành một tiếng thông thường, ai cũng quen tai cả.
  • Sức lao động hiện đại

    30/06/2009GS. Hồ Ngọc ĐạiThực tiễn xã hội phải được xử lý trước hết bằng lý luận, bằng sự định hướng lý thuyết, rồi mới thực thi bằng một công nghệ được thiết kế trên cơ sở khoa học. Công cuộc Đổi mới hiện nay rút cục phải biến một thực tiễn tự phát có thể xử lý bằng kinh nghiệm, thành một thực tiễn tự giác, xử lý bằng định hướng lý luận, bằng khoa học - công nghệ hiện đại của thế giới hiện đại.
  • Bàn về lao động

    01/05/2009Masushita KonosukeGần đây người ta hay nói: Người Nhật làm việc quá nhiều. Nhưng theo tôi, lao động là thứ mà thời đại nào cũng quý, cũng quan trọng. Lấy một ví dụ có thể là hơi cực đoan, nhưng nếu không một ai lao động thì cũng sẽ không có sự tiến bộ nào và không thể hình thành nên thế giới con người.
  • Gắn văn hóa doanh nghiệp với đời sống người lao động

    06/08/2005Ts. Phan Quốc Việt"Tại sao ta thành lập doanh nghiệp? Doanh nghiệp hoạt động có phải chỉ vì tiền hay vì nhiều mục đích khác nữa? Theo tôi, xây dựng doanh nghiệp là để làm cho đất nước hưng thịnh. Như vậy, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cũng không nằm ngoài mục đích đó.
  • Một số nét về thị trường lao động CNTT tại Mỹ

    11/08/2006Hoàng Quỳnh LiênNăm 2000 đánh dấu sự sụp đổ của hàng loạt các công ty dot.com. Trong khi đó, nhiều công ty đã từng thành công trong lĩnh vực công nghệ cao cũng nhận thấy tỷ suất lợi nhuận về lâu dài không ổn định. Những sản phẩm dịch vụ hôm qua còn thu được lợi nhuận đến hôm nay đã không bán được. ...
  • Chương 2. Phong cách khoa học trong lao động

    14/07/2005
  • Tốt nghiệp cử nhân, làm lao động phổ thông

    09/07/2005Việc làm cho sinh viên sau khi ra trường hiện đang là một vấn đề rất nan giải, chưa có biện pháp giải quyết hữu hiệu. Một thực tế trớ trêu hiện nay: người có bằng cấp, năng lực thật sự được đào tạo trong môi trường giáo dục tốt nhưng lại không có điều kiện xin việc, phải sống lay lất qua ngày với những công việc không cần đào tạo chuyên sâu.
  • xem toàn bộ