Một số nét về thị trường lao động CNTT tại Mỹ
Năm 2000 đánh dấu sự sụp đổ của hàng loạt các công ty dot.com. Trong khi đó, nhiều công ty đã từng thành công trong lĩnh vực công nghệ cao cũng nhận thấy tỷ suất lợi nhuận về lâu dài không ổn định. Những sản phẩm dịch vụ hôm qua còn thu được lợi nhuận đến hôm nay đã không bán được.
Tuy vậy nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn rất lớn. Do vậy, thị trường nhân lực CNTT cần phải được phân tích dựa trên những số liệu thực tế. Mặc dù nhiều công ty riêng lẻ thất bại và nền kinh tế đang trì trệ nhưng nhu cầu thuê nhân lực mới vẫn đang tăng.
Năm 2000, hiệp hội công nghệ thông tin Hoa Kỳ (ITAA) tiến hành một nghiên cứu có tên “Bridging the Gap” dự đoán có tới 1,6 triệu việc làm trong lĩnh vực công nghệ thông tin nhưng trong đó 850 ngàn việc làm vẫn còn trống do bức tranh về việc làm đã thay đổi. Các công ty phải kiểm soát và tiến hành kế hoạch tuyển dụng thận trọng hơn để ứng phó với những thay đổi của thị trường. Vì thế các ứng viên cũng cần phải tập trung xây dựng kỹ năng và tìm kiếm việc làm. Đó cũng là một trong những mục đích của nghiên cứu tiếp theo của ITAA nhằm trợ giúp những người mới bắt đầu tìm việc.
Dựa trên rất nhiều chủ điểm của nghiên cứu “Bridging the Gap”, năm 2001, ITAA tiếp tục tiến hành một nghiên cứu khác mang tên “When can you start?” do rất nhiều tổ chức và công ty tài trợ như American Association of community colleges (AACC), American Management Systems (AMS), Cisco Sytems, Hall Kinion, Intel, ITT Educational Services, Knowledge Workers, Microsoft, và SRA International. Để tiến hành dự án, ITAA đã thực hiện rất nhiều cuộc phỏng vấn qua điện thoại với các giám đốc nhân sự của các công ty trong vào ngoài ngành công nghệ thông tin tại Mỹ.
Nguyên cứu cho thấy trên thị trường lao động việc làm thì cứ 14 người thì có một người làm trong ngành CNTT, cứ 12 công việc trong lĩnh vực này thì có 1 công việc không tìm được ứng viên có kỹ năng phù hợp. Đồng thời, nghiên cứu năm 2001 của ITAA cũng tìm ra một số công việc hấp dẫn trong ngành CNTT theo nội dung của Trung Tâm nghiên cứu công nghệ mới Tây Bắc (NWCET - Northwest Centre for Emgering Technologies) và chỉ ra một số kỹ năng quan trọng để tìm được việc làm, con đường sự nghiệp và giữ chân nhân viên.
Dưới đây là một số vấn đề tóm tắt trong nghiên cứu của ITAA
1. Lực lượng lao động CNTT, nhu cầu những lao động được đào tạo và khoảng cách giữa cung và cầu lao động CNTT
Tại Mỹ có trên 10,4 triệu lao động trong ngành CNTT, chiếm 7% lực lượng lao động chưa kể tới những việc làm trong chính phủ, các tổ chức phi lợi nhuận và một số công ty nhỏ khác. Con số này cao hơn năm 2000 là 4%. Không chỉ vậy, nhu cầu tuyển dụng lao động CNTT còn rất đáng kể với 900 ngàn việc làm mới trong năm 2001 cho dù nhu cầu này so với năm 2000 sụt giảm tới 44% do ngành CNTT nói riêng và nền kinh tế nói chung bị trì trệ. Nhưng sự sụt giảm nhu cầu này không có nghĩa là số lượng việc làm trong ngành CNTT bị cắt giảm mà ngược lại còn tăng hàng năm. Mặt khác khoảng cách giữa nhu cầu thực tế và số lượng người lao động tuyển dụng được tuy có giảm so với năm 2000 nhưng vẫn còn khá cao. Số lượng thiếu hụt đó theo như các giám đốc phụ trách tuyển dụng tuyên bố trong năm 2001 vào khoảng 425 ngàn còn trong năm 2000 là 850 ngàn.
Các công ty không chuyên về CNTT vẫn có số lượng tuyển dụng lớn nhất với 9,5 triệu người lao động, nhu cầu tuyển dụng trên 640 ngàn, đồng thời cũng phải chịu lượng thiếu hụt lao động tới 303 ngàn. Nhìn chung, các công ty không chuyên về CNTT tuyển dụng nhân công nhiều gấp 10 các công ty chuyên về CNTT.
2. Một số công việc hấp dẫn hiện tại và trong tương lai
Hỗ trợ kỹ thuật vẫn là một nghề có nhu cầu cao trong cả các công ty chuyên lẫn không chuyên CNTT. Tuy vậy nhu cầu tuyển dụng cho vị trí này đang giảm đáng kể. Năm 2000, nhu cầu tuyển kỹ thuật viên gấp 3 lần so với nhu cầu tuyển kỹ sư phần mềm và lập trình viên. Còn trong năm 2001, tỷ lệ nhu cầu tuyển dụng giữa các vị trí này ngang bằng nhau.
3. Đánh giá trình độ học vấn và kiến thức cần thiết
Đối với một số công việc như quản trị/phát triển cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin doanh nghiệp, kỹ sư lập trình/phần mềm v.v…, tấm bằng kỹ sư hoặc cử nhân là một minh chứng tốt về kỹ năng và kiến thức cần thiết. Một số trường kỹ thuật của tư nhân thường đặt điểm tuyển cao nhất đối với các ngành quản trị/thiết kế mạng và truyền thông kỹ thuật số.
Các chứng chỉ do một số công ty cấp thường bị đánh giá kém hơn. Đối với các công ty chuyên về CNTT các chứng chỉ được xếp khoảng 3,4/5 về tầm quan trọng, các công ty không chuyên về CNTT là 3,1/5. Các chứng chỉ chuyên ngành thì được đánh giá cao hơn một chút ít lần lượt là 3,7/5 và 3,4/5.
4. Giữ chân người lao động
Tại các công ty không chuyên về CNTT, nhân viên của họ ở lại làm việc lâu hơn 6 tháng (36 tháng) so với các công ty chuyên về CNTT (30 tháng). Mặt khác, các công ty không chuyên về CNTT cũng giữ được nhân viên nhiều hơn với khoảng 82% nhân viên làm việc trong khoảng thời gian nêu trên trong khi tại các công ty chuyên về CNTT, tỷ lệ này là 74%.
5. Tạo dựng con đường sự nghiệp
Nhìn chung, con đường thăng tiến trong lĩnh vực CNTT là rất khả quan. Trong nghiên cứu này, ITAA cho biết khoảng 81% số công ty có nhiều cấp bậc thăng tiến dành cho nhân viên.
Thị trường lao động CNTT tại Mỹ đang thay đổi rất nhiều. Nhu cầu tuyển dụng lớn cho dù quy mô có giảm đáng kể do kinh tế trì trệ. Cũng giống như nghiên cứu năm 2000, nghiên cứu năm 2001 của ITAA tiếp tục giúp các nhà đầu tư chỉ ra một số đặc điểm về nhu cầu, cách thức tiến hành kinh doanh trong ngành CNTT. Về phía các nhà tuyển dụng, bản nghiên cứu bổ sung thêm một số vấn đề mới về các chiến lược thăng tiến và giữ chân nhân viên. Với những thông tin như vậy trong tầm tay, các nhà tuyển dụng có hể so sánh giữa chiến lược tuyển dụng của họ với quy tắc thông thường và học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất có liên quan. Về phía những người lao động tiềm năng, họ có thể hiểu rõ hơn cách thức thực hiện kế hoạch cũng như đánh giá các lựa chọn cho sự nghiệp tốt hơn. Về phía các nhà giáo dục, họ sẽ có những ý tưởng mới để đưa ra những khoá học phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thực tế.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường