Câu chuyện về một bài báo

04:42 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Giêng, 2006

Cùng với bản di chúc lịch sử, đúng vào ngày kỷ niệm thành lập Đảng, trên báo Nhân dân số 5.409 ra ngày 3/2/1969, với bút danh TL, Bác Hồ đã cho công bố bài báo quan trọng về công tác xây dựng Đảng: "Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân". 32 năm sau, trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng, phần nói về công tác xây dựng Đảng đã ghi dòng chữ đậm: “Trước hết phải tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân" (Văn kiện, tr.53). Như vậy, thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng cũng chính là tiếp tục thực hiện tốt bài báo của Bác.

Bài báo của Bác tập trung vào hai vấn đề chính như tiêu đề là: "Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân". Thực ra hai vấn đề này, Bác đã nhiều lần nói tới ở mức độ và hoàn cảnh khác nhau trong quá trình sáng lập.

Mở đầu bài báo Bác viết: "Nhân dân ta thường nói đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Đó là một lời khen chân thành đối với đảng viên và cán bộ chúng ta". Tiếp đó Bác nhắc tới những thắng lợi to lớn trong lịch sử 39 năm đấu tranh oanh liệt của Đảng, rồi Người khẳng định: "Rất nhiều cán bộ, đảng viên ta tỏ ra anh dũng, gương mẫu, gian khổ đi trước, hưởng thụ đi sau và đã làm nên những thành tích rất vẻ vang.

Đảng ta đã đào tạo một thế hệ thanh niên cách mạng gái cũng như trai, rất hăng hái, dũng cảm trong mọi công tác.

Đó là những bông hoa tươi thắm của chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Nhân dân ta và Đảng ta rất tự hào có những người con xứng đáng như thế".

Trong đời sống thực tế, quần chúng nhân dân chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Vì đạo đức là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được dư luận xã hội thừa nhận, nó qui định hành vi và quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp, là gốc của mỗi con người. Đạo đức của chúng ta là đạo đức cách mạng, đạo đức hành động, là cần, kiệm, liêm, chính chí công vô tư, là đạo lý lẽ sống, là mục đích lý tưởng của người cộng sản. Do vậy, đạo đức cách mạng không phải ở trên trời sa xuống, nó đã học tập, đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà hình thành phát triển, củng cố. Đã có lần Bác nói: Đảng ta là đạo đức là văn minh, là độc lập, hòa bình, ấm no. Lịch sử Đảng ta là một pho lịch sử bằng vàng. Với tất cả tinh thần khiêm tốn của người cách mạng, chúng ta vẫn có quyền nói rằng Đảng ta thật là vĩ đại. Đảng vĩ đại vì ngoài lợi ích của dân tộc, của giai cấp, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Đảng ta vừa phải lo công việc lớn lao là thay đổi phát triển nền kinh tế của đất nước, vừa phải chăm lo việc tương cà mắm muối hằng ngày cho đời sống nhân dân.

Bác còn nói: Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột bị nghèo nàn thì Đảng còn đau thương, coi đó là vì mình chưa hoàn thành nhiệm vụ.

Lý tưởng đó thật là cao đẹp. Những thay đổi lớn lao và những việc làmhằng ngày trong công cuộc đổi mới trên khắp đất nước hiện nay, đã chứng minh rõ ràng cho những điều cao đẹp ấy. Trước đây cũng như bây giờ, kể cả trong lúc có sai lầm khuyết điểm, gian khổ khó khăn nhất, người cán bộ đảng viên không bao giờ mất đi lòng tin và niềm tự hào chính đáng ấy.

Trái ngược với đạo đức cách mạng là chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là hệ thống những quan điểm tư tưởng đối lập cá nhân riêng lẻ với xã hội, chỉ biết chăm lo lợiích riêng, đặt trên lợi ích của người khác, của xã hội. Nước ta là nhà nước của dân, vì dân vàdo dân. Cán bộ do dân bầu ra, dân trao cho quyền lực, để thực hiện ý chí nguyện vọng của dân, chứ không phải để mưu cầu lợi ích cá nhân. Bác đã dành phần lớn bài báo của mình để phân tích, chỉ ra những biểu hiện, tác hại và những biện pháp quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Đọc lại bài báo của Bác, đối chiếu với nghị quyết của Đảng và thực tế cuộc sống hiện nay, có thể nêu lên những biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân ở nước ta thường là:

Một là: "Họ mang nặng chủ nghĩa cá nhân, việc gì cũng nghĩ đến lợi ích riêng của mình trước hết. Họ không lo "mình vì mọi người" mà chỉ muốn "mọi người vì mình". Do cá nhân chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hóa, lãng phí, xa hoa". Hiện nay chủ nghĩa cá nhân thường gắn với tư tưởng cơ hội, thực dụng, thói nhỏ nhen và tầm nhìn hạn hẹp. Họ thường tìmcách lôi kéo người thân, có lợi cho riêng mình. Họ chạy "chức", chạy "quyền", chạy "chỗ", chạy "lợi", chạy "tội". Họ coi trọng lợi ích vật chất tiền của, coi nhẹ giá trị văn hóa tinh thần, sống thực dụng, bất chấp hậu quả tương lai của đất nước ra sao. Đối với họ, đạo đức lý tưởng, truyền thống văn hóa dân tộc chỉ là điều xa lạ, mờ nhạt.

Hai là: “Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập thể, xem khinh quần chúng, độc đoán, chuyền quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên, không chịu học tập để tiến bộ". Hiện nay họ sống ngạo mạn, đặc quyền, đặc lợi. Họ đối xừ với con người theo kiểu gia trưởng, chúa đất ngày xưa. Khi đương thời Bác đã nhiều lần chỉ rõ: Đảng ta không phải là nơi để thăng quan, tiến chức, để làm quan phát tài. Chủ nghĩa cá nhân đang làm ngược lại lời dạy của Bác. Chủ nghĩa cá nhân đang nuôi dưỡng tâm lý khuynh hướng khao khát tham vọng địa vị quyền lực, sùng bái tiền của, chỉ thích làmthầy không muốn làmthợ, thích học vị chức quyền cao nhưng lại lười học.

Ba là: "Cũng do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, làm hại đến lợi ích, của cách mạng, của nhân dân". Hiện nay họ thường sống ỷ lại, dựa dẫm vào cấp trên, đùn đẩy né tránh những việc khó, tính kỷ cương trách nhiệm và cộng đồng yếu. Có lúc làm cho thật giả đúng sai lẫn lộn, làm tê liệt sức chiến đấu. Hậu quả là "cha chung không ai khóc", lãng phí "tiền chùa" không ai xót, việc dân đang bức xúc nhưng quan chức phụ trách lại dửng dưng. Nhất là khi có sai phạm thì không ai chịu trách nhiệm chính cả, nên rất khó sủa chữa khắc phục.

Bốn là: "Do cá nhân chủ nghĩa mà phạm nhiều sai lầm". Nhiều sai lầm mà Bác đã dự báo trước đây, hiện nay có thể chỉ ra là: Một bộ phận cán bộ Đảng viên suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống. Hiện nay trước sức mạnh của hệ tư tưởng của Đảng ta, trước dư luận quần chúng xã hội và trình độ giác ngộ và dân trí ngày càng cao, chủ nghĩa cá nhân đã phải che đậy giấu kín bằng mọi cách tinh vi giả dối và thủ đoạn. Trong thơ Xuân mấy năm gần đây, nhà thơ Tố Hữu đã viết: "Sao lắm kẻ gian tà giấu mặt, vàng đầy kho ngạo nghễ xa hoa... Sao lắmkẻ xưng danh đồng chí, nhạt lương tâm lạnh ngắt đồng tiền, gian tà, dám bán rao đạo lý, tham nhũng leo thang bậc cửa quyền..." Chủ nghĩa cá nhân phát triển đến cực đoan, đã có lúc biến con người trở thành kẻ bất nhân, xảo quyệt, có việc làm thất đức, ma quái gây ra những nghịch lý, xấu xa và bất hạnh cho mọi người.

Tóm lại, biểu hiện tập trung của chủ nghĩa cá nhân là sống vị kỷ tham lam, ích kỷ hại nhân. Chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân dẫn đến những xấu xa, tệ nạn của con người. Chính chủ nghĩa cá nhân đã sinh ra tệ nạn quan liêu, tham nhũng và lãng phí hiện.nay. Mọi người đều có thể nhận biết rõ tác hại của nó trong đời sống thường ngày ở từng đơn vị cơ quan, từng khu tập thể dân cư ở ngay mỗi gia đình.: Song có người nhầm lẫn cho rằng chống chủ nghĩa cá nhân là chống lại quyền lợi và tự do của mỗi cá nhân. Hoàn toàn không phải như vậy. Chúng ta đang đề cao nhân tố con người, đề cao dân chủ công bằng và pháp luật kỷ cương, chính là để bảo vệ lợi ích và quyền tự do phát triển toàn diện cho mỗi cá nhân, tạo điều kiện cho cả xã hội tự do và phát triển. Chúng ta luôn tôn trọng cá tính và những riêng tư của mỗi người. Chúng ta luôn mong muốn và chăm lo bồi dưỡng để phát triển năng khiếu, tài năng của mỗi cá nhân. Chúng ta chỉ chống những tư tưởng, triếtlý và hành động gây ra sự đối lập giữa cá nhân riêng lẻ với cộng đồng xã hội. Càng thương yêu con người, chúng ta càng mong muốn gột rửa được những thói hư tật xấu của con người, để mọingười đều phát triển tốt đẹp hơn lên.

Ngay từ trong kháng chiến chống Pháp, năm 1952, trong bài nói về "Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu, Bác Hồ đã phân tích và ví dụ rất cụ thể, sâu sắc về các vấn đề này. Theo Bác tham ô, lãng phí, quan liêu là những xấu xa của xã hội cũ. Nó do lòng tự tư tự lợi, ích kỷ hại nhân. mà ra. Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó khăn của cán bộ ta, nó phá hoại đạo đức cách mạng. Nó là một thứ "giặc ở trong lòng", "giặc nội xâm”. Nó ngấm ngầm ngăn trở, ngấm ngầm phá hoại sự nghiệp xây dựng của cách mạng. Tham ô, lãng phí, quan liêu là kẻ thù của nhân dân, kẻ thù của chính phủ. Chống tham ô, lãng phí, quan liêu, là cách mạng, là dân chủ, ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng mới thành công. Quần chúng tham gia càng đông, thành công càng đầy đủ, mau chóng.

Hiện nay chủ nghĩa cá nhân, tệ nạn tham nhũng lãng phí đang phát triển, nó là sản phẩm trực tiếp của những mặt trái của nền kinh tế thị trường, những mặt tiêu cực pha tạp trong quá trình mở cửa hội nhập ở nước ta hiện nay, nhất là ảnh hưởng của những thông tin kích động, nói xấu đất nước, tuyên truyền cho những giá trị văn hóa ngoại lai, cho lối sống cá nhân thực dụng.

Để nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân, bài báo của Bác đã chỉ ra các biện pháp cụ thể, toàn diện và kiên quyết là: "Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa. Về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên. Phải thực hành phê bình và tự phê bình nghiêm chỉnh trong Đảng. Phải hoan nghênh và khuyến khích quần chúng thật thà phê bình cán bộ, đảng viên. Chế độ sinh hoạt của chi bộ phải nghiêm túc. Kỷ luật của Đảng phải nghiêm minh công tác kiểm tra của Đảng phải chặt chẽ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt lợi ích của cách mạng, của Đảng, của nhân dân lên trên hết, trước hết. Phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bồi dưỡng tư tưởng tập thể, tinh thần đoàn kết, tính tổ chức và tính kỷ luật. Phải đi sâu đi sát thực tế, gần gũi quần chúng, thật sự tôn trọng và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân. Phải cố gắng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ hiểu biết để làmtốt mọi nhiệm vụ."

Đọc kỹ lại từng lời từng ý của bài báo, chúng ta thấy như Bác đang nói về xây dựng chỉnh đốn Đảng trong tình hình hiện nay. Cũng như trước đây Bác đã từng căn dặn và nhấn mạnh: Phải gột rửa, tẩy trừ, ngăn ngừa chủ nghĩa cá nhân, phải làmthường xuyên, trước hết phải chiến thắng kẻ thù bên trong của mỗi chúng ta là chủ nghĩa cá nhân. Hiện nay nghị quyết đại hội IX của Đảng đã xác định: "Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng cơ hội, thực dụng, tệ tham nhũng, quan liêu, làm trong sạch đội ngũ Đảng viên" (Văn kiện, tr.53). Thực tế trong cuộc cạnh tranh hội nhập quyết liệt hiện nay, để công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cũng đang đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng khắc phục những khuyết điểm yếu kém, để hoàn thiện mình và phát triển nhanh hơn.

Rèn luyện đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân đang là vấn đề bức xúc hàng đầu hiện nay, có ý nghĩa sống còn với đất nước và chế độ Điều đáng lưu ý hiện nay là có người mắc bệnh cá nhân chủ nghĩa nhưng chưa biết bệnh của mình, hoặc có bệnh nhưng không chịu uống thuốc, để bệnh ngày càng nặng thêm. Nhất là căn bệnh ấy ở người có chức có quyền, họ dễ tạo ra những tiêu cực xã hội và môi trường xấu, đầu độc và nuôi dưỡng lối sống thực dụng ích kỷ cho lớp người trẻ.

Rõ ràng là chủ nghĩa cá nhân đang tạo ra sự đối lập giữa con người với con người, giữa con người với xã hội. Chủ nghĩa cá nhân hoàn toàn trái với đạo lý văn hóa truyền thống nhân ái tự cường của dân tộc, trái với đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm,chính, chí cống, vô tư. Nó đang cản trở việc phát huy sức mạnh toàn dân tộc, để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nó càng xa lạ trái ngược với các nguyên lý, mục tiêu lý tưởng cao đẹp và truyền thống vẻ vang của Đảng ta. Do vậy, phải đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân,kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, rèn luyện thấm nhuần và nâng cao đạo đức cách mạng. Tính lôgíc, chất cách mạng, sức chiến đấu và giá trị thực tiễn của bài báo là như vậy.

Kết luận bài báo, Bác mong việc nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân là một cách thiết thực để kỷ niệm ngày thành lập Đảng ta, Đảng vĩ đại của giai cấp công nhân và nhân dân anh hùng của chúng ta. Đó cũng là mộtviệc làm cần thiết để giúp tất cả cán bộ, đảng viên đều tiến bộ, góp sức nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước toàn thắng và xây dựng CNXH thành công. Lời căn dặn của Bác bao giờ cũng thiết thực, Bác yêu cầu làmthật sự, với tình cảm thiết tha và bao dung. Từ đó "Nâng cao đạo đức cách mạng quét sạch chủ nghĩa cá nhân" đã trở thành lời căn dặn thiêng liêng và thường xuyên của Bác Hồ đối với tất cả cán bộ, đảng viên chúng ta, mỗi khi nghĩ về Đảng và đất nước.

Đảng cầm quyền trong nền kinh tế thị trường, vấn đề khắc phục tình trạng tụt hậu về kinh tế và tệ quan liêu tham nhũng lãng phí, đang thật sự là nguy cơ và thủ thách rất lớn hiện nay.

Hiện nay, chính đạo đức lý tưởng cách mạng cùng với lòng yêu nước và truyền thống văn hóa dân tộc đang là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, là sức sống tự cường mãnh liệt để dân tộc ta vượt qua mọi nguy cơ thử thách, vươn lên thực hiện dân giàu nước mạnh. “Nâng cao đạođức cách mạng” là nâng cao những chuẩn mực giá trị, mục đích cao đẹp của đạo đức cáchmạng trở thành ngọn cờ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, là nền tảng hành động của một xã hội công bằng dân chủ văn minh, đem lài niềm tin yêu hạnh phúc, và khơi nguồn hội tụ mọi tài năng sáng tạo của nhân dân. Cán bộ, Đảng viên phải là những người ở tầm cao tiên phong gương mẫu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.


Di chúc của chủ tịch hồ chí minh
(Bản công bố nǎm 1969)

Cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn.

Đó là một điều chắc chắn.

Tôi có ý định đến ngày đó, tôi sẽ đi khắp hai miền Nam Bắc, để chúc mừng đồng bào, cán bộ và chiến sĩ anh hùng, thǎm hỏi các cụ phụ lão, các cháu thanh niên và nhi đồng yêu quý của chúng ta.

Kế theo đó, tôi sẽ thay mặt nhân dân ta đi thǎm và cảm ơn các nước anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, và các nước bầu bạn khắp nǎm châu đã tận tình ủng hộ và giúp đỡ cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

*
* *

Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng "Nhân sinh thất thập cổ lai hy", nghĩa là "Người thọ 70, xưa nay hiếm".

Nǎm nay, tôi vừa 79 tuổi, đã là lớp người "xưa nay hiếm" nhưng tinh thần, đầu óc vẫn rất sáng suốt, tuy sức khoẻ có kém so với vài nǎm trước đây. Khi người ta đã ngoài 70 xuân, thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. Điều đó cũng không có gì lạ.

Nhưng ai mà đoán biết tôi còn phục vụ cách mạng, phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân được bao lâu nữa?

Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.

TRƯỚC HẾT NÓI VỀ ĐẢNG- Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hǎng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

ĐOÀN KẾTlà một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.

Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau.

Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân.

ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khǎn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chǎm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên".

Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết.

NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh.

Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng.

Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân.

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸcó thể còn kéo dài. Đồng bào ta có thể phải hy sinh nhiều của, nhiều người. Dù sao, chúng ta phải quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.

Còn non, còn nước, còn người,
Thắng giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng hơn mười ngày nay!

Dù khó khǎn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà. Nước ta sẽ có vinh dự lớn là một nước nhỏ mà đã anh dũng đánh thắng hai đế quốc to - là Pháp và Mỹ; và đã góp phần xứng đáng vào phong trào giải phóng dân tộc.

VỀ PHONG TRÀO CỘNG SẢN THẾ GIỚI - là một người suốt đời phục vụ cách mạng, tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!

Tôi mong rằng Đảng ta sẽ ra sức hoạt động, góp phần đắc lực vào việc khôi phục lại khối đoàn kết giữa các đảng anh em trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản, có lý , có tình.

Tôi tin chắc rằng các đảng anh em và các nước anh em nhất định sẽ phải đoàn kết lại.

*
* *

VỀ VIỆC RIÊNG- Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa.

Sau khi tôi đã qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân.

*
* *

Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

Tôi cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.

Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

Hà nội, ngày 10 tháng 5 nǎm 1969
Hồ Chí Minh

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bàn thêm về mối quan hệ giữa trí thức và nhân cách

    15/06/2020Vương Trí NhànGiữa con người và nhân cách có sự khác nhau: một bên là sản phẩm tự nhiên (ta hay nói ai cũng là một con người), còn bên kia là sản phẩm của quá trình tự đào luyện với sự giúp đỡ cửa lý trí sáng suốt. Nói cách khác: người ta không sinh ra đã là một nhân cách, người ta chỉ trở thành một nhân cách...
  • Các giá trị Đạo đức

    21/05/2018Nguyễn Trần BạtVai trò định hướng cho các ứng xử của con người và cộng đồng người thuộc về đạo đức, mà cái gốc của nó là cái thiện, một trong ba giá trị phổ quát nhất trong đời sống tinh thần của nhân loại: chân, thiện, mỹ...
  • Năm cánh sao vàng

    02/09/2016TS. Nguyễn Sĩ DũngGần 70 năm đã trôi qua, cờ đỏ sao vàng Cách mạng Tháng Tám mãi còn vẫy gọi. Và ngôi sao năm cánh vẫn còn toả sáng dẫn đường cho dân tộc ta đi về phía trước...
  • Gửi Đoàn của tôi

    17/01/2016Thảo Hảo... đến cái bản báo cáo công việc của đoàn viên cả nước không thôi, mà thanh niên bình thường, nếu không quen với từ ngữ hội nghị, cũng không hiểu được...
  • Từ kiến thức đến nhân cách

    20/10/2015Vương Trí NhànCái vấn đề đặt ra chung quanh khái niệm người trí thức vốn khá đa dạng. Ở một số nước, người ta nhấn mạnh lương tâm trách nhiệm con người trí thức trước xã hội. Ở một số nước khác, người ta thích bàn đến mối quan hệ giữa tự do và phục vụ, dấn thân và "xây tháp ngà" để làm khoa học. Riêng ở Việt Nam, theo ý chúng tôi, trong nhiều trường hợp, câu chuyện nhân cách vẫn nổi lên rõ rệt hơn cả...
  • Cuộc giải phóng thứ hai

    01/03/2014Nguyễn Trần Bạt“… Có thể coi cuộc giải phóng con người như là một cuộc cách mạng. Và cuộc cách mạng thứ hai này còn khó khăn hơn nhiều so với cuộc cách mạng lần thứ nhất. Bởi vì trước đây ai cũng trông thấy sự hiện diện của ngoại bang và đó là lý do hiển nhiên để tập hợp lực lượng. Còn giải phóng con người là một bước thay đổi căn bản nhưng vô hình về nhận thức, về tất cả các cấu trúc xã hội. "
  • Tư cách và đạo đức cách mạng

    14/01/2011X.Y.Z

    1 Đảng không phải là một tổ chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân tộc, làm cho Tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng.
    2. Cán bộ của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng, và lý luận cùng thực hành phải luôn luôn đi đôi với nhau.

  • Thời cơ vàng của Đảng ta

    04/11/2010Nguyễn Trung"Thời cơ vàng đang đến của dân tộc, vì vậy cũng chính là thời cơ vàng của Đảng ta! Hoặc là… Hay sẽ là…".
  • Bác Hồ viết báo

    20/06/2006GS, TS. Nguyễn Lân DũngTrong cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Bác Hồ đã viết khoảng 2.000 bài báo với trên 100 bút danh khác nhau. Bác coi báo chí là vũ khí sắc bén để vận động quần chúng và đấu tranh với kẻ thù...
  • Triết học và tư tưởng Việt

    29/12/2005Lúc đầu chỉ là những yếu tố tự nhiên nguyên thuỷ thô sơ về duy vật và biện chứng, tư tưởng người Việt trộn lẫn với tín ngưỡng...
  • Về nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức

    20/12/2005Viễn Phố dịch từ tài liệu tiếng TrungBài viết nói về nhân cách lý tưởng trong thời đại kinh tế tri thức, trong đó vạch rõ nhân cách đó do nguyên tắc sản xuất xã hội của thời đại kinh tế tri thức quyết định và thể hiện yêu cầu của nguyên tắc đó. Do vậy nhân cách lý tưởng của thời đại kinh tế tri thức phải vừa đề cao lý tính lại vừa thấm đượm tinh thần nhân văn.
  • Chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo

    09/12/2005GS. Tương Lai...bằng sự trải nghiệm và bản lĩnh của mình, Hồ Chí Minh thấy được mặt trái của tấm Huân chương mà rất nhiều người khác không thấy được. Nhờ thấu hiểu như vậy nên Người biết phải hành động như thế nào để đạt được mục đích. Người phải khôn khéo chống chọi với nhiều áp lực nặng nề để thực hiện mục đích đó.
  • Kết hợp giáo dục lý luận với giáo dục lý tưởng đạo đức, cho sinh viên hiện nay

    18/11/2005TS. Nguyễn Ngọc ThuXác định đạo đức là "gốc" của người cách mạng, nó không chỉ là nền tảng nhân cách trong sự thống nhất với tri thức, mà còn là điều kiện tiên quyết để trau dồi tri thức nói chung, nâng cao trình độ lý luận nói riêng...
  • Mối quan hệ giữa Văn hoá và đạo đức

    06/11/2005Lê Đức PhúcKhi xem xét sự phát triển của con người nói chung và phát triển đạo đức nói riêng, các nhà khoa học liên ngành luôn chú ý đến mối quan hệ giữa sự phát triển đó với văn hoá...
  • Sửa đổi lối làm việc

    01/10/2005Bùi Quang MinhTác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký bút danh X.Y.Z, viết xong tháng 10 năm 1947. Đây là tác phẩm quan trọng về xây dựng Đảng, một tài liệu học tập của cán bộ để tu dưỡng tư tưởng, đạo đức và tác phong làm việc…
  • Quan điểm maxit về mối quan hệ Đạo đức - Chính trị - Pháp quyền

    07/07/2005Đỗ Hữu Nhân (Trường Chính trị Nguyễn Văn Linh - Hưng Yên)Việc nghiên cứu đạo đức, dù từ bất kỳ phương tiện nào, cũng đều phải trả lời câu hỏi: Cái gì quy định nội dung cơ bản của đạo đức? Và với tư cách một hình thái ý thức xã hội, đạo đức phản ánh lĩnh vực nào của tồn tại xã hội? Về điều này, C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, tìm hiểu hiện tượng đạo đức không thể chỉ dừng lại ở chỗ giải thích nội dung khái niệm của nó, mà còn phải đi sâu, tìm hiểu nguồn gốc xã hội, đặc điểm kinh tế, cơ sở giai cấp, nghĩa là tìm hiểu tồn tại xã hộiđẻ ra hiện tượng đạo đức ấy.
  • xem toàn bộ